Ý NGHĨA CÁC SAO ĐÔI TRONG TỬ VI ĐẨU SỐ
Thiên Thương, Thiên Sứ:
Thiên Thương thuộc Dương Thủy, Thiên Sứ thuộc Âm Thủy, là các sao của Trung Thiên. Tính chất thông thường là, Thiên Thương chủ về hư hao, Thiên Sứ chủ về nạn tai, bệnh tật.
Thiên Thương và Thiên Sứ luôn luôn giáp cung Thiên Di. Dương Nam, Âm Nữ đi thuận, an Thiên Thương ở cung giao hữu, an Thiên Sứ ở cung tật ách; Âm Nam, Dương Nữ đi ngược, an Thiên Thương ở cung tật ách, an Thiên Sứ ở cung giao hữu.
(1) Cung vị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp, nếu là chính diệu Hóa Kị, hoặc có Tứ sát tinh cùng hội chiếu, bị các sao sát, kị của lưu niên hoặc đại vận xung khởi, sẽ chủ về nạn tai tật ách.
(2) Thiên Cơ hoặc Cự Môn, cũng không ưa Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung, chủ vê nhiều bệnh; gặp các sao sát, kị thì càng đúng.
(3) Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung Thiên Di, ắt sẽ đồng thời hội chiếu cung Huynh Đệ và cung Phụ Mẫu, nếu trong đại vận gặp tiểu hạn rơi vào cung bị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp (chú ý là tiểu hạn, chứ không phải là cung mệnh của lưu niên), cần phải quan sát cung Huynh Đệ và cung Phụ Mẫu xem có tinh hệ “Thiên Cơ, Cự Môn” tọa thủ hay không; có Tứ sát và Hóa Kị hay không. Nếu có, mà các sao sát, kị lại nặng, thì có thể anh em hoặc cha mẹ mắc bệnh tử vong. Nhưng vì dùng tiểu hạn để luận đoán, nên ứng nghiệm dễ bị sai lệch một hai năm.
(4) Thiên Thương và Thiên Sứ có phân biệt họa nhẹ và họa khẩn. Thiên Thương ưa Kim cục (tức ba cung Tỵ, Dậu, Sửu), không ưa phương Hỏa (tức hai cung Ngọ, Mùi); Thiên Sứ ưa ba cung Tý, Ngọ, Mùi, mà không ưa ba cung Thìn, Dậu, Tuất.
(5) Người sinh năm Dương không ưa Lưu Lộc đồng cung với Thiên Thương hay Thiên Sứ, chủ về bệnh hoạn.
Thiên Hình, Thiên Diêu:
Thiên Hình thuộc Dương Hỏa, Thiên Diêu thuộc Âm Thủy. Thiên Hình chủ về tự kiềm chế, Thiên Diêu chủ về phóng túng, là cặp sao đôi có bản chất trái ngược nhau.
Thiên Hình ưa Văn Xương, Văn Khúc kết thành đôi hội chiếu hoặc đồng độ, chủ về tự kiềm chế mà không có sát khí. Nếu Thiên Hình ở các cung Dần, Mão, Dậu, Tuất là nhập miếu; gặp Văn Xương, Văn Khúc, cổ nhân gọi là “chấp chưởng biên cương", nhưng lại không phải là võ tướng, phần nhiều chủ về chức võ mà nghiệp văn, tương tự như hải quan ngày nay.
Thiên Hình hội hợp với “Thái Dương, Cự Môn” là sao chấp chưởng hình pháp.
Thiên Hình hội hợp với “Thái Dương, Thiên Lưong", gặp thêm các sao sát, kị, lại chủ về phạm pháp kiện tụng, mà không chủ về chấp chưởng hình pháp, không giống trường họp hội họp với "Thái Dương, Cự Môn”.
Tử Vi hội Tham Lang ở hai cung Tý hoặc Ngọ, hoặc đồng độ với Tham Lang ở hai cung Mão hoặc Dậu, ưa gặp Thiên Hình, không phải là “Đào hoa phạm chủ ", mà chủ về có thể tự kiềm chế.
"Vũ Khúc, Thất Sát" đồng độ với Kình Dưong, lại có Thiên Hình cùng bay đến, cổ nhân nói “dùng dụng cụ sắc bén để kiếm tiền, như thợ cắt tóc, đồ tể. Thời hiện đại cũng có thể là bác sĩ ngoại khoa, nha sĩ.
Thiên Hình ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có sắc thái “cô độc và hình khắc”, bất lợi đối với lục thân. Cần phải xem xét kĩ các cung lục thân mà định.
Cung Tật Ách có Thiên Hình, lại có các sao sát, kị xung hội, đề phòng tuổi trẻ tàn tật, hoặc sinh ra đã bị dị tật. Cung tật ách của lưu niên hoặc đại vận mà gặp Thiên Hình, bị Lưu Dương xung hội, chủ về phải phẫu thuật.
Thiên Diêu chủ về đào hoa, có duyên gặp gỡ, hoặc có tính chất “tiếng sét ái tình". Gặp thêm Hàm Trì, Đại Hao, Mộc Dục, có thể làm mạnh thêm bệnh của Thiên Diêu, như hiếu sắc, trùng hôn, bệnh về tình dục. Gặp thêm Hồng Loan, Thiên Hỉ thì có thể giảm nhẹ những bệnh này, có lúc chủ về có duyên với người khác giới, hay được người khác giới chào đón.
Thiên Diêu cũng không ưa thủ mệnh ở hai cùng Sửu hoặc Mùi, chủ về dễ quyến luyến chốn phong hoa tuyết nguyệt.
Văn Xương, Văn Khúc đồng độ với Thiên Diêu, ắt là người phong lưu, tự đánh giá mình cao.
Thiên Diêu đồng độ với Văn Xương, Văn Khúc và Thiên Hình thì có thể hành động một cách thiết thực.
Thiên Diêu hội các sao sát, kị, sẽ làm mạnh thêm tính chất vì sắc mà gây ra họa; cần phải xem xét kĩ tính chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu, và xem ở cung nào mà định. Nếu ở cung tài bạch, chủ về vì tửu sắc mà phá tài; ở cung điền trạch, chủ về sản nghiệp của ông bà hay cha mẹ bị phá tán; ở cung phu thê, chủ về trùng hôn, tái hôn; ở cung phúc đức, chủ về tư tưởng dễ bị hỗn loạn.
Thiên Diêu thủ cung thiên di, có sao cát cùng bay đến, tổ hợp tinh hệ chính diệu cũng cát, chủ về đi xa, chuyển dời đến nơi khác sẽ gặp nhiều cơ hội, và được người ở tha hương trợ lực.
Cung Thiên Diêu tọa thủ, có Mộc Dục, Hàm Trì, Đại Hao đồng độ, lưu niên mà gặp chúng, chủ về đau khổ mang tính chất đào hoa.
Thiên Khốc, Thiên Hư:
Thiên Khốc thuộc Dương Kim, chủ vể hình khắc, buồn đau; Thiên Hư thuộc Âm Thổ, chủ về lo nghĩ, trống rỗng.
Thiên Khốc là sao tình cảm, chủ về đau khổ nội tâm. Vì vậy không nên ở cung phúc đức.
Thiên Hư là sao có tính vật chất, chủ về thiếu thốn vật chất. Vì vậy Thiên Hư không nên ở cung tài bạch, cũng không ưa ở cung tật ách, chủ về thân thể hư nhược, hoặc bệnh tật có tính hao tổn.
"Thiên Khốc, Thiên Hư” đồng độ với Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, nếu ở hai cung Mão hoặc Thân, tinh hệ chính diệu có tài khí vượng, sẽ chủ về nhờ tiền bạc mà tăng tiếng tăm; hoặc hễ có tiền của, ắt sẽ làm cho người ngoài biết.
Tinh hệ Thiên Đồng thủ cung huynh đệ, có “Thiên Khốc, Thiên Hư” cùng bay đến, chủ về anh chị em bất hòa với người phối ngẫu.
Hồng Loan, Thiên Hỉ:
Hồng Loan thuộc Âm Thủy, Thiên Hỉ thuộc Dương Thủy. Hồng Loan chủ về hôn nhân, Thiên Hỉ chủ về sinh con cái. Hai sao này vĩnh viễn đối nhau, cho nên tính chất của chúng ảnh hưởng lẫn nhau.
Nữ cung mệnh gặp Hồng Loan thì kiều diễm, gặp Thiên Hỉ thì có vẻ đẹp lạnh lùng.
Ở cung tử nữ gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về nhiều con gái, ít con trai.
Tử Vi có Hồng Loan hay Thiên Hỉ đồng độ, lại gặp cát tinh, tuổi trẻ thì chủ về kết hôn, tuổi già thì chủ vể được phong hàm danh.
Cung tài bạch có chính diệu cát, gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ vể “hoan hỉ tài” (như tiền thắng cá cược hay ăn cờ bạc); cũng thích hợp với những nghề nghiệp liên quan đến “hỉ khánh" (chuyện mừng).
Về luận đoán thời gian kết hôn và mang thai, có thể lấy cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có Hồng Loan, Thiên Hỉ bay đến làm ứng kì, nhưng cần phải có tinh hệ chính diệu cát lợi ổn định mới đúng, nếu không, nên trì hoãn một hai năm, chờ đến khi cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có tổ hợp tinh hệ cát lợi mới ứng nghiệm.
Hồng Loan hay Thiên Hỉ bay đến cung điền trạch của lưu niên, chủ về có thêm nhân khẩu (thời cổ đại là mua nô tì, sinh con cái). Nếu gặp thêm Tả Phù, Hữu Bật, là có khách đến tá túc.
Tam Thai, Bát Tọa:
Tam Thai thuộc Dương Thổ, Bát Tọa thuộc Âm Thổ, đều là sao “nghi trượng” 仪仗, cần phải kết thành đôi để hội chiếu mới chủ về tăng cao địa vị.
Cho nên Tam Thai, Bát Tọa ưa hội hợp các chính diệu như Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương, Thái Âm, chủ về quý hiển. Hội hợp Thiên Lương cũng thích hợp.
Nếu Tam Thai, Bát Tọa hội cung phụ mẫu, gặp chính diệu cát, chủ về gia thế cao quý, xuất thân trâm anh thế phiệt. Nếu tinh hệ chính diệu không cát tường, lại gặp sao lẻ phụ tá, hoặc có các sao đào hoa cùng bay đến, chủ về cha mẹ “lưỡng trùng”.
Tam Thai, Bát Tọa không ưa ở cung phu thê, nếu nguyên cục có các sao không cát tường, sẽ làm mạnh thêm tính chất bất lợi của chúng.
Long Trì, Phượng Các:
Long Trì thuộc Dương Thủy, Phượng Các thuộc Duong Thổ, đều là sao văn minh, nếu kết thành đôi hội nhập, chủ về tài nghệ.
Long Trì, Phượng Các hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, có thể làm tăng sức mạnh, lợi về thi cử, cạnh tranh.
Long Trì, Phượng Các giáp cung tài bạch hoặc cung sự nghiệp, mà không có Tả Phù, Hữu Bật giáp cung, hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung, chủ về có danh tiếng trước rồi có tiền của sau, hoặc tiền của do danh tiếng mà có, hoặc nhờ tài nghệ mà có tiền của.
Long Trì, Phượng Các chủ về “thanh quý” (sang quý thanh cao) mà không phải là “phú quý” (giàu sang); cũng chủ về nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng.
Long Trì, Phượng Các ưa giáp Thiên Phủ, Thiên Tướng, chủ về làm tăng phong thái văn nhã.
Thất Sát và Long Trì cùng ở cung mệnh hoặc cung tật ách, tuổi già chủ về tai điếc; Thất Sát đồng độ với Phượng Các, chủ về rối loạn khứu giác và vị giác. Cần phải có lưu sát tinh xung khởi mới đúng.
Cô Thần, Quả Tú:
Cô Thần thuộc Dương Hỏa, Quả Tú thuộc Âm Hỏa; chủ về cô quả, không ưa bay đến cung phụ mẫu và cung phu thê.
Nếu tinh hệ chính diệu là tổ hợp Vũ Khúc, Thiên Lương, Thiên Cơ, Cự Môn, Thất Sát, Phá Quân, thì có thể phát huy tính chất của Cô Thần, Quả Tú, chủ về sớm mồ côi hoặc vợ chồng hình khắc, rời xa quê hương, con cái phân li. Vì vậy, cung phu thê mà gặp các tổ hợp kể trên, cần phải kết hôn muộn mới có thể tránh sinh li từ biệt, hoặc bằng mặt mà không bằng lòng.
Nữ mệnh có cung phu thê là Vũ Khúc, Hóa Kị, Cô Thần và Quả Tú hội hợp, chủ về không có đời sống vợ chồng.
Cung phúc đức gặp Cô Thần, Quả Tú, chủ về tinh thần trống rỗng; nhưng cũng chủ về tư tưởng độc lập, cần phải xem bản chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu mà định.
Cung tài bạch gặp cát tinh, có Cô Thần, chủ về tuổi trẻ tự lập gia nghiệp.
Cung sự nghiệp gặp cát tinh, có Quả Tú, chủ về tuổi trẻ tự lập, không hưởng phúc ấm của cha ông.
Ân Quang, Thiên Quý:
Ân Quang thuộc Dương Hỏa, Thiên Quý thuộc Dương Thổ; chủ về vinh dự đặc biệt, tước lộc, có tính chất được tương thưởng; không giống như Tam Thai, Bát Tọa thuần túy chủ về địa vị, nhưng nhờ được tương thưởng mà địa vị tăng cao một cách tương ứng.
Ân Quang, Thiên Quý có thể mang lại lợi ích thực tế, như trợ giúp cạnh tranh đắc lợi, thi cử đỗ đạt.
Rất ưa hội hợp với Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Âm, Thái Dương; hoặc giáp cung có các tinh hệ kể trên.
Hai sao Ân Quang, Thiên Quý giáp cung sự nghiệp, lại đượcThiên Khôi, Thiên Việt cùng giáp cung, ở thời cổ đại là chủ về được thế tập chức tước của cha. Ở thời hiện đại thì lợi về phát triển chuyên môn, cũng lợi về chuyên nghiệp. Nếu giáp cung tài bạch, thì danh lợi song thu, hoặc nhờ có danh mà được lợi.
Ân Quang, Thiên Quý hội chiếu cung phu thê, nếu có “Lộc trùng điệp", chủ về được tiền của là nhờ vợ.
Ân Quang,Thiên Quý giao hội với Văn Xương, Văn Khúc, lợi về thi cử.
Theo: Tử Vi Tinh Quyết
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)
Bài viết liên quan
Giáo Sư Nguyễn Văn Bông Thực Là Một Nhân Tài Đáng Tiếc
Lá Số & Cuộc Đời Của Nữ Nghệ Sĩ Bích Huyền
Hai Vị Chúa Tể Đáng Sợ Trên Lá Số: Tuần & Triệt
Những Câu Phú Tử Vi Ứng Nghiệm Thế Nào? Đẩu Quân Ở Tử Tức; Nhật Nguyệt Đồng Minh Sửu Mùi...
Thuyết Nhân Quả Căn Bản Giải Thích Tử Vi
Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Vòng Tràng Sinh Trong Lý Học Đông Phương