Học Tử Vi Trên Lá Số Đức Phật Thích Ca - Một Vị Đại Lực, Đại Hùng, Đại Bi
THIÊN LƯƠNG
Ngày sinh: ngày 8 tháng 4 năm Mậu Tuất, giờ Ngọ
- Thưa tiên sinh sau một thời gian theo dõi đọc KHHB, nhất là số 11 ngày 15-10-1973 vừa rồi, tôi đánh bạo đến đây mong rằng tiên sinh chỉ bảo cho biết thêm về Tử Vi.
- Bạch Đại Đức, hôm nay Đại Đức chiếu cố đến thật vinh dự cho tôi, biết đâu sau khi ra về, Đại Đức sẽ thấy thất vọng, cái tôi chỉ là thiểu học không căn bản. Xin thưa thật, sở dĩ tôi dám mạo muội trình bày ý kiến không ngoài mục đích tìm thầy mở lối.
- Xin tiên sinh đừng quá nhún nhường, tôi thật tình là một người tìm học Tử Vi, hôm nay có mang theo một là số mà tôi có công sưu tầm theo sự hiểu biết của tôi, mong tiên sinh giải đáp cũng như những lá số tiên sinh đã phân tích lâu nay trên KHHB để làm thước ngọc khuôn vàng cho mức học của tôi. Không nói ra, chắc sau khi xem, tiên sinh cũng biết đây là số của đức Thế Tôn mà đời tôi đã trao trọn cho giáo thuyết của Ngài, căn cứ theo năm sinh là năm 563 trước dương lịch (Mậu Tuất) lấy ngày 8 tháng 4 giờ Ngọ để lập thành, xin tiên sinh cứ trung thực phân tích may ra tôi mới thêm phần nào ánh sáng.
(Trên đây là lời đàm thoại được ghi trong cuộc nói chuyện giữa cụ Thiên Lương và một vị Đại Đức, độc giả của giai phẩm KHHB)
Sau cuộc tiếp chuyện với Đại Đức không quen biết, không dám phụ lòng người thành thật đã chiếu cố, để đền đáp công người đến tận nhà khuyến khích và được biết lá số của Đức Phật, tôi cố tìm kiếm những điểm chính nào mà Ngại đã vượt hơn thế nhân gọi là tuệ giác.
- Tuổi Mậu Tuất, Mệnh Thân đồng cung tại Hợi, ở vị trí sáng suốt cùng với thiên địa cảm thông như người có sứ mạng, có sự đồng minh của thiêng liêng để dìu dắt nhân loại (Thiếu Dương được Hồng Đào Hỉ). Thiên Không đây mới thật vấn đề tài tình. Ở vị trí Dần, Thân, Tị, Hợi; Thiên Không phải phụ thuộc Hồng Loan, dù đồng cung hay xung chiếu, là bản tính của người không ham phù vân, tự tu tự tỉnh biết trọng cái lý công bằng thiên nhiên, hễ vay là phải trả, muốn là phải khổ, mọi sự vật đều là không, là chân lý vô thường của nhà Phật, là chân lý thường diễn biến hàng giờ hàng phút, tất cả không có gì là không biến dịch từ cái sinh đến cái diệt cứ liên tục thay nhau bất tận của cái thế luân hồi.
- Phủ phùng Không là cái phủ trống rỗng, là cái không có gì, ngay cái miệng của Ngài coi cũng là Không, thiết tưởng Hồng - Lộc xung chiếu, Ngài còn thiết gì mà không ngăn cách bằng Tuần, huống chi Hồng - Lộc là miếng mồi ở trong có thuốc độc (Hà - Sát) với Ngài là bậc tuệ giác làm sao mà không coi thường gạt bỏ.
- Thiên Không đã tài tình mà Cô Thần ở đây không kém phần đặc sắc. Người ta thường nói Nam kị Cô, nữ Kị Quả thì lý đương nhiên là người cô quạnh cho đến cả vợ con ruột thịt đồng bào nhân loại đại đồng, dù Đông hay Tây, Nam hay Bắc dưới tuệ nhãn của Ngài (Thiếu Dương - Thiên Hỉ) đều là con người nay kiếp này, mai kiếp khác cũng như nhau, Ngài vẫn một tình thương âu yếm nhân hậu (Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức).
- Khoa, Đào, Việt, Tả, Hữu là vạn năng của Phật, dù ở khía cạnh nào vẫn là tập trung ở cái nhân Tứ Đức, cái tuệ giác quán thông của Ngài cùng trời đất (thân mệnh đồng cung).
- Thiên Tướng cung Quan ở Mão là Thiên Tướng hãm, nếu là tuổi khác không được Thiếu Dương, không được Tứ Đức, có lẽ đây là một ông thầy tướng số có hạng. Với Đức Phật như lá số này (Mậu Tuất) chỉ là một thầy tu khiêm tốn không quyền uy, không ép buộc, không khuyến dụ ai phải theo mình, ai hỏi thì nói, nói rồi coi như không nói. Thiên Tướng đây có tính cách bình dân muốn để quần chúng tự ý giải thoát cho mình, chứ Ngài không muốn cho mình là người sáng ban phát ân huệ cho ai là người mê muội. Cái phẩm chất của Thiên Tướng (Mão Dậu) nó giản dị cặp thêm Thiên Quan có ý nghĩa thông cảm trời cao (Dương), Thiên Phúc đất rộng (Âm) là sứ mạng của người thông đạt lý lẽ âm dương muốn mọi người hết mê để tự mình thành Phật hết cả.
- Nó thong thả tự do, tự mình cởi mở lấy mình, ngay cả những lời Ngày nói đừng có tin ngay. Chừng nào thấy chắc chắn có giá trị thì hãy theo cũng có nghĩa căn bảo người ta chớ đừng sùng tín dễ dàng để rồi dễ thành kiến sai lạc cho học thuyết luân lý hay tôn giáo.
- Căn cứ theo số này người Dần Ngọ Tuất vận hành đến Tị Dậu Sửu là phải khắc phục và bị sa lầy, biết rằng Ngài giác ngộ từ năm 29 tuổi và dấn thân vào khổ hạnh hành xác mất 6 năm tức là ở giai đoạn 22-31 mất 3 năm chót và 3 năm đầu ở giai đoạn 32-41. Ngài đắc đạo năm 35 tuổi thành một vị thế tôn. Ở vị trí Quan Phù, Thái Tuế, Bạch Hổ cùng ảnh hưởng của Thái Dương ở Dần là mặt trời ló dạng ở chân trời, rồi từ đó mà đi cho đến ngày tịch ở tuổi 80 ở cung Ngọ được nhân loại tôn sùng kính bái cho đến ngày nay trên 2500 năm.
- Đời Đức Thế Tôn Thích Ca dĩ nhiên Ngài thành Phật là ở chỗ Tuệ Giác hơn người (thân mệnh đồng cung ở vị trí Thiếu Dương, Thiên Hỉ hội đủ Tả Hữu, Đào, Việt, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức và cả bộ Thiên Quan, Thiên Phúc) mới dứt bỏ được địa vị cao sang, vợ đẹp con khôn phải là một người anh hùng, không ỷ lại vào đâu để tìm chân lý là ngươi có nghị lực, song rồi chỉ có một hoài bão sao cho nhân loại được giải thoát trần ai khổ ải là đại từ bi.
- Bạch Đại Đức theo lá số này, cứ như thiển kiến của tôi, có lẽ hình ảnh Đức Thế Tôn có phần in đúng, thì dĩ nhiên sự giác ngộ sâu rộng của Đại Đức đã tiến gần Đức Thế Tôn. Vậy để tạ lòng chiếu cố, tôi xin tóm tắt trình Đại Đức, không dám nào đánh trống qua cửa nhà sấm.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nguồn: KHHB - Số 74
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)
Bài viết liên quan
Giáo Sư Nguyễn Văn Bông Thực Là Một Nhân Tài Đáng Tiếc
Lá Số & Cuộc Đời Của Nữ Nghệ Sĩ Bích Huyền
Hai Vị Chúa Tể Đáng Sợ Trên Lá Số: Tuần & Triệt
Những Câu Phú Tử Vi Ứng Nghiệm Thế Nào? Đẩu Quân Ở Tử Tức; Nhật Nguyệt Đồng Minh Sửu Mùi...
Thuyết Nhân Quả Căn Bản Giải Thích Tử Vi
Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Vòng Tràng Sinh Trong Lý Học Đông Phương