Tử Vi Đẩu Số Phú Giải Dưới Mắt Người Vừa Biết Tử Vi
Võ Văn Châu (Bình Dương)
Trong đệ nhất bán niên 1974, người học Tử Vi tạm thỏa mãn với ba quyển sách lý số xuất hiện trên giang hồ. Đó là các cuốn:
- Tử Vi nghiệm lý của Thiên Lương.
- Tử Vi Đẩu Số phú giải của Thái Vân Trình
- Tử Vi dưới mắt khoa học của Đắc Lộc.
Để thay đổi "món chay trường". Giai phẩm Khoa học huyền bí, phát hành bất thường mỗi tháng đôi ba lần.
Chưa biết Tử Vi, người ta "nghiện" được nghe những "tín điều" giảng luận của Thầy lý số, đã quọt quẹt đôi chút Tử Vi lại càng "nghiện nặng" được đọc các bí quyết tân kỳ của các bậc tiền bối võ lâm. Tiếc thay thời củi quế gạo châu, các cụ ngại in sách ra bán không chạy nên đành ôm ấp cả ngàn trang bản thảo đợi chờ...? Khốn thay cho những kẻ "võ lâm" vừa ra đời đã phải bơ vơ, lạc lõng, thiếu người dẫn dắt, thiếu người chỉ điểm để phải mò mẫm để phải thất bại đau thương trước thực tế phũ phàng.
Trở lại vấn đề, chúng ta nhìn vào quyển Tử Vi Đẩu Số phú giải của biên giả Thái Vân Trình bày ở nhà sách với bìa đen trắng thật thanh nhã làm chúng ta liên tưởng biên giả phải là người thông hiểu luật ngữ - hành Kim là màu trắng của nền sách, sinh Thủy là màu đen của tựa. Vấn đề màu sắc thích hợp cho từng bản mệnh sẽ có dịp đề cập đến sau này.
Sự cố gắng của soạn giả để sưu tập một ngàn hai trăm câu phú của các danh phái Tử Vi khiến chúng ta ngả nón kính phục vì tại các sách Tử Vi khác như Tử Vi Đẩu Số tân biên, Tử Vi hàm số, Tử Vi ảo bí...chúng ta nhìn thấy đôi ba trăm câu là cùng: Quyển TVĐSPG hẳn là kho tài liệu phú giải cho chúng ta áp dụng và nghiệm xét các kinh nghiệm quý báu của người xưa truyền lại cho con cháu sau này.
Các câu phú vừa là tinh hoa bao nhiêu kinh nghiệm dấn thân mà cũng có thể là cái hố sâu cho chúng ta rơi tõm vào, thân bại, danh liệt. Đúng là con dao hai lưỡi, chúng ta nên cẩn thận khi nghiền ngẫm non ba trăm trang giấy khổ trung.
Biên giả đã khổ công tìm tòi, đúc kết các câu phú thành từng tiểu mục riêng biệt: 14 chính tinh chiếm độ nửa quyển sách, 47 trung tinh, hung tinh từ trang 145 đến trang 263 và thêm phần phụ lục một ít sao khác được 29 câu và phần Tổng luận với 22 câu.
Qua các ưu điểm phân biệt rành rẽ từng sao chính, phụ, các câu phú được in đậm nét cùng với những tinh túy tiềm ẩn trong 1,200 câu, chúng ta không phủ nhận. Nhưng còn một điểm sáng giá nhất giúp cho một số các nhà Tử Vi gia thức tỉnh: là sao Kình Dương phải an nghịch đối với tuổi Âm Nam, Dương Nữ (quan niệm của họ vẫn nhất định an Kình Dương trước (thuận) Lộc Tồn rồi Đà La sau) qua các câu phú sau:
Xét xem đến chốn Thủy cung
Kỵ tinh yểm nhật úy đồng Kình Dương
(câu 48, trang 130)
Khi đó Kình Dương ở cung Hợi, Lộc Tồn (tuổi Nhâm) ở cung Tý (không bao giờ ở cung Tuất được) và Đà La phải tọa thủ Sửu cung. Như thế không an nghịch Kình, Đà là gì?
Dương, Đà phùng Mã trực xung
Những là đánh Bắc, dẹp Đông chẳng rồi
(câu 14, trang 170)
Mã bao giờ cũng ở Tứ Sinh (Dần, Thân, Tị, Hợi) xung chiếu Kình Dương đương nhiên ở một trong 4 cung này. Một khi Kình Dương tọa thủ Tứ Sinh thì tất nhiên an Kình Đà theo chiều nghịch của tuổi Âm Nam hay Dương Nữ rồi.
Tuy nhiên, sách vẫn còn nhiều chỗ cần đính chính lại:
- Không mục lục khiến cho việc tìm kiếm khó khăn
- Các câu phú bằng thơ lục bát hoặc song thất không xếp in phân biệt theo thể thơ
- Dù các câu phú được sưu tầm đầy đủ các hệ phái Tử Vi, rất có giá trị cho cách an sao, vị trí lạc hãm, đắc địa, tính lý các sao...nhưng tiếc rằng có sự lập đi lập lại, có sự dấu nghề, nên kẻ hậu học cảm thấy còn thiếu sót quá nhiều, không gây được nguồn hứng khởi dùng các câu phú, làm yếu tố căn bản giải đoán lá số. Soạn giả đã lắm công phu sưu tập ngần ấy câu phú, hẳn đừng làm mai một công trình của mình, mà nên dùng kiến thức kinh nghiệm Tử Vi, nêu ý kiến cá nhân về các câu phú nào đúng, câu nào sai lệch, câu nào đáng nghi ngờ, câu nào cần xét lại.
Chi tiết hóa các điểm trên, chúng tôi đưa ra các dẫn chứng về các điểm thiếu sót đó và rất mong trong các kỳ tái bản, soạn giả sẽ làm vừa lòng những kẻ ham học hỏi một khoa học huyền bí đã từng bị nhiều người lầm hiểu là khoa dị đoan, mê tín.
1. Những từ ngữ cần giải thích:
- Hướng Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài là những hướng nào. Hướng đó ảnh hưởng đến mỗi cá nhân như thế nào? Gia tăng hay chước giảm độ số của sao Nam, Bắc đẩu ra sao?
- Hướng Quý là cung Sửu, còn hướng ở cung Thìn, Tuất, Mùi là gì?
2. Những câu khó hiểu, mâu thuẫn:
- "Nữ mệnh kỵ Nguyệt ngộ Đà": Không giải thích Thái Âm hãm hay đắc. Nếu hãm địa thì chấp nhận, còn đắc, miếu, vượng thì kể như mâu thuẫn với các câu phú khác. Hơn nữa, Nguyệt ngộ Đà không hẳn có nghĩa là loạn dâm (câu 4 trang 137) mà có thể là bộ tiêu hóa lình xình, hoặc con mắt quáng manh...Soạn giả có dám khi thấy một lá số có cách trên khẳng định là "cô hay bà loạn dâm" chăng?
- "Nguyệt diện Thiên Lương nữ dâm bần". Ít ra soạn giả phải giải thích tại sao Mệnh có cách này lại dâm đãng nghèo hèn cho học giả hứng thú hơn chú giải nghĩa một chiều có phải đầu độc tinh thần con em không? Rồi không hiểu căn cứ vào đâu soạn giả chua thêm: "nếu cung Mệnh an tại Dần Thân lại gặp Sát tinh tất là vợ lẽ, nhưng nếu cung Phu gặp Tham Lang hội Xương, Khúc thời lấy được chồng giầu sang và danh giá".
- "Nhật Nguyệt tối hiềm nghi bối vì thất huy" (câu 14, trang 121) được bàn ra câu "Tật Ách cung có Tuần, Triệt mới thành sáng sủa, tốt đẹp như đến câu 69, trang 134, soạn giả đưa ra câu "Tật Ách cung có Tuần, Triệt án ngữ nên mắt bị quáng gà hoặc bị đau mắt" thế có cho là trái ngược lắm chăng?
- Câu 7 trang 14 cho rằng Tử Vi tại Ngọ hạn gặp Cự, Sát, Đà, Linh đành ôm hận mà chết (Chu Du bên Tàu) thì đến câu 16, trang 16 ghi như sau: "vận suy, hạn suy, hỷ Tử Vi chi giải hung ác", nghĩa là Tử Vi đáo hạn sẽ giải mọi hung nguy. Phải chăng cái này còn tối nghĩa, cần phải rọi thêm vài ngọn đèn cho mọi người lãnh hội.
3. Những câu cần xét lại:
Đào, Riêu số gái ai hay
Chồng ra khỏi cửa giắt tay trai vào
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)
Bài viết liên quan
Giáo Sư Nguyễn Văn Bông Thực Là Một Nhân Tài Đáng Tiếc
Lá Số & Cuộc Đời Của Nữ Nghệ Sĩ Bích Huyền
Hai Vị Chúa Tể Đáng Sợ Trên Lá Số: Tuần & Triệt
Những Câu Phú Tử Vi Ứng Nghiệm Thế Nào? Đẩu Quân Ở Tử Tức; Nhật Nguyệt Đồng Minh Sửu Mùi...
Thuyết Nhân Quả Căn Bản Giải Thích Tử Vi
Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Vòng Tràng Sinh Trong Lý Học Đông Phương