BỘ NHẬT NGUYỆT ĐÒI HỎI SỰ THẬN TRỌNG
Bộ Tử Phủ trong 14 chính tinh được xem trọng như là tốt đẹp quý giá nhất. Công bằng mà nói đó là bộ mặt tượng hình cho cao sang hiền hậu, nhưng bất lực phải nhờ đến phụ tá tài danh mới nên việc. Phân tách 6 cung cho cả 12 cung (2 cung 2 cách giống nhau): Tử Vi Tý Ngọ và Dần Thân tối cần Tả Hữu. Ở Tỵ Hợi, luôn luôn có Thất Sát đứng kèm, ở Thìn Tuất không thể xa rời Thiên Tướng. Còn Mão Dậu, Sửu Mùi là cảnh triều đình Lê Chiêu Thống hay Trần Nghệ Tôn không thể thống gì là chính dinh oai nghiêm. Ngoài ra Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham và Đồng Lương Cơ Cự chỉ là văn ban võ bá 2 hàng, một khi đắc cách phải không nên sự nghiệp.
Riêng Nhật Nguyệt là bộ Âm Dương của số, biểu tượng cho Thiên Địa cần sự phân tích thận trọng từng vị trí phải làm sao cho hợp lý, không thể bao gồm căn cứ từ Dần đến Thân là thuộc địa của Thái Dương, từ Thân đến Dần là nơi sáng tỏ của Thái Âm.
1- Thái Dương ở Ngọ, Thái Âm Thân. Thái Dương ở đây kể như là tuyệt đối với người Dương Hoả mệnh nếu được thêm là tuổi Dần Ngọ Tuất. Thái Âm kể như là thất bại cho cả 2 hạng Âm và Dương, bị Thiên Cơ lợi dụng.
2- Thái Dương ở Tỵ thất cách đối với người Dương, chỉ là nhất thời tam bợ. Thái Âm ở Dậu đắc cách hoàn hảo cho tuổi Âm mệnh Thuỷ.
3- Thái Dương ở Thìn phò trợ đắc lực cho người Dương Thổ. Thái Âm ở Tuất không tương xứng gì cho cả 2 tuổi Âm và Dương.
4- Thái Dương ở Mão nhờ Thiên Lương một phần lớn tương sinh vẫn không lợi bao nhiêu cho người Dương so với người Âm trường hợp Mệnh ở Mùi Vô Chính Diệu được Thái Âm ở Hợi quá sáng tỏ đồng chiếu.
5- Thái Dương ở Dần người Dương được hưởng tương lai hậu vận bởi Cự Môn bao phủ lúc ló rạng. Thái Âm ở Tý, kể là hay thêm Thiên Đồng phụ lực, nhưng vẫn là nghịch cảnh của người tuổi Âm mà người tuổi Dương cũng không mấy thuận lý.
6- Sửu là mộ địa tận trung, cũng như cung Mùi, cả hai là căn cứ thuộc Âm. Thái Dương đứng ở đây bị xút kém ở 2 nơi là vì luật Âm Dương, mà Thái Âm cũng không tốt đẹp vì luật ngũ hành. Hai cung Sửu Mùi là chỗ tập trung để chuyên chế từ Thái Âm sang Thiếu Dương (Sửu) và từ Thái Dương sang Thiếu Âm (Mùi) thành tranh tối tranh sáng. Vậy cần phải có phép thần thông tách rời Thái Dương lui sang Ngọ, Thái Âm chuyển sang Thân cũng như Thái Âm về Tý và Thái Dương bước sang Dần.
7- Thái Dương ở Tý là nghịch cảnh sa lầy ghê sợ cho người tuổi Dương. Thái Âm không mấy tốt đẹp hơn Thái Dương chỉ là hợp tình. Thái Âm ở Mão với người tuổi Âm, nghịch cảnh của Thái Dương ở Ngọ nhưng tương lai không phải là không thuận bước cho người Dương, Thái Âm ở Dần cùng trường hợp ở Thân, người Dương Mộc rất thuận lợi.
8- Thái Dương ở Hợi là sa lầy ghê sợ cho người tuổi Dương, Thái Âm không mấy tốt đẹp hơn Thái Dương chỉ là hợp tình Thái Âm ở Mão với người tuổi Âm.
9- Thái Dương lâm Tuất là cảnh u tối, người tuổi Dương hợp cách và hy vọng có tương lai. Thái Âm ở Thìn là đáng ngại.
10- Thái Dương ở Dậu là sôi hỏng bỏng cũng không, nhờ Thiên Lương phò trợ lại bị cung khắc mất. Thái Âm ở Tỵ có bề hợp cảnh.
11- Cự Nhật ở Thân là bước đường đời của tuổi Dương gặp nhiều trở lực, Đồng Âm ở Ngọ là vị trí cân phân, vẫn là hình bóng của trường hợp Đồng Âm ở Tý cho cả 2 tuổi.
12- Nhật Nguyệt ở 12 vị trí sự thiết yếu bao giờ Nhật cũng phải ở Dương cung mà Nguyệt phải ở Âm địa. Nhật đắc cách là tuổi Hoả, Nguyệt phải là tuổi Thuỷ. Sáng sủa hay lạc hãm chỉ là phụ, trường hợp mập mờ "lại cái" không bao giờ hợp cách, cho nên Nhật Nguyệt tối cần bộ tam minh là Đào Hồng Hỷ. Nhật Nguyệt rất được kể là quang minh lộng lẫy. Ngoài Đào Hồng Hỷ, Nhật Nguỵệt rất nên gặp 1 trong 3 bộ Xương Khúc, Long Phượng, Quang Quý và Hoá Khoa có công dụng như tam minh, nhất là Long Phượng nâng cao phẩm giá Nhật Nguyệt lên hàng danh dự anh minh chính đáng.
Nhật Nguyệt được những bộ trên tô điểm sáng rực rỡ bao nhiêu, trái lại rất cần xa lánh tứ hung Kình, Đà, Hình, Kỵ. Chúng bao vây che lấp Nhật Nguyệt mất cả ánh sáng, mổ xẻ cắt cứa hành hạ theo nghề nghiệp vốn sẵn là thiện nghệ. Bộ Nhật Nguyệt có 2 trường hợp cần phân tách chu đáo ở 2 vị trí Sửu Mùi nơi tập trung để chuyển hướng rất cần Tuần Triệt, Khoa Tài đóng vai trò trọng tài phân phối Âm Dương đường ai nấy đi. Đó là 4 cái chìa khoá để điều chỉnh bộ Âm Dương rất kiến hiệu.
Vậy đặc biệt của Nhật Nguyệt khác với chính tinh do lý chính bất như chiếu (chiếu đẹp hơn chính). Ngọn đèn bật sáng lên xung quanh thấy rõ hơn là chân đèn, như Vô Chính Diệu ở Mùi được Nhật Mão Nguyệt ở Hợi chiếu lên (Nhật Nguyệt chiếu hư không). Nếu thêm Hoá Kỵ thì Hoá Kỵ phải ở Mùi. Đây là cảnh trí khánh vân (mây ngũ sắc biểu hiện thái bình thịnh trị) tuyệt hoa.
Ba nhà đại văn hào:
a/ - Nguyễn Khuyến tuổi Ất Mùi sinh ngày 6 tháng 4 giờ Mão
b/ - Huỳnh Thúc Kháng tuổi Bính Tý sinh ngày 3 tháng 10 giờ Thìn
c/ - Nguyễn Đình Chiểu tuổi Nhâm Ngọ sinh ngày 13 tháng 5 giờ Dậu
Cả 3 cụ có số chịu ảnh hưởng bộ Nhật Nguyệt rất nhiều, cùng vị trí nghịch lý Âm Dương nên cuộc đời chan chứa một mối ưu tư bất mãn hầu tương tự. Ba cụ nổi danh trên văn đàn do văn tinh Đồng Lương, Khôi Việt, Xương Khúc. Riêng 2 cụ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu vướng Hình Riêu, Hà Sát nên mục tật tối tăm vĩnh viễn. Cụ Huỳnh Thúc Kháng được Hồng Loan khai thông chỉnh đốn: Nhật Nguyệt trở nên xuất sắc hơn người.
Đã mang danh tu mi đứng trong trời đất thà chấp nhận Thái Dương lâm Tuất Tý còn hơn ở cảnh nhất thời Mão Tỵ chỉ là phù vân không xứng phận nam tử, những ai phấn son tô điểm sơn hà dẫu có yên vui với Thái Âm ở Tuất Tý nên đành ưng chịu ở Mão Tỵ là nơi hợp cách đào tơ liễu yếu dù gặp nhiều nỗi trái ngang. Nơi đây cho thấy định mệnh là bất khả kháng, khiến cái Thân phải có một phần trách nhiệm xử thế cuộc đời.
Theo: Tử Vi Nghiệm Lý Toàn Thư
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)
Bài viết liên quan
Vài Điểm Nói Thêm Về Bản Lập Thành Lá Số Tử Vi
Về Những Kinh Nghiệm Tử Vi Chúng Tôi Tiếp Nhận Của Các Vị Lão Thành
Những Nguyên Tắc Giải Đoán Vận Hạn Trong Tử Vi
Lá Số Đặc Biệt Để Làm Quen Với Phương Pháp Giải Đoán
Phân Tích Các Nguyên Tắc Chánh Yếu Về Tinh Đẩu Tại Cung Mệnh, Thân
Cụ Đẩu Sơn Góp Ý Về Vòng Tràng Sinh
Lá Số & Cuộc Đời Nữ Nghệ Sĩ Hồ Điệp
Trung Tín Nghĩa Khí Là Quan Vân Trường