By Tử Vi Chân Cơ| 19:43 21/04/2024|
Bài Viết Sưu Tầm

THẾ TRẬN THỨ 5: TỬ VI TẠI CUNG THÌN

- Tử Vi đóng tại cung Thìn, Thiên Tướng đóng tại Thìn đều vượng địa

- Thiên Lương đóng tại Tỵ hãm địa

- Thất Sát đóng tại Ngọ vượng địa

- Cung Mùi - Vô Chính Diệu (không có sao chính đóng)

- Liêm Trinh tại cung Thân vượng địa

- Cung Dậu - Vô Chính Diệu

- Phá Quân đóng tại Tuất hãm địa

- Thiên Đồng đóng tại Hợi vượng địa

- Vũ Khúc và Thiên Phủ đóng tại Tý miếu địa

- Thái Dương hãm và Thái Âm đắc địa, đóng tại Sửu

- Tham Lang đóng tại Dần vượng địa

- Thiên Cơ - Cự Môn đóng tại Mão miếu địa

Tử Vi - Thiên Tướng tại cung Thìn

Sau khi lấy lại ấn nguyên soái của Hàn Tín, Hán vương Lưu Bang giao ấn nguyên soái cho Ngụy Báo (vua nước Ngụy) cầm quân tấn công Sở Bá Vương nhưng Ngụy Báo bất tài nên thất bại. Sau thời kỳ hòa hoãn với Sở Bá Vương, tất cả đều nhận ra chỉ có Hàn Tín mới đủ tài cầm quân và đánh bại được Hạng Vũ. Thế là Lưu Bang mời Hàn Tín về phục chức như cũ, vua tôi ở bên nhau bàn kế phá giặc. Đó là thế trận Tử Vi - Lưu Bang và Thiên Tướng - Hàn Tín đóng chung tại cung Thìn.

Tử Vi tại Thìn là đắc vị trí ngũ dương, tượng quẻ Trạch Thiên Quải, có sức mạnh nhưng chuyên quyền độc đoán, cực đoan.

Tử Vi tại Thìn có thế, có lực, có người giỏi phò tá, thành công có thể đoán trước được nhưng cục diện vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy nan vẫn còn, nên phải lao tâm lao lực, không còn ăn chơi như trước nữa.

Thiên Tướng - Hàn Tín tại Thìn là tướng được vua trọng dụng, có quân sĩ tiền hô hậu ủng, nhưng để thắng được quân của Hạng Vũ là trách nhiệm rất nặng nề, thắng thì vinh dự chưa chắc cao hơn nữa nhưng thua thì chịu sỉ nhục mà còn mắc nợ tính mạng biết bao nhiêu quân tướng! Xem ra cái danh cũng khá mà cái trách nhiệm thì quá lớn lao!

Thiên Tướng tại Thìn tuy được thời, được ủng hộ nhưng cũng trở ngại trùng trùng, mọi hành động phải cẩn thận mới mong giữ được uy tín và danh dự!

Liêm Trinh - đóng tại cung Thân., đó là các đạo binh mã đã được Hàn Tín chấn chỉnh, đã lấy lại oai phong, khí thế rất mạnh.

Liêm Trinh tại Thân có uy quyền, thường được điều đi dẹp loạn, chấn chỉnh tình thế. Là tướng ở mặt trận. Công việc bận rộn.

Vũ Khúc và Thiên Phủ đóng tại Tý giống như Tiêu Hà là Thừa tướng vẫn còn phải lo chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, thu thuế cho quốc khố, làm hậu cứ vững chắc cho Lưu Bang.

Vũ khúc và Thiên Phủ tại Tý là đắc cách về sự giàu có, được thế lực chính quyền ủng hộ. Tuy nhiên gia sản cũng lắm kẻ có thế lực dòm ngó, không khéo ngoại giao cũng dễ tiêu hao tài sản!

Phá Quân tại Tuất, âm khí u ám, bạo chúa bị thất thế, càng điên cuồng hung dữ, dễ làm liều. Giống như Hạng Vũ nghe tin Lưu Bang lại động binh, thu phục chư hầu, tăng vây cánh. Hạng Vũ vừa lo vừa giận phải chỉnh đốn binh mã xuất chinh nghênh chiến nhưng thế yếu dần, bị vây nơi Cai Hạ, cuối cùng phải tự sát!

Phá Quân tại Tuất, đó là thế Hãm địa, Phá quân bạo ngược vào thế khó thì hay làm liều, càng làm liều càng vào thế khó! Muốn thoát nghịch cảnh thì phải tu dưỡng tâm tính và biết nghe lời của bậc hiền sĩ.

Tại cung Mão Thiên cơ và Cự môn hội tụ ở gần Tử Vi tại Thìn. Đó là bậc tài trí Trương Lương và Lã hậu đã được về đoàn tụ bên Lưu Bang, cùng lo chính sự.

Thiên Cơ và Cự Môn tại cung Mão là vị trí miếu địa, tương hỗ cho nhau, được vua sủng ái, có chỗ phát huy tài năng, cái học bấy lâu có chỗ dùng!

Thiên Lương tại Tỵ, là kẻ sĩ có tài muốn theo phò vua nhưng lúc này vua đã trọng dụng Thiên Cơ và Cự Môn nên kẻ đến sau phải ngồi chiếu dưới. Đó là thân phận của Trần Bình, bị Hạng Vũ thất sủng phải bỏ trốn, gian nan lưu lạc mới tìm về được với Lưu Bang.

Thiên Lương có tài nhưng không gặp thời, phán đoán tình thế hơi chậm, thân phận lênh đênh rất dễ chán nản, say sưa để quên thời cuộc!

Thất Sát tại cung Ngọ là binh tướng đất Sở vẫn hùng hổ đối địch với quân của Lưu Bang, Thất Sát ở đây ví như các tướng Chung Ly Muội, Long Thư và cũng là tượng của Hạng Vũ khi xuất chinh.

Thất Sát tại Ngọ, kiểu tướng đắc thế, dễ sát phạt người khác, tâm đức chưa đủ, chỉ biết mình mà không biết người nên thành công nhanh mà bại cũng nhanh.

Tham Lang tại Dần, là thất địa giống như đám quan lại của Hạng Vũ ở với bạo chúa không được trọng dụng, mà theo Lưu Bang thì không được, tinh thần dao động, nhấp nhổm chờ xem thắng bại.

Tham Lang tại Dần là nhàn cung, tuy có tài nhưng không gặp thời, nên chẳng bên nào trọng dụng, nên dời đổi đi xa để lập nghiệp mới an thân.

Thiên Đồng tại Hợi là thân phận của kẻ văn nhân trong thời loạn lại ở gần Phá Quân cùng đường nên không có đất dụng võ. Bất mãn nhưng ôn hòa.

Thiên Đồng tại Hợi tài học chẳng kém ai nhưng thời thế trớ trêu, biết nhiều mà không thể nói ra, Thiên Đồng nên lập nghiệp phương xa lại an phận hơn ở quê nhà.

Thái Âm và Thái Dương tại Sửu là chu hầu nương tựa nhau trong thời chiến, theo kẻ này cũng không xong, theo kẻ nọ cũng chẳng được.

Thái Âm - Thái Dương tại Sửu là nơi mặt trời, mặt trăng giao hội ánh sáng yếu ớt. Nên tự dựng cơ nghiệp tuy nhỏ nhưng có bản sắc còn hơn làm chuyện lớn mà bị bỏ rơi nửa chừng.

Vị trí cung Mùi - Vô Chính Diệu, vùng đất trống trải, không rõ ràng thuộc về ai trong thời ly loạn, đó là nơi được âm dương và Cự - Cơ ưu ái.

Cung Mùi - Vô Chính Diệu, thông minh, có quý nhân giúp đỡ. Đi xa may mắn, có danh.

Cung Dậu - Vô Chính Diệu cũng là vùng đất trống trải nhưng khác cung Mùi. Bởi vì Thìn - Dậu nhị hợp, cung Dậu được sự quan tâm của Tử Vi bậc đế vương, vì đó là đất trọng yếu trong thiên hạ ví như đất Hàm Dương là chỗ giao thương tứ xứ, địa thế hiểm trở, trấn giữ ở đó có thể yên được thiên hạ. Nơi đó cũng là chỗ đi về của cặp sao Thiên Cơ - Cự Môn, Thái Dương, Thái Âm, Thiên Lương (hợp chiếu, hội chiếu).

Bởi vậy, trong thế Tử Vi tại Thìn, cung Dậu tuy Vô Chính Diệu ở bản cung nhưng được các sao hội hợp nhất là nhị hợp với Tử Vi nên vẫn là đất đắc địa. Dậu là đất dụng võ, Lá số của Lê Thái Tổ nước Việt ta cũng được cách này mà dựng nghiệp nhà hậu Lê.

Theo: Bí Mật Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ