(Anh Việt)
Trong một kỳ trước, chúng tôi đã bắt đầu đề cập đến các nguyên tắc để giải đoán vận hạn (xin chú ý: danh từ HẠN hay VẬN HẠN trong bài này là để chỉ những biến cố có thể xảy ra trong một thời kỳ, và không cứ là tốt xấu. Vậy HẠN có thể là xấu hoặc tốt. ĐẠI HẠN là HẠN tốt xấu trong vòng 10 năm. TIỂU HẠN là hạn tốt xấu trong vòng 1 năm. NGUYỆT HẠN là hạn tốt xấu trong 1 tháng. NHẬT HẠN là hạn tốt xấu trong 1 ngày.
Chúng tôi đã đề cập đến ĐẠI HẠN lưu niên và cách tính cung của ĐẠI HẠN lưu niên. ĐẠI HẠN lưu niên chỉ là một yếu tố trong các yếu tố để giải đoán về hạn. Yếu tố đó phải đem kết lại với các yếu tố khác mà giải đoán. Đại hạn lưu niên chủ về một năm, và cho biết về cái hướng của vận hạn trong năm đó, trong khi tiểu hạn cho biết chính các vận hạn.
Trong kỳ này, chúng tôi xin trình bày nguyên tắc giải đoán vận hạn. Chúng tôi chỉ xin dừng lại các nguyên tắc chính, và không đi vào chi tiết. Chi tiết để giải đoán vận hạn là đề tài của bài sau. Xin mời quý vị thích Tử Vi đoán coi các bài sau của bài này.
1. Tử điển Tử Vi giải đoán vận hạn
2. Các hạn tốt xấu của mỗi tuổi
3. Tánh chất của các sao chủ về vận mạng
4. lá số tiêu biểu trình bày cách giải đoán vận hạn, đối chiếu với các biến cố thật trong đời.
Để ghi nhớ:
Tên các cung và hành của cung:
Tên các cung và Hành của cung
Ngũ Hành sinh khắc Nguyên tắc chính yếu:
Việc suy luận sinh khắc chế hóa Ngũ Hành vẫn được áp dụng cho thật đúng mức và đầy đủ. Đây là yếu tố chính để nhận biết về một hạn tốt hay xấu. Cũng trong việc nhận xét hạn tốt hay xấu, phải xét đến các sao tốt xấu trong cung hạn, và vị trí của các sao lưu (chúng tôi sẽ nói sau về các sao lưu).
Ngoài ra, để nhận xét xem biến cố nào xảy ra trong một hạn thì phải xét tánh chất của các sao gây ra hạn, thế giáp nhau giữa các sao, và vị trí của các sao lưu.
Như vậy, xét về hạn, có 2 yếu tố cần biết đến:
1. Xét hạn tốt hay xấu (đại cương). Phải xét về sự sinh khắc chế hóa giữa cung và bản Mệnh, giữa cung và chính tinh, giữa chính tinh và bản Mệnh, sự tụ hội sao tốt hay xấu trong hạn, lại phải liên quan Đại hạn với Tiểu hạn, và tìm hướng bằng Đại hạn, Lưu niên.
2. Xét các biến cố có thể xảy ra: phải tìm sự giao nhau giữa các tinh đẩu, và ảnh hưởng, vị trí của các phi tinh (sao lưu).
Chúng tôi sẽ xin lần lượt trình bày các yếu tố đó theo dàn bài trên.
Tương sinh và tương khắc:
Để biết một hạn là tốt hay xấu, quý bạn xét các yếu tố sau:
1. Cung nhập hạn (tức là cung của Đại hạn hay là cung của Tiểu hạn) phải có Hành sinh cho Mệnh. Thí dụ: người Mệnh Kim, hạn đến cung Thổ là tốt (vì Thổ sinh Kim). Người Mệnh Hỏa, hạn đến cung Mộc là tốt...
Phải Cung dưỡng cho Mệnh thì mới tốt.
Nếu không được vậy, cũng phải được tị hòa là khá (tức là cung hạn thuộc hành nào, thì Mệnh cũng thuộc hành ấy).
Nếu hành của Mệnh lại dưỡng cho hành của cung hạn, thì xấu. Thí dụ: người Mệnh Thổ mà hạn đến cung Kim là xấu, vì Mệnh bị tiết, bị sinh xuất (tức là giảm kém).
Nếu hành của cung khắc hành của Mệnh, là xấu nhất. Thí dụ: người Mệnh Hỏa, hạn đi đến cung Thủy, thì Mệnh bị khắc, vì Thủy khắc Hỏa.
Đây là yếu tố quan trọng.
2. Xét cung nhập hạn rồi, phải xét đến chính tinh tại hạn. Có 3 yếu tố chính về chính tinh và các bộ chính tinh:
a) Chính tinh phải miếu vượng, đắc địa mới tốt. Nếu hãm địa là xấu, hãm địa thì phải có Tuần hay Triệt mới trở nên tốt.
b) Hành của chính tinh phải dưỡng cho Hành của Mệnh (cùng nguyên tắc như để đoán cung Mệnh, Thân).
c) Bộ chính tinh và Âm Dương tại cung Nhập Hạn phải phù hợp với bộ chính tinh tại Mệnh mới tốt.
Như Mệnh có Sát, Phá, Liêm, Tham hạn đi đến bộ Sát, Phá, Liêm, Tham là tốt. Mệnh có Cự Nhật, Tử Phủ, Cơ Nguyệt Đồng Lương hạn đi đến cung gặp các sao thuộc bộ đó, là đẹp. Dĩ nhiên chính tinh tại hạn cũng phải được miếu, vượng, đắc địa và có hành dưỡng cho Mệnh, mới là thật tốt.
Nếu ngược lại, Mệnh có các sao thuộc bộ Sát, Phá, Liêm, Tham mà hạn gặp các sao thuộc bộ Cự Nhật, Tử Phủ, Cơ Nguyệt Đồng Lương; hay ngược lại, Mệnh gặp các sao thuộc bộ sao sau, mà hạn gặp các sao thuộc bộ trước, thì xấu. Như các chính tinh được miếu, vượng, đắc địa, lại dưỡng cho Mệnh, thì cũng vẫn được tốt nhưng đương số vẫn phải phòng những sự không may, những sự bực mình, không toại ý.
Ảnh hưởng đại cương của các sao:
Lại xét đến toàn bộ các sao trong cung hạn, kể cả chính tinh, trung tinh, và hung tinh. Thấy các sao tốt, đắc cách (kể cả hung tinh miếu vượng), là được hạn tốt. Thấy các sao xấu, không đắc cách là bị hạn xấu, mà là tốt xấu lẫn lộn, thì phải cân nhắc tốt xấu, như thấy sao tốt nhiều hơn, mạnh hơn, thì kể là hạn tốt, sao xấu nhiều hơn, mạnh hơn, thì kể là hạn xấu (chúng tôi sẽ xin nói đến sự mạnh yếu của các sao).
Ảnh hưởng của các sao lưu:
Ngoài ra, lại phải tính các sao lưu, tức là những sao lưu động hàng năm, gồm các sao Lưu Thái Tuế, Lưu Tang Môn, Lưu Bạch Hổ, Lưu Thiên Khốc, Lưu Thiên Hư, Lưu Lộc Tồn, Lưu Kình Dương, Lưu Đà La, Lưu Thiên Mã. Tùy theo vị trí của các sao đó, và những cách mà các sao đó gặp, mà thêm tốt hay thêm xấu cho hạn. Các cách này chỉ tính cho tiểu hạn. Chúng tôi sẽ xin nói rõ về các sao lưu.
Nhận xét về các cung Mệnh, Thân và Phúc Đức:
Để đoán cho sát hơn, cũng phải xét thêm các cung khác để liên hợp vào. Như một người có Mệnh, Thân thật tốt, thì những cung Hạn có bộc phát nhẹ cũng có thể là phát tốt nhiều. Một người đến hạn phát tài lớn, nhưng xét cung Tài Bạch và Mệnh quá kém, cũng không thể phát tài lớn được. Một người gặp hạn (Đại hạn và Tiểu hạn) quá xấu, bình thường thì phải đoán là hạn chết. Nhưng xét Mệnh và Phúc Đức tốt, không phải là cách của người yểu vong, thì không thể đoán là hạn chết được.
Tóm lại là xem các cung Mệnh, Thân, Phúc Đức, Tài Bạch để gia giảm các cách tốt xấu của Hạn.
Nhận xét về sự liên quan giữa Đại hạn và Tiểu hạn:
1. Như Đại hạn tốt, mà gặp Tiểu hạn xấu, thì cái xấu đó cũng dựa vào cái tốt mà được giảm đi. Đại hạn xấ, mà gặp Tiểu hạn tốt, đó cũng dựa vào cái xấu của Đại hạn mà giảm đi, nghĩa là không được tốt lắm.
2. Cộng các sao trong Đại hạn và trong Tiểu hạn mà xét. Như trong Đại hạn đã xấu vì các bộ sao xấu, cộng thêm với Tiểu hạn lại bị các bộ sao xấu khác, thì lại càng xấu. Nếu các bộ sao ở Đại hạn và Tiểu hạn đem cộng lại, thấy tính chất tốt càng nhiều hơn, thì kể là được hạn tốt. Tóm lại, là có sự bù trừ nhau giữa ttoos và xấu ở Đại hạn và Tiểu hạn.
Sự kiện thứ hai: các biến cố xảy ra trong Hạn:
Tìm sự tốt xấu trong hạn, chưa phải là đi vào chi tiết của hạn, nghĩa là tìm xem những biến cố nào có thể xảy ra. Muốn tìm các biến cố trong hạn, phải tìm các yếu tố sau này:
1. Ý nghĩa các cặp sao trong hạn. Thí dụ: Xương Khúc là có công danh và thi đậu, gặp Thiên Quan, Thiên Phúc là có quý nhân giúp đỡ, gặp Lộc Tồn thì phát tài hoặc được giải nạn, gặp Song Hao thì tán tài, gặp Bạch Hổ thì có tang hoặc mất của, hoặc đau ốm. Lại còn những cách tinh đẩu giao nhau, có thể gây nên may này, họa khác (xin xem Tự Điển tiểu hạn, sẽ đăng sao).
2. Tiểu hạn ở cung nào (Tài Bạch, Quan Lộc...) thì thường thường các biến cố xảy đến cho phạm vi ở cung đó. Thí dụ: tiểu hạn ở Tài Bạch, các biến cố thường xảy ra về vấn đề tiền tài; tiểu hạn ở Tử Tức, các biến cố thường xảy ra về đường con cái.
3. Tìm ảnh hưởng các sao Lưu. Các sao gây họa hay cho sự tốt. Ngoài sự kiện chún gây hạn tốt hay xấu cho đương số, các sao lưu đóng tại cung nào trong Tiểu hạn thì thường gây ra các biến cố liên quan đến phạm vi cung đó. Thí dụ: Lưu Kình Dương vào năm nào đó, đến đóng tại cung Tử Tức, thì biến cố do Kình Dương gây ra (bệnh tật, tai nạn) có thể xảy ra cho con cái.
TÓM TẮT (I)
Xét một hạn tốt xấu:
- Xét cung có dưỡng cho Mệnh không (quan trọng).
- Xét chính tinh có miếu, vượng không, và có dưỡng cho Mệnh không, lại có phải thuộc bộ sao hợp với sao ở Mệnh không?
- Nhiều sao tốt thì hạn tốt, nhiều sao xấu thì hạn xấu.
- Các sao Lưu tốt hay xấu
- Mệnh, Thân, Phúc Đức tốt hay xấu, làm tăng hay giảm sự xấu hay tốt của Hạn.
- Đại hạn tốt làm tăng cái tốt của tiểu hạn và giảm cái xấu. Đại hạn xấu làm giảm cái tốt và tăng cái xấu của tiểu hạn.
TÓM TẮT (II)
Xét các biến cố xảy ra trong Hạn
- Tìm ảnh hưởng của các sao hay bộ sao, các cách của sao, gặp trong Hạn
- Tiểu hạn ở cung nào, thì các biến cố thường liên quan đến phạm vi cung đó.
- Tìm ảnh hưởng của các sao Lưu vào niên vận. Tìm xem sao Lưu đóng ở cung nào, thì nó ảnh hưởng vào phạm vi của cung ấy.
Nguồn: KHHB - Số 45