Ý NGHĨA SAO THIẾU DƯƠNG - THIẾU ÂM
Đặc Điểm Sao Thiếu Dương:
- Hành: Hỏa
- Loại: Thiện Tinh
- Đặc Tính: Gia tăng phúc thọ, cứu khốn phò nguy, giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.
Sao thứ 2 trong 12 sao thuộc vòng sao Thái Tuế theo thứ tự: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.
* Vị Trí Đắc Địa Của Thiếu Dương:
- Sao Thiếu Dương đắc địa theo các vị trí đắc địa của Thái Dương tức là: Từ Dần đến Ngọ. Chỉ khi nào đắc địa, sao này mới có ý nghĩa. Nếu ở hãm địa thì vô dụng.
- Đặc biệt Thiếu Dương đắc địa và đồng cung với Nhật, Thiếu Âm đắc địa và đồng cung với Nguyệt, ý nghĩa càng rực rỡ hơn, ví như mặt trời, mặt trăng đều có đôi, cùng tỏa ánh sáng song song.
- Nếu đắc địa mà không đồng cung với Nhật, Nguyệt, chỉ hội chiếu với Nhật, Nguyệt thì cũng sáng lạn, nhưng dĩ nhiên là không bằng vị trí đồng cung đắc địa.
* Ý Nghĩa Của Thiếu Dương:
Thiếu Dương là cát tinh, nên có ý nghĩa tốt nếu đắc địa.
- Thông minh.
- Vui vẻ, hòa nhã, nhu.
- Nhân hậu, từ thiện. Ý nghĩa nhân hậu này tương tợ như ý nghĩa của 4 sao Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức, Nguyệt Đức. Do đó, nếu đi kèm với các sao này, ý nghĩa nhân đức càng thịnh hơn.
- Giải trừ được bệnh tật, tai họa nhỏ. Giá trị cứu giải của Thiếu Dương tương đương với giá trị cứu giải của Tứ Đức. Đặc biệt là khi hội họp với Hóa Khoa, hoặc đồng cung, hoặc xung chiếu, Thiếu Âm và Thiếu Dương kết hợp thành bộ sao gia tăng phúc thọ, cứu khốn phò nguy giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa. Thiếu Dương gặp sao tốt thì làm tốt thêm, gặp sao xấu thì vô dụng.
Đặc Điểm Sao Thiếu Âm:
- Hành: Hỏa
- Loại: Thiện Tinh, Cát tinh. Dịu dàng, ôn hòa thông minh
- Đặc Tính: Gia tăng phúc thọ, cứu khốn phò nguy, giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.
Hai sao này đắc địa theo các vị trí đắc địa của Nhật, Nguyệt tức là:
- Từ Dần đến Ngọ cho Thiếu Dương
- Từ Thân đến Tý cho Thiếu Âm
Chỉ khi nào đắc địa 2 sao này mới có nghĩa. Nếu hãm thì vô dụng.
Đặc biệt nếu Thiếu Dương đắc địa đồng cung với Nhật, Thiếu Âm đắc địa đồng cung với Nguyệt, ý nghĩa càng rực rỡ hơn. Nếu đắc địa mà không đồng cung với Nhật, Nguyệt, chỉ hội chiếu với Nhật, Nguyệt thì cũng sáng lạn nhưng không sáng sủa bằng.
1. Ý nghĩa của Thiếu Âm:
- Thông minh
- Vui vẻ, hòa nhã
- Nhân hậu, từ thiện (tương tự như Tứ Đức). Vì vậy đi kèm với các sao này, ý nghĩa nhân đắc càng thịnh.
- Giải trừ được bệnh tật, tai họa nhỏ (hiệu lực như Tứ Đức).
Đặc biệt là khi hội họp với Hóa Khoa, hoặc đồng cung hoặc xung chiếu, Thiếu Âm và Thiếu Dương kết hợp thành bộ sao gia tăng phúc thọ, cứu khốn phò nguy, giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.
Thiếu Âm, Thiếu Dương gặp sao tốt thì làm tốt thêm, gặp sao xấu thì vô dụng.
CUNG MỆNH:
- Thiếu âm, Thái âm hoặc đồng cung hoặc tương chiếu: rất thông minh. Thiếu âm gặp Thái âm thêm sáng: rất tốt, nếu đứng một mình thì thường, chỉ hơi sáng nếu đi với nhiều sao tốt chỉ hơi lợi một tí, còn gặp sao xấu thì không chế ngự được.
CUNG TÀI:
- Thiếu Dương hay Thiếu Âm vượng địa: dễ có tiền;
- Ngộ Lộc, Mã: thêm tốt.
- Cũng như Thiếu Âm, sao Thiếu Dương gặp sao tốt làm cho tốt thêm, gặp sao xấu thì vô dụng.
Theo: Sưu Tầm
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)
Bài viết liên quan
Vài Điểm Nói Thêm Về Bản Lập Thành Lá Số Tử Vi
Về Những Kinh Nghiệm Tử Vi Chúng Tôi Tiếp Nhận Của Các Vị Lão Thành
Những Nguyên Tắc Giải Đoán Vận Hạn Trong Tử Vi
Lá Số Đặc Biệt Để Làm Quen Với Phương Pháp Giải Đoán
Phân Tích Các Nguyên Tắc Chánh Yếu Về Tinh Đẩu Tại Cung Mệnh, Thân
Cụ Đẩu Sơn Góp Ý Về Vòng Tràng Sinh
Lá Số & Cuộc Đời Nữ Nghệ Sĩ Hồ Điệp
Trung Tín Nghĩa Khí Là Quan Vân Trường