Cụ Đẩu Sơn Trả Lời Cụ Quản Văn Chính
Đẩu Sơn
Trong 4 điều cụ Quản Văn Chính đã nêu lên, cụ Đẩu Sơn cho hay là không phải trả lời các điều 1, 2, 4. Nhưng có điều 3 về Tử Vi, cụ cho là quan trọng, nên trả lời sau đây (LTS)
Cụ nói: "hệ thống Tử Vi là một hệ thống vô hình, mà đã vô hình thì làm sao mà còn giao huy được. Nếu có giao huy được, chỉ giao huy trên một tờ giấy...". Nói thế là sai với nguyên lý Tử Vi.
Nguyên lý Tử Vi là Dịch lý:
Dịch lý đã được vua Phục Hy ba ngàn năm trước kỷ nguyên diễn dịch như thế này:
Nhất thể Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái sinh 16 quái: 16 quái sinh 32 quái; quái sinh 64 quái; đến đời Hạ gọi là Liên Sơn kinh có thêm bớt ít nhiều; rồi đến nhà Thương gọi là Quy Tàng Kinh cũng có thêm bớt chút đỉnh. Cho đến nhà Chu, ông Cơ Xương tức là Văn Vương tham khảo thêm Hà Đồ và Lạc Thư thêm hẳn vào Hậu thiên Bát Quái gọi là Chu dịch.
Chú thích phương vị 8 quẻ Thiên Tiên:
1. Kiền là trờ là cha ở phương Nam
2. Khôn là đất, tượng trưng mẹ, phương Bắc
3. Ly là mặt trời sinh về phương Đông
4. Khảm là nước, mặt trăng phương Tây
5. Cấn là núi trấn về phía Tây Bắc
6. Đoài là đầm phía Đông Nam
7. Tốn là gió dậy lên ở phía Tây Nam
8. Chấn là sấm động về Đông Bắc
Ông Tiên, Trần Đoàn, sau khi học dịch 30 năm, hiểu rằng: "Vũ trụ ảnh hưởng đến nhân sinh không nhỏ". Ông muốn phô diễn sự đó ra cho hậu thế. Ông lấy tên 36 vị sao Thiên Can và 72 vị sao Địa Sát sẵn có tất thành 108 vị sao cộng thêm vào 2 sao Thái Dương và Thái Âm phân phối thành 31 dây sao. Do sự ảnh hưởng của sự cát hung, tên và thần thoại của các sao phải ba năm.
Cân nhắc sự ảnh hưởng nhiều ít mà phân phối như sau:
- 23 dây an theo niên canh (trong đó có 8 dây an theo hàng Can, còn 15 dây an theo hàng Chi), 3 dây an theo tháng, 2 dây an theo ngày, 3 dây an theo giờ. Cứ trông vào Thiên Tiên bát quái và Hậu Thiên bát quái, ta cũng nhận thấy rằng: lực lượng thiên nhiên của Vũ trụ chi phối đời sống con người không ít. Tôi xin giải nghĩa 4 quái, thuộc về hai phương vị Nam (số 1) và Bắc (số 2) như sau:
+ Phương vị Bắc, số 2:
Thiên tiên bát quái diễn tả quái Khôn. Khôn là đất là người mẹ. Hậu thiên bát quái diễn tả quái Khảm, Khảm là nước. Suy luận thấy: con người do mẹ sinh ra, sống nhờ cây cỏ trên mặt đất. Nếu sống được vui vẻ, khỏe mạnh phải nhờ về Nước.
Đến khi an Mệnh trong Tử Vi cũng phải dựa vào dịch lý:
"Thiên khai cư Tí
Địa tịch cư Sửu
Nhân sinh tại Dần"
Lấy Tử Vi an Mệnh phải khởi từ cung Dần là nghĩa ấy. Những sự kiện mà tôi vừa trình bầy trên đều chứng minh rằng: Nguyên lý Tử Vi là Dịch lý.
Bảo rằng hơn 100 vị sao (Tam thập lục Thiên Cang và Thất thập nhị Địa sát) và hệ thống Tử Vi là do ông "trời Trần Đoàn" phịa ra cả là còn chưa hiểu nguyên lý Tử Vi, còn phải học nhiều, rồi mới nên nói đến Tử Vi đẩu số.
Ông tiên sư Trần Đoàn cũng phải mất 33 năm mới thuyết minh ra môn khoa học Dịch, huống hồ chúng ta chỉ là "ếch nằm đáy giếng".
Sau tôi xin cùng độc giả yêu môn Tử Vi theo gót thầy Trần Đoàn mà nghiên cứu tính cách của một vài vị sao qua Thần Thoại, như sao Tang Môn và sao Điếu Khách:
Trong bài khảo luận về Tử Vi trong KHHB số D2(74) tôi đã nói qua đến hai vị sao này. Sao Tang Môn là vị Nguyên soái Trương Quế Phương của vua Trụ có tà đạo ra trận hô tên đối phương, là đối phương hôn mê ngã xuống ngựa ngay, còn sao Điếu Khách là vị tiên phong tên là Phong Lâm có cái phướn phép hễ gặp đối phương dở phướn lên đối phương thấy phướn là hôn mê ngã xuống ngựa. Đời ấy hễ tướng nào gặp hai tướng trên đều coi như hết đời.
Sau hai tướng hung dữ trên đều bị tướng của Khương Thái Công giết, đến sau phong thần: Trương Quế Phương là sao Tang Môn, Phong Lâm là sao Điếu Khách. Vì tính cách hung dữ của hai sao này, thầy Trần Đoàn đã châm chước, cân nhắc mà liệt vào dây sao Thái Tuế. Chả cần phải nói, trong khuôn khổ xem số Tử Vi, vận hạn gặp hai sao này thì trắc trở tai hại như thế nào?
Sau tôi xin trình bầy một sao khác, mà thầy Trần Đoàn đã đem vào lĩnh vực Tử Vi với một tính cách khác, là sao Hồng Loan. Sao này tên là Long Cát Công Chúa là một nàng tiên con bà Tây Vương Mẫu, bị đầy xuống trần thế không biết vì lỗi gì, nàng phò vua Vũ, đánh Trụ, và phá trận Vạn Tiên bị giết. Sau phong thần được phong là sao Hồng Loan.
Thầy Trần Đoàn đem ba vị sao này vào trong khuôn khổ Tử Vi: hai vị sao trên với tính cách hung dữ. Còn sao Hồng Loan là tiêu biểu cho vẻ đẹp, lịch sự, lộng lẫy và cũng là điềm cát lợi thông minh nữa:
"Những người niên thiếu công danh
Hồng Loan, Bát Tọa bên mình chẳng sai"
Nếu vị nào còn nghi ngờ về tiểu sử của ba vị sao này, xin đọc sách: "Phong Thần bảng" là một bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa sẽ rõ và còn tìm hiểu được tính cách của nhiều vị sao khác nữa.
Để phụ vào những lời trần thuật kể trên, chúng tôi xin, qua đôi dòng, nói về Tiên ông Trần Đoàn:
Ông Tiên Trần Đoàn sinh vào cuối thời Ngũ Đại sống trong thờ Sơ Tống. Ông tu tiên đắc đạo. Ông phải học Chu Dịch ba mươi năm, ông mới hiểu được cái lẽ huyền vi của tạo hóa chi phối đời sống con người thành sự phú quý, bần tiện, thọ, yểu. Ông muốn đem sự hiểu biết này lưu lại cho hậu thế. Ông đã lấy tên hơn một trăm vị sao, tùy theo thần thoại của mỗi sao, sau 3 năm nghiên cứu cân nhắc sự ảnh hưởng về cát hung, ông đã phân phối thành 31 dây sao. Ông đã tạo ra một số định lý, một số công thức để an các sao này, để sau này hậu thế cứ theo những công thức và định lý đó mà tìm hiểu vận mệnh con người.
Ông là ông tiên tu đắc đạo là ông hiểu biết đạo lý và phải trái rất nhiều.
Ông phải 30 năm học hỏi mới hiểu được một phần Dịch lý. Phần Dịch lý này áp dụng về môn Tử Vi, chưa kể phần áp dụng cho môn Phong Thủy và phần áp dụng cho môn Bốc Phệ, môn Y học...
Lấy đạo lý mà nói thì ông Cơ Xương thật đáng là một vị tổ sư của ông Trần Đoàn kể về sự hiểu biết về Dịch lý và Đạo đức nữa.
Tính về niên kế ta càng thấy rõ. Vua Văn Vương (tức ông Cơ Xương) sinh vào đầu nhà Chu, hết Chu đến Tần, hết Tần đến Hán, hết Hán đến Ngụy, hết Ngụy đến Tấn, hết Tấn đến Đường. Ông Trần Đoàn sinh về cuối Đường sang Tống. Kể ra có đến sáu Nhà liên tiếp nhau và thống trị thiên hạ. Ta hãy tạm kể hai Nhà trị vì lâu hơn cả là nhà Chu 800 năm rồi đến Hán 400 năm, kể có đến hơn ngàn năm. Như vậy khi vua Văn Vương san lại kinh Dịch thì ông tổ năm đời nhà ông Trần Đoàn đã vị tất sinh ra đời!
Sau xin nhắc lại rằng ông Trần Đoàn được thiên hạ quá yêu mà tôn lên là ông "Trời Trần Đoàn". Giả thử ông là một loại xúc sanh thì ông thích lắm. Nhưng ông là một vị tiên đắc đạo ông hiểu biết đạo lý, cũng không bao giờ ông giám làm chuyện bạo thiên nghịch địa như vậy và cũng không bao giờ ông nghĩ đến sự đó cả.
Nguồn: KHHB 74-H1
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)
Bài viết liên quan
Hạnh Phúc Vợ Chồng Qua Cung Phối
Những Điểm Sai Lầm Trong Các Sao Tử Vi
Vài Điểm Nói Thêm Về Bản Lập Thành Lá Số Tử Vi
Về Những Kinh Nghiệm Tử Vi Chúng Tôi Tiếp Nhận Của Các Vị Lão Thành
Những Nguyên Tắc Giải Đoán Vận Hạn Trong Tử Vi
Lá Số Đặc Biệt Để Làm Quen Với Phương Pháp Giải Đoán
Phân Tích Các Nguyên Tắc Chánh Yếu Về Tinh Đẩu Tại Cung Mệnh, Thân
Cụ Đẩu Sơn Góp Ý Về Vòng Tràng Sinh