Cô Bé Tý Hàng Bạc (KHHB Số 74C2 và 74D1)
CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT: CHÚA TIÊN
HỒI MỘT: CUỘC ĐỜI CỦA CHÚA TIÊN TRÊN BÁO PHÁP
Chủ báo HENRI DE MASSIAS hồi thời kì đó đang sưu tập các dữ kiện để viết về cuộc đời ly kì CHÚA TIÊN trên báo A VENIR DU TONKIN dưới nhan đề: "LA vie merveilleuse de Betty la Tonkinoise. Độc giả HN, cả ta lẫn tây, đều hiểu BETTY là tên ĂNGLÊ đặt cho BÉ TÝ HÀNG BẠC. Trong các nhân tình cô bé Tí, không ai biết rõ, viết nhiều về cuộc đời cô bằng De Massias. Có lẽ do đó, nàng cưng nhất chàng DON JUAN đĩ điếm này. Massias cũng như hầu hết các nhân tình mết CHÚA TIÊN không phải chỉ vì nàng đa tình, da thịt thơm tho hấp dẫn mà còn vì nàng thông minh và linh mẫn như hồ li, khiến chồng và tình nhân nhiều phen lúng túng, bối rối trước những câu hỏi hóc búa của nàng mặc dù họ học cao, càng nàng gần như thất học. Về điểm thông minh và linh mẫn này, DE MASSIAS có kể về nàng như sau:
BETTY là cô gái nhà quê, được ba má nuôi là vợ chồng công sứ HƯNG YÊN cho học tiếng PHÁP truyền khẩu, thực hành ngay trong gia đình nên 5, 6 năm sau đã nói thông PHÁP NGỮ. Cái giá trị ăn khách của BETTY ở chỗ đó. Các quan thầy coi nàng như con chim lạ miền Bắc vì hồi đó hiếm có gái AN NAM nào thạo tiếng Bắc như nàng. Phải nói là họ bị BETTY chinh phục hơn là họ chinh phục BETTY. Không những nàng trẻ đẹp, sạch sẽ, thơm tho hơn người nữ Âu, nàng còn khéo o bế, chiều chuộng nên không người tình nào thất vọng vì nàng.
Tuy nhiên, BETTY là cả một huyền thoại đánh dấu bởi những cuộc phiêu lưu đầy kịch tính. Nàng là con út trong một gia đình 3 con, cha làm ĐỀ LẠC, bị thất lạc cho từ nhỏ, bé thánh con cưng của vợ chồng viên công sứ HƯNG YÊN J.Simoney, với tên Tây là FELICIE. Bà công sứ, nguyên con gái viên CHÁNH TỔNG ở CẦU NGÀNG, vì hiếm hoi nên rất quý chiều cô bé, cử một cô khâu đứng tuổi phục dịch, chăm sóc bé và một con hầu nhỏ làm bạn chơi đùa. Viên công sứ còn sai một thầy thông dạy bé học quốc ngữ và tiếng Tây. Thấm thoắt, sau mấy năm. Bé lột xác thành cô bé dậy thì 17 tuổi, đẹp ngoan, biết chữ. Năm đó (1905) dịch hạch đen bỗng hoành hành trong vùng Trung châu. Vợ công sứ Slimoney chẳng may mắc dịch chết giữa lúc Bé mơn mởn như trái chính đầu cành. Bà mất chưa đầy tháng, thì một đêm, Bé bị bố nuôi làm nhục, khóc vùi đến sáng, rồi cách một ngày sau bỏ nhà trốn biệt. Slimoney sai lính và nhân viên bổ đi kiếm mấy ngày không thấy. Bé Tý lên tàu thủy lên HÀ NỘI, đem một vali đồ vật dụng và tế nhuyễn gồm một số nữ trang, vàng ngọc khá bộn của mẹ nuôi ta tư trang riêng, trên 1000 đồng dành dụm 5, 6 năm đủ nuôi sống bé vào năm nếu không ăn sài huy hoàng.
Con nai vàng ngơ ngác vừa dính mũi đầu đời, chân ướt chân ráo, không thể nào ngờ chỉ 3 năm sau, nàng trở thành CHÚA TIÊN động HÀNG BẠC, ngồi dương cơ đồ sộ cách chỗ nàng lên bến hôm đó không đầy 300 thước. Bé Tí bỡ ngỡ như chim lạc trong rừng cố đô miền Bắc. Khi đi ngang qua nhà hàng: "GÀ TRỐNG VÀNG", bé cảm thấy đói, xuống xe vào ăn. Và từ bữa đó, nàng là khách trọ cô đơn trong nhà hàng này. Thấm thoắt bé ở khách sạn được KIM KÊ được tròn năm. Thiếu gì những Tây trẻ có già có ngắm nghé tống tình, làm quen bắt bồ, song nàng vẫn thản nhiên với bề ngoài luôn luôn trang nhã, lịch thiệp khiến các con ong cánh bướm Tây lắm phen ngẩn ngơ bối rối.
Nhưng rồi ngồi ăn núi lở, số tế nhuyễn, của riêng Tây của bé làm sao đủ cung ứng lâu dài cho nếp sống "ô ten" nhà hàng của bé giữa HÀ THÀNH hoa lệ. Trong lúc tiền bạc cạn dần, Bé đang lo rính tương lai thì thần tài râu bạc gõ cửa nàng một cách gay cấn li kì.
Cô Bé Tý - Me Tây lẫy lừng Hà Nội thế kỉ XX
HỒI HAI: ĐẮM TÌNH, TIỀN, CŨNG LẮM TRUÂN CHUYÊN
Mấy tháng sau, Bé Tý bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nàng phải bán đôi xuyến cuối cùng để thanh toán tiền nhà hàng. Rồi một cứu tinh đến với nàng.
Lúc ấy, quan ba Bounet từ Nam kì chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh BẮC PHI điều động ra Bắc đánh ĐỀ THÁM vừa âm mưu đánh úp HN ngày 15 - 11 - 1907. Trong khi chờ biên chế vào đệ nhị lữ đoàn của đại tá BATAILLE, viên BaBOUNET tạm trú nhà hàng "gà trống vàng" trên lầu gần phòng Bé. Một hôm vì vội vã sơ ý, y đẩy lầm cửa vô phòng Bé, thấy nàng vận đồ ngủ mỏng na92m nệm trắng, lật đật nghiêng mình xin lỗi. Thay vì bị trách mắng, BONET được đáp lại bằng nụ cười tha thứ đượm vẻ tình tứ. Trưa hôm sau, chờ nàng rời phòng, Bonet chào, xáp lại mời nàng xuống cùng ăn để được lặp lại lời cáo lỗi hôm trước. Sau vài ngày, hai bên thành đôi tình nhân gắn bó. Viên quan Ba cũng vừa lãnh số tiền truy cấp khá bộn đưa Bé giữ. Tuần lễ sau, nhận lệnh hành quân, Bonet đành tạm từ biệt người đẹp lên đường.
Hồi đó, Pháp huy động toàn lực mở chiến dịch dưới quyền chỉ huy của Quan Năm Bonifacy, thanh toán một lần cho xong quân ĐỀ THÁM. Chiến dịch kéo dài 3 tháng. Vì vậy, Qua Ba của Bé bị cầm chân, nhưng vẫn gửi lương tháng về cho Bé ở nhà hàng. Tháng 2 - 1908, quân Bảo Hộ phát giác được chiến khu mới của ĐỀ THÁM trong rặng núi Láng, gần Tam Đảo. Bonet chỉ huy một tiểu đoàn làm nút chặn, án ngữ để sau núi Láng để đại quân Bonifacy tấn công hai mặt Tây, Nam vào chiến khu...Bonet bị trúng đạn ở lưng, lập tức được tản thương về HN, nhưng đã tắt thở dọc đường.
Bé Tý ở khách sạn đâu có hay. Hai tháng sau, không nhận được tiền gửi về nàng đoán người tình đã tử trận và từ đó chuỗi ngày đen tối lại một lần nữa đến với nàng. Một hôm, có một quan Tây râu xồm đến gõ cửa phòng cô, xuất trình một bì thư cô nhận ra là thư cô gửi cho Bonet và, tự nhận là Quan Tư cấp chỉ huy quan Ba xấu số. Bé cảm ơn, gọi bồi bưng rượu lên đãi khách rồi mời ăn trưa trong phòng, viên quan TƯ không từ chối. Trong bữa ăn, hai bên trò chuyện mỗi lúc một thân và từ đó Bé lại cặp với quan Tư Lastelle, CHỈ HUY TỈNH ĐỘI Bắc Giang.
Một hôm, y đem về gửi nàng giữ dùm một bình vôi bằng vàng 5kg và một cái ang bằng sứ Tàu cổ (không rõ cái ang là cái gì nữa). Hai báu vật này do Lastelle đoạt được trong các cuộc hành quân...Sau đó, bẵng đi mấy tháng, viên quan Tư không trở về HÀ NỘI. Chẳng biết hỏi ai, bé Tý đi Phủ Lạng Thương mới hay nhân tình của cô đã mất vì bệnh dịch tả không kịp đưa về HN. Thế là trời cho cô số vàng vô chủ này.
Cố Bé sau khi được chiếc bình vôi vàng nặng 5kg đã bắt đầu tính bỏ cuộc sống gái khách sạn bằng cách kết giao với những bạn cùng pháo ở HN. Mục đích là muốn kiếm đường làm ăn tìm đến cuộc đời tốt đẹp lương thiện hơn.
Bé nán lại khách sạn vài tháng hết năm 1908, ra giêng mới ra phố tậu nhà, mở tiệm buôn bán. Tiếc thay, số cô không phải số buôn bán, kinh doanh nên cô gặp một cuộc tình duyên mới, lần này không phải quan binh mà là dân sự rất giàu, ảnh hưởng quyết định đến cuộc đời oanh liệt của cô.
Phụ nữ An Nam xưa
HỒI BA: TÂY CHỦ MỎ VÀNG
Pháp kiều này là Jean Broussais, một trong những chuyên gia khẩn mỏ Pháp đầu tiên đến ĐÔNG DƯƠNG từ 1902 - 1903 và cũng chính là người đã khám phá nhiều mỏ quặng tại Ngân Sơn, chợ Điền, chợ Đã và mỏ vàng tại suốt Rít, Hòa Bình...đã trở thành triệu phú nên hồi đó người ta quen gọi là Tây chủ mỏ vàng. Broussais vừa trở lại miền Bắc sao 3 tháng về Pháp nghỉ sua hai năm góa vợ, sang Bắc kì 6 năm nay TÂY CHỦ MỎ VÀNG không lấy ai trước Bé. Nay gặp nàng y như bị trúng tiếng sét. Sau một thoáng dò xét tư cách thấy Bé tư cách đàng hoàng, Broussais kết nàng làm vợ.
Thế là sau đó, Bé nghiễm nhiên thành bà chủ mỏ vàng mặc dù không có giá thú. Chỉ sau 1 năm rời khách sạn: "gà trống vàng", Bé Tý là chủ một dương cơ nguy nga, sang trọng nhất nhì HN bấy giờ, tôi tớ cả bầy, tiền của như nước, được gọi là bá chủ mỏ vàng, có người gọi là bà lớn. Thực ra tiền của nàng không chỉ không phải chỉ Broussais cung cấp mà còn nhiều Broussais khác cũng hiến nàng. Một số bạn Tây cùng ở nhà hàng với Bé trước ngày Bé lấy Tây mỏ vàng, thấy chồng Bé hay vắng nhà bèn đến thăm, họ lại giới thiệu thêm một số bạn thân khác.
Với tất cả 28 chồng liên tiếp, kể từ Broussais đến cả trăm nhân tình lai rai suốt 36 năm vang bóng, Bé Tý đã vận dụng nhiều tiểu xảo gây ảo tưởng cho họ cô là người chung tình chỉ yêu có họ mà thôi. Và nếu họ chợt thấy một đàn ông nào khác trong nhà cô thì đó là...bạn chồng rất thân đến chơi lúc cô đi vắng (cái này không hiểu tiểu xảo này lắm).
Cô từng tâm sự với cô TƯ HỒNG rằng, bận tâm lớn nhất mỗi ngay là việc "canh giờ" như người BẺ GHI cho xe lửa khỏi đụng nhau. Mặc dù chu đáo từng chút nhưng đi đêm có ngày gặp ma. Một hôm Bé tiếp viên quan Năm vừa ra đến cửa thì Tây mỏ vàng về đến nơi. Lần đầu bắt gặp quan binh Tây trong nhà đi ra, Broussais nổi ghen và chấm dứt quan hệ.
Về phía bé Tý, sau ngày bỏ chủ mỏ vàng, trở thành một thiếu phụ xinh đẹp, tương đối tự do tiếp các nhân tình, không còn thấp thỏm nhiều như trước. Trong khoảng 7, 8 năm đứt với Tây mỏ vàng, Bé đã liên tiếp lấy thêm 3, 4 chồng và thường xuyên có vài chục nhân tình lẻ. Hầu hết đều là quan binh, quan chức cao cấp và dân sự bự, mỗi tháng tối thiểu mỗi người bao nàng...Như thế mỗi tháng cô Bé muốn có thể tậu 2 nhà lớn hoặc trên 20 mẫu ruộng hoặc hơn 300 lượng vàng (nói vàng dễ hiểu giầu cỡ nào nhất). Đến năm 1919, Tây mỏ vàng chết, bé Tý trở thành triệu phú thực sự (hơn tỉ phú thời bây giờ - trước 1974, còn so với bây giờ chắc đại tỉ phú quá) năm nàng tròn 30 tuổi.
Kể từ 1910, Bé Tý đã giàu có lớn, nhà cửa trang hoàng, trần thiết kế kiểu ĐÔNG PHƯƠNG lộng lẫy như dinh phủ vương hầu, những bảo vật, đồ cổ trung hoa quý hiếm, đặc biệt nhất là một ang sứ cổ KHANG HY (Ang sứ này nguyên của một đại tá Pháp dự trận BÁT QUỐC DẸP QUYỀN PHI, năm 1900, đột nhập Cấm Thành Bắc Kinh, đoạt được trong cung nội MÃN THANH rồi sang tay Passignat mua được cho bé Tý).
HỒI PHỤ: SỰ TINH KHÔN CỦA BÉ TÝ
Quán làng an thổ, Ninh Giang Hải Dương, cô bé Tý là một trong những me Tây lớn hiếm hoi hồi đầu thiết lập nền bảo hộ tại Bắc Kì (1886). Thời đó, cô và cô Tư Hồng oanh liệt lẫy lừng hơn cả, hơn cả 2 CÔ BA TRÀ, BẢY LIỄU SÀI GÒN dù hai cô này nhiều nhân tình lớn như tướng Giel, phó thống đốc Boutignac, LE jOL, nguyên chánh văn phòng Toàn quyền A.Saraut, ĐÔNG LÝ TOÀN KHÂM HUẾ, phó Thống Đốc ROCHAT...Ba chục năm đầu thế kỷ này là thời kì vang bóng một thời huy hoàng nhất của bé Tý. Lắm chồng, nhiều nhân tình, tiền của vào tay cô như nước.
Say ngày đoạn tuyệt với bé Tý vì bị bé Tý phỗng tay trên nhân tình của cô Tư Hồng, cô Tư Hồng thường nói với những ai biểu cô giầu rằng: "tôi giầu thấm đâu so với con bé Tý. Nó có dư cả trăm cây vàng ròng do các chồng và nhân ngãi Tây Tào cho nó. Nhưng nó kín lắm, không dám gửi nhà băng, cũng chẳng dám giấu trong tủ trong rương vì sợ bị cướp. Nó nghĩ ra 1 mẹo thật hay để đánh lạc hướng kẻ gian. Nó sai 2 gia nhân đi mướn 2 toán thợ đúc ở hai làng xa nhau đưa về HN để đúc hai pho tượng Mẫu tại hai trại của nó ở vùng ngoại ô. Hai tượng này giống nhau, nhưng 1 đúc bằng vàng thật, 1 bằng đồng. Đúc xong pho tượng vàng, nó đem biệt đến 1 nơi bí mật, gọi thợ sơn bên Đình Bảng, Chợ Dầu sang tô sơn phủ che lớp vàng như một tượng gỗ hay đá rồi bao kín bằng vải điều, đem về thờ trên lâu điện Hàng Bạc. Còn pho tượng bằng đồng, nó mướn thợ ở Hà Nam lên sơn phết rồi đem cung tiến một ngôi đền thờ Mẫu Sòng Sơn ở HN. Tin con bé đúc tượng Mẫu cung tiến đồn ầm lên trong giới bà Bóng Bắc Hà nhưng mấy ai biết nó cùng lúc đúc tượng vàng trăm kg thờ trong điện che mắt bọn gian phi.
Tranh biếm họa Cô Bé Tý - Bà Chúa Tiên
HỒI BỐN: ĐỒNG BÓNG
Giàu lớn rồi, cô bé Tý cũng như lắm bà đang nghèo hóa giàu, đua nhau nhập tịch giới khăn chầu áo ngự. Cô nổi tiếng là đồng bóng lẫm liệt. Từ Bắc và Trung, không đền to phủ lớn nào cô không đến hành hương. Các bà đồng quan đàn chị đều quý nể vì cô khéo ứng xử và hào phóng. Cô có 4 rương lớn bằng gỗ bạch đàn mặt ngoài sơn vẽ tứ linh, mặt trong để mộc thơm phức đựng đầy khăn áo ngự thượng hảo hạng mà ít bà bóng đương thời, kể cả các bà đồng quan có nổi 2 chiếc. Đặc biệt, khăn áo đều bằng nhiễu và gấm đọa Thượng Hải, không mấy bà Bóng thời đó đủ tiền mua sắm. Các nữ trang đều bằng ngọc và vàng trong khi các bà khác chỉ có đồ giả, đồ mạ, một rương đầy đồ hầu Mẫu, một đựng đồ hầu các ông lớn, ông hoàng, một đựng đồ chúa Thượng Ngàn...Ngoài ra, một giá gương bằng vàng 18k cao hơn 2 gang nguyên của một nữ hầu tước Pháp do một ông chồng Tây mua tặng cô trong một tiệm đồ cũ ở MẠC XÂY.
Trong ngôi nhà Tây hai tầng giữa phố Hàng Bạc, cô tôn điện thờ Mẫu nguy nga chẳng kém ngôi đền. Một cung văn trẻ hát chầu trong điện có soạn một tập vè lục bát, ví tòa nhà Hàng Bạc như là Động Tiên. Không hiểu Động Tiên trên trời đẹp như thế nào chứ Động Tiên Hàng Bạc thì thập phần lộng lẫy. Tòa nhà lớn bên ngoài bày biện đầy đổ cổ quý giá như: ngọc ngà, đồng, sơn, sứ từ đời Chu đến Thanh trị giá thử thời đến bạc triệu. Bên cạnh tòa nhà là một sân ngổn ngang lồng, chuồng, nuôi đủ thứ kì cầm dị thú.
...Những ngày có đàn tam tứ phủ, tha thướt ác ba 2 bóng, khăn xanh áo đỏ chẳng khác nào động tiên hạ giới trong ánh đèn khói nhang và đàn hát nhã nhạc. Vì thế cô bé Tý được thần thánh hóa là CHÚA TIÊN.
Siêu tài liệu: Thầy bói lợn đoán số Cô Bé Tý Hàng Bạc
Linh Xuyên
Số Bé phải xa cha 28 năm, suốt thời gian này, sao Bé không về làng thăm cha? Trường hợp ly kì Bé tái ngộ cha, tình cờ định mệnh giữa vụ thoát ly và đoàn tụ của Bé. Những "tài ngoại" của Bé dưới ngòi viết chủ báo "Avenir du Tonkin".
(Đoạn tiếp của câu chuyện kể đời sống bà Bé Tý Hàng Bạc - Hà Nội).
Thầy bói Lợn
Từ ngày bé đi biệt khỏi làng, thầy Đề Văn Giảng nhớ con hoài. Bảy năm sau, nhân đi dự đám tang người anh họ ở làng Bàn Yên Nhân, thầy đề nghe danh thầy bói Lợn ngày đó, chừng 30 tuổi đã nổi tiếng coi hay tại chợ Đường Cái. Vì bệnh trái trời nặng, lòa hai mắt, mặt rỗ, thầy bói khụt khịt mũi như lợn nên có hỗn danh này.
Thầy Đề đặt tiền coi quẻ tìm con thất tung, Thầy Lợn gieo quẻ xong, quyết ngay là lúc này chớ đi tìm kiếm vô ích, mòn giầy dép cũng không thấy, dù tình cờ qua cửa nhà con hay đi ngang mặt con giữa đường cũng không thể gặp nhau.
Thầy Đề hỏi: "tại sao?". Thầy bói Lợn đáp: "số mệnh có khiến xui như vậy...vì cha con phải cách xa nhau 28 năm".
Thầy Đề lại hỏi: "có hy vọng tìm thấy sớm hơn hoặc tự nó nhớ gốc, nhớ cha quay về?". Thầy Lợn lắc đầu rồi hỏi về ngày sinh tháng đẻ của Bé, lâm râm bấm Tử Vi, cho hay ít cũng phải 20 năm. Cha con chia lìa nhau thì cũng sẽ bất ngờ đoàn tụ thật li kì hi hữu.
Thầy Đề lại hỏi: "nó đến nay đã 18, 19 tuổi chẳng biết trôi dạt nơi đâu? Có gặp chốn lương thiện tử tế không?".
Đa nhân đa duyên
Thầy Lợn khụt khịt cười đáp: "nói cho ông anh mừng con nhỏ này làm lớn đến nơi. Số nó thật đáo để. Có nó ra đời thì không cha không mẹ, hoặc phải ly cách cha mẹ. Số nó mệnh VCD, lập tại Tí, lại đủ Khôi Việt, Tả Hữu thêm Quyền Lộc, Xương Khúc chiếu lại là nó thừa tài làm nên danh giá".
Thầy Lợn khựng lại một lúc rồi tiếp: "hiềm nỗi con nhỏ đủ bộ Tham, Diêu, Mộc, Cái, Hồng Đào, thêm Phượng Long đối chiếu Khốc Hư thì hơi...đa nhân đa duyên đấy. Giá mà số này có Tử Phủ nhập miếu ở hạn thì chẳng khác số bà Chúa Chè thuở trước. Dù chẳng được như vậy, đây cũng là số cận quý, giầu sang lẫy lừng 1 thời".
Thầy Đề lại hỏi: "Nếu lẫy lừng 1 thời rồi lụn bại thì hi vọng gì?"
Thầy Bói lắc đầu đáp: "Số bất cứ ai cũng vậy chỉ lẫy lừng 1 thời, dài hay ngắn, như hoa chỉ nở 1 lần rồi tàn sớm hay muộn. Số con nhỏ này đáo hạn Địa Kiếp có thể sẽ hết của như THẠCH SÙNG nếu không làm điều phúc đức. Nhưng ngày đó cũng còn lâu khi con nhỏ tuổi về chiều và ông anh lúc đó cũng đã được nó đền đáp báo hiếu đầy đủ.
Thật ra, thầy Đề lúc đó chẳng mấy tin tưởng lời thầy bói. Chính cả thầy Lợn cũng không thể ngờ 20 năm sau thầy 49, một sáng kia, cũng buổi chợ đông như bữa đó, có một xe hơi lộng lẫy từ phía Hà Nội sang đậu xịch bên lộ, bước xuống một ông lão vận đồ lụa bạch, đội nón lông ngan đen chóp bạc, theo sau là một thiếu phụ sang trọng len lách qua đám đông đến quán thầy bói. Ông lão ngồi xuống đầu ván, cất tiếng hề hề cười.
Nhớ giai
Thầy Lợn ngẩng mặt, lẩm bẩm: "Quái! Giọng ai nghe quen quen...nhưng đã lâu không tới coi".
Ông lão khà khà cười: "Phải, 20 năm qua mới đến thầy đây!".
Ông Lợn khụt khịt, nghiêng tai về phía khách lạ: "Ai nhỉ...ông khách dưới NINH GIANG?"
Ông lão cười rộ: "Chịu thầy nhớ dai! Văn Giảng đây
A! Cụ Đề đã tìm thấy con gái? Đến thưởng đệ phải không?
Ông lão tủm tỉm cười xua tay ra dấu cho thiếu nữ đừng lên tiếng rồi nói: "Đến trách thầy, chứ thưởng gì. Con gái đã thấy đâu. Năm đó, thầy đoán trong 20 năm nay đã 21, 22 năm rồi, vẫn tuyệt vô âm tín. Lão nay đã 74 sống đến bao giờ mới gặp con?".
Thầy Lợn hoài nghi, chau mày: "Nếu quả vậy, tôi coi lại cho cụ một quẻ xem sao".
Ông lão gật đầu, lấy trong hầu bao đồng ván 2 cắc bạc đặt vào đĩa. Thầy Bói khấn, gieo tiền, ngồi im bấm quẻ rồi lắc đầu: "có lẽ cụ muốn thử tôi, chứ quẻ này "úp cối" là cụ gặp con rồi.
Ông Lợn lại khảo lại số Tử Vi ông lão rồi lẩm bẩm nói 1 mình: "Quái thật! số này năm nay không tháng 3 thì tháng 7 cha con phải đoàn tụ, sao nay sang tháng chạp mà vẫn chưa?"
Một chuỗi cười dòn vang lên, ông lão ôm chầm lấy vai thầy bói cười: "Xin chịu thầy, thần bốc TRẦN ĐOÀN tái sinh! Bữa nay cha con lão đến tạ thầy đây".
Hạn Địa Kiếp
Chúa Tiên Hàng Bạc mở ví lấy xấp bạc 10 đồng đưa cho cha...Sau khi trao số bạc vào tay ông Lợn, ông lão hỏi nhỏ: "Năm xưa, thầy đoán con tôi đáo hạn Địa Kiếp hết của như THẠCH SÙNG, vậy hạn đó năm nào...và có cách nào cho qua khỏi được chăng?".
Thầy bói trầm ngâm giây lát đáp: "Hạn này còn lâu, hơn giáp nữa, vào năm Ất Mùi (1955) nhưng có thể hóa giải được phần nào nếu đương số tu nhân tích đức, tránh sát giới, của cải sẽ bị tán phát 1 nửa, còn lại 1 nửa không đến nỗi trắng tay hết sạch"
Lời thầy Lợn làm cô bé Tý biến sắc, ông lão khuyên con đừng đi xe hơi, lo cán chết người, vậy sẽ mang tội. Khi về tới HN, nghe lời thầy bói, cô vội bán lại chiếc Donnet Zedel mới cho chủ hãng Aviat, sắm 1 xe kéo lộng lẫy, đẹp nhất HN do một phu xe vận đồ trắng, nón trắng, quần xà cạp trắng "hách" nhất cố đô, kéo đi đó đi đây trong thành phố, theo sau là 1 phu hầu ăn mặc đúng y, đóng vai vệ sĩ chạy bám đít bánh xe khiến khách qua đường đều chú ý.
Cuộc tái ngộ ly kỳ sau 28 năm...
Kể từ 1910, cô Bé Tý đã giàu có lớn, nhà cửa trang hoàng, trần thiết kế kiểu Đông Phương lộng lẫy như dinh phủ vương hầu đầy dẫy những bảo vật, đồ cổ Trung Hoa quý hiếm. Muốn dương danh khoe của Cô mở động cho dân chúng thong thả vào coi. Từ năm 1924, cửa mở cách một ngày một lần, nhưng từ 1930, nhà cầm quyền Pháp chỉ cho mở chủ nhật và ngày lễ. Người vào coi xếp hàng một nối đuôi trước cổng. Một hôm, có ông lão quê đến nhập bọn, lần bước sau toán người vào coi. Lối đi trong động hẹp ngang, dù cho chuỗi người nối gót tiến lên vì 2 bên đều kê san sát tủ, xập, kỷ, án, bình phong chạm trổ, sơn thếp hoặc cẩn xà cừ, ghép ngọc ngà châu báu. Trên mặt thì bầy la liệt đồ cổ ngoạn bằng đồng thiếc, ngọc, ngà, hổ phách, san hô, bảo thạch, đồ sứ cổ Tàu từ đời Thanh đến Chu, tổng trị giá ngày đó đến nửa triệu bạc. Người vào coi, dù sành điệu hay không, cứ chầm chậm bước một bước vừa đi vừa ngắm xem, không ai được xáp gần, sờ mó các đồ vật trưng bày. Theo bén gót người phía trước, ông lão quê đang mải ngắm bộ bình đông bích đồ thứ 6 cánh cần ngọc vàng...bỗng la lên chu choa, nhăn nhó, thụp xuống ôm lấy chân làm cán ô cong kẹp nách ngoắc phải miệng một ang sứ cổ Khang Hi từ trên kỷ lộn rớt xuống bể tan tành (Ang sứ này nguyên của một đại tá Pháp dự trận Bát quốc dẹp Quyền Phi năm 1900, đột nhập Cấm Thành Bắc Kinh, đoạt được trong cung nội Mãn Thanh rồi sang tay Passignat mua được cho cô Bé Tý). Thì ra ông lão có mụn lở gót chân buộc thuốc sơ sài. Người đi sau, lúc cất bước, vô ý đã trúng phải, làm ông lão đau điếng, lóng ngóng gây ra vụ bể. Ông lão run sợ, khóc lóc lạy van. Ai thấy cũng ái ngại, nhưng phải chờ Chúa Tiên về...Vì sợ trách nhiệm, viên quản gia quát tháo nhốt ông vào nhà cầu. Y trở ra xua hết người coi, đóng cửa lại rồi xuống nhà giật mình thấy cửa cầu tiêu mở, đẩy vô, không thấy ông lão. Hốt hoảng, quản gia làm um xùm, thúc gia nhân túa các ngả tìm kiếm. Ai vừa giải cứu ông lão? Gã phụ bếp giầu lòng thương, ghét quản gia phách lối, nhân lúc mọi người bận nhà trên, đã lén mở cửa nhà cầu, đưa ông thoát lối sau, Vì không thuộc phố phường Hà Nội, ông lão vừa đi vừa hỏi đường, loanh quanh đến phố Mã Mây bỗng có tiếng thình thịch chạy sau lưng ông chưa kịp ngoái cổ thì bị gã quản gia túm tóc đánh...Người đi đường xô tới can ngăn. Gã quản gia kéo xềnh xệch lão về Hàng Bạc, hô gia nhân lấy dây trói, bỏ nằm cầu tiêu, khóa cửa lại. Ông lão tủi nhục nằm khó dấm dít đến trưa chiều, chẳng ai cho ăn uống. Mãi tối, bà Chúa đi dự đàn tứ phủ trên đền Đức Vua dốc Yên Ninh cùng hai cô gái nuôi mới về. Cả nhà đổ ra đón, bưng các thấp quả phẩm lộc, đồ biếu vào. Quản gia trình Chúa Tiên vụ bể ang và thủ phạm, ông lão, vì trốn khỏi nhà đã bị bắt lại, nhốt trong buồng vệ sinh, chờ lệnh Bà Chúa. Nghe nói ông lão đau chân loạng choạng làm bể đồ, Chúa Tiên bảo cởi trói, dẫn lên phòng thay áo trở ra thấy ông lão mặt mày hốc hác bị quản gia bắt quỳ dưới đất, Chúa Tiên không nỡ, bảo đỡ dậy, lấy ghế cho ngồi, hỏi ăn uống gì chưa? Ông lão lắc đầu xin hớp nước đỡ khát. Bà Chúa sai người đưa xuống bếp cho ăn uống tử tế xong dẫn lên. Chúa Tiên ôn tồn hỏi sao đến coi lại không cẩn thận để ý làm bể bảo vật của Bà? Ông cụ mếu máo kể từ lúc nối gót người vào coi đến lúc thình lình bị đã vào mụn, đau quá luýnh quýnh cán dù móc phải ang rớt bể rồi bị giữ. Chúa Tiên vặn hỏi đã vậy, sao còn chạy trốn? Lão thưa:
- Không phải vậy, Lão không tự ý trốn đi mà...do một chú tử tế thương hại mở cửa nhà cầu dắt lão ra cổng sau, chỉ đường bảo trốn. Chẳng may phố xá không rành loanh quanh hỏi thăm ra tới bến, định đi Hưng Yên thăm con, đến gần Cột Đồng Hồ thì bị thầy quản gia túm đánh, lôi kéo về nhà, cột nhốt trong nhà xí!
Lai lịch ông lão quê
Chúa Tiên nghe sinh lòng bất nhẫn nói:
- Giờ lỡ đánh vỡ đồ quý của tôi thì phải đền!
Nước mắt chạy quanh, ông lão mếu máo chắp tay xá:
- Bẩm Bà Chúa, lão quê mùa nghèo khó, sống trơ trọi, không có tiền đền Bà Chúa
- Thế con cháu đâu mà lại sống trơ trọi?
- Lão có thằng lớn gần 50, mới đây cả vợ chồng đều bị chết bệnh thời khí. Chúng có 2 con: một đứa đi lính Đoan 8, 9 năm nay không thấy về; còn 1 đứa 17 ở đợ làng bên. Lão còn một gái nữa lấy chồng hàng Huyện, đăng lính Khố Xanh vừa đổi sang Hưng Yên. Với lương cai Khố Xanh, vợ chồng nó nuôi sao nổi 7, 8 đứa con, nói chi giúp đỡ cha già?
- Vậy, lão làm cách nào sống?
- Nhờ biết năm ba chữ thảo được lá đơn, bản văn tự (giao kèo mua bán vay mượn) làm sớ trạng cúng kiếng, ngoài ra hằng ngày và dịp Tết nhất, có người mướn viết châm, liễn đối trướng hiếu hỉ, nên cũng tạm sống qua ngày.
- Ngoài hai trai, gái đó, có còn con nào khác không?
Câu hỏi khiến ông lão bùi ngùi
- Bà Chúa hỏi thêm đau lòng. Lão lận đận vất vả, mới 40 đã gà trống nuôi 3 con
Chúa Tiên bỗng đanh nét mặt
- Ông lão nói có 2 con: 1 trai, 1 gái. Con trai và dâu mới chết dịch; con gái lấy chồng Khố Xanh sao lại biểu nuôi 3 con? Đứa thứ ba đâu?
- Dạ, đứa thứ 3, chẳng rõ nó ở đâu? Còn sống hay đã chết? Nghĩ đến nó, lão cầm lòng không nổi. Nay thấy mặt nó một lần, lão nhắm mắt cũng thỏa lòng.
Chúa Tiên chớp chớp mắt nén xúc động hỏi:
- Đứa thứ ba này trai hay gái?
- Bẩm, cháu gái.
Chúa Tiên hơi biến sắc, hỏi:
- Con gái nhỏ ở với ông Cụ, sao lại không biết nó ở đâu? Sống hay đã chết?
Ông lão tần ngần chưa kịp đáp. Chúa Tiên hỏi tiếp:
- Hay là nó bị mẹ mìn, kẻ nào bỏ bùa dỗ mang sang Tàu bán?
Ông lão lắc đầu:
- Không ai dụ dỗ mà tự nó ra đi
- Gì lạ vậy? Tự nó ra đi như người lớn? Quả là chuyện lạ, ít thấy!
Ông lão bèn kể đầu đuôi chuyện sai cái Tý Ba, gái út đem be ra đầu làng mượn rượu chẳng may té, be bể, miểng đâm toét đùi rồi sợ đòn cha, không dám về, đi biệt tăm từ đó...nay đã tròn 28 năm.
Nghe đến đây, Chúa Tiên bèn khoác tay ra dấu cho kẻ ăn người làm, gia nhân trong phòng xuống nhà dưới để bà hỏi chuyện riêng ông lão. Khi ai nấy không còn trong phòng, Chúa Tiên mới khẽ hỏi ông lão danh tính, quê quán, nghề nghiệp? Ông nhất nhất trả lời, Bà Chúa không cầm được nước mắt ôm cha nức nở khóc. Xiết bao mừng tủi, ông lão nghẹn ngào trách con bấy lâu giàu sang chẳng đoái hoài đến cha già, quê quán. Chúa Tiên nhận tội bất hiếu, trình bày không phải vì quên làng nước gia đình, mà do gặp lắm éo le, nghịch cảnh không cho nàng giữ tròn hiếu đạo: Khi bỏ nhà ra đi, gặp được vợ chồng công sứ dung dưỡng nuông chiều, lắm lúc nhớ cha, anh chị, nhưng đâu dễ mỗi chốc được về thăm. Vả lại hình ảnh cha nghiêm dữ đòn càng khiến nàng thêm e ngại. Đến khi bị bố nuôi khác máu tanh lòng làm điều ô nhục, nàng còn thấy phải xa cha hơn nữa vì lẽ không thể trở lại thôn làng trong cái vỏ nửa tây nửa ta chẳng giống ai trong làng. Nàng đành nhắm mắt đưa chân. Hà Nội như ánh đèn thu hút cánh thiêu thân, nàng bị cuộc sống lôi cuốn lên chốn phồn hoa cố đô. Thân gái bơ vơ giữa cảnh xô bồ đô hội, nàng phải từng phút vận dụng xảo năng để tranh sống, thăng hoa, nên không còn đầu óc nghĩ đến chuyện nào khác ngoài thực tại thức thời.
Chúa Tiên thú thật với cha là từ ngày tới cố đô 36 phố phường nàng không hề được ngủ trước nửa đêm, bận rộn tối ngày suốt 20 năm ròng rã. Lắm lúc muốn sai thuộc hạ hoặc đích thân về làng thăm cha, nhưng ý định chỉ thoáng qua rồi lại bỏ đó vì quá đa đoan công chuyện. Thấm thoát, ngày qua tháng lại đã gần 30 năm, nay cha con trùng phùng xum họp. Nghe con nói xong ông lão gục gặc, tấm tắc khen với Chúa Tiên:
- Chịu Thầy bói Chợ Đường Cái đoán giỏi! Ông Lợn quyết đoán phải 20 năm xa cách cha con mới đoàn tụ. Tính đến hôm nay tròn 27 năm 2 tháng. Bữa nào, cha con mình phải đến thưởng ông Thầy!
Liền đó, Chúa Tiên cho gọi toàn thể gia nhân, tôi tớ lên đứng đằng trước mặt, ra lệnh những ai đã thái độ vô lễ, tàn nhẫn với cha già phải quỳ xuống tạ tội lễ sống 2 lạy còn người khác thì 2 vái sau khi tuyên bố cho biết đó là cha đẻ xa cách 28 năm mới gặp lại. Bà thuật cho nghe trường hợp Bà nhỏ 12, 13 đã phải lìa xa gia cảnh. Định mệnh đã an bài sự kiện tương phản giữa việc thoát ly và đoàn tụ của Chúa Tiên: Xưa thì con đánh vỡ bỏ cha nay thì "cha làm bể ang cha mới gặp con".
Cuộc đời Chúa Tiên trên báo Pháp
Giữa bầu không khí hoan hỉ bỗng có tiếng chuông reo ngoài cửa. Viên quản gia chạy ra, trở vào cho biết quan tây Chủ báo Phố Hàng Trống đến. Một thoáng do dự Chúa Tiên ra hiệu cho vô...Thấy ông lão quê mùa lạ hoắc ngồi bên Chúa Tiên, Chủ báo Henri de Massias hôn tay nàng vừa ngó ông lão. Hiểu ý, Chúa Tiên giới thiệu cha với người tình lớn rồi vui miệng kể giai thoại vừa xảy ra. Massias, lúc đó đang sưu tập các dữ kiện để viết về cuộc đời li kỳ Chúa Tiên đăng phơi tông trên báo Avenir du Tonkin dưới nhan đề: "La vie merveilleuse de Betty lo Tonkinoise". Độc giả Hà Nội, cả ta lẫn tây, đều hiểu BETTY là tên ĂNGLÊ đặt cho cô Bé Tý Hàng Bạc. Trên nhật báo "Annam Nouveau" của Nguyễn Văn Tĩnh, nhân sĩ chủ trương thuyết trực chi ngày đó, có bài châm biế, Chủ báo Avenir là mỏ rao hàng (crieur public) cho Chúa Tiên để được Chúa cho tha hồ "ra vào động Chúa". Cũng trên báo này, binh bút Trần Văn Tùng còn ví De Massias là họ Mã của Tú Bà đang muốn đánh cả cụm "rinh" Aline (tức Cô Liên, con nuôi lai đẹp, tay hòm chìa khóa Chúa Tiên). Trong các nhân tình cô Bé Tý, không ai biết rõ, viết nhiều về cuộc đời cô bằng De Massias. Có lẽ do đó, nàng cưng nhất chàng Donjuan đĩ điếm này. Massias cũng như hầu hết các nhân tình mết Chúa Tiên không phải chỉ vì nàng đa tình, da thịt thơm tho hấp dẫn mà còn vì nàng thông minh và linh mẫn như hồ li, khiến chồng và tình nhân nhiều phen lúng túng, bối rối trước những câu hỏi hóc búa của nàng mặc dù họ học cao, còn nàng gần như thất học. Về điểm thông minh và linh mẫn này, De Massias tức Quan Năm Douguet, nhân tình Betty trong truyện "Đời ly kỳ của Betty - Cô gái Bắc" có kể về nàng như sau:
Betty là cô gái nhà quê, được ba má nuôi là vợ chồng công sứ Hưng Yên cho học tiếng Pháp truyền khẩu, thực hành ngay trong gia đình nên 5, 6 năm sau đã nói thông Pháp Ngữ. Cái giá trị ăn khách của Betty ở chỗ đó. Các quan thầy coi nàng như con chim lạ miền Bắc vì hồi đó hiếm có gái An Nam nào thạo tiếng Bắc như nàng. Phải nói là họ bị Betty chinh phục hơn là họ chinh phục Betty. Không những ngày trẻ đẹp, sạch, thơm hơn người nữ Âu, nàng còn khéo o bế, chiều chuộng nên không người tình nào thất vọng vì nàng.
Tuy nhiên, Betty cũng rất khó tính, cái khó tính tạo ra cái loại của nàng như oai của Josephine với Nã Phá Luân khiến đàn ông quý nể. Lắm người có cảm tưởng Betty là mụ phù thủy hay nhả linh thị. Một lần, sau tiệc sinh nhật vợ bạn thân, tôi trở về nhà Betty. Hôn tôi xong, nàng nheo mắt, trỏ mặt tôi nói rằng tôi vừa đi ăn tiệc về và ăn hơi nhiều. Tôi ngạc nhiên hỏi sao biết? Nàng đáp tôi ăn đồ nguội và bánh thịt (sand wiches) nhiều hơn bánh ngọt. Tôi sửng sốt tròn mắt trước câu nói trúng phóc của Betty. Hỏi làm cách nào biết rõ vậy? Nàng tủm tỉm trả lời là có mắt thần thấy rõ mọi vật ở xa. Lại một lần đến, chơi nhà d'Apremont - tức de Monpezat, nằm chuyện gẫu, tôi có hút 5 điếu á phiện. Vì là thuốc thượng hảo hạng Besesnares rất thơm, tôi đã cẩn thận xúc miệng rất kỹ, tợp ly nhỏ Cointreau và ngậm điếu xì gà trước khi chia tay, đến nhà Betty. Tới nơi, tôi hôn nàng. Người đẹp bỗng nheo mắt, ngó tôi không chớp. Làm bộ không lưu ý, tôi bồng nàng, đặt xuống divan...Betty đẩy tôi ra: Không! Anh sắp làm tôi mệt. Để mai, bữa nay tôi không khỏe! Tôi chưng hửng trước phản ứng bất ngờ này. Nàng nói tiếp: Đi hút về mà hành xác người ta! Tôi vội chối và giơ tay thề. Betty nhếch cười: Anh quên tôi có mắt thần sao? Tôi đâu tin lời thề anh bằng tin râu tóc anh? Câu trả lời khó hiểu làm tôi thắc mắc, hỏi lại nàng làm thinh. Tôi đến d'Apremont, kể hắn nghe chuyện này. Anh bạn chủ ngựa cười: "Con nhỏ già dặn kinh nghiệm, đánh hơi tài lắm". Rồi hắn giải thích là Betty thính mũi, ngửi thấy khói thơm dặt mùi á phiện còn phảng phất quyến vào râu tóc mà biết, chứ không phải có mắt thần, linh thị gì. Xúc miệng uống rượu hút xì gà chưa đủ, phải rửa mặt gội đầu xà bống mới đánh bay được mùi thuốc. Hồi làm Quân Trấn Trưởng sống độc thân ở Hà Nội, tôi (Lời: Quan Năm Douguet tức Massias) có hẹn Betty mỗi tuần đến Quân Trấn một lần nếu quá 17 giờ thứ bẩy không thấy tôi tới nàng.
Rồi một thứ Bẩy, đang ngủ trưa, có một bạn gái thân, chồng làm Phó Công sứ một tỉnh duyên hải, lần đầu tiên thăm tôi tại Quân Trấn. Trong tình cũ nghĩa xưa, nàng vui với tôi suốt buổi trưa đến gần 16 giờ mới chia tay. Hơn giờ sau, Betty đến, vào cổng bên hông lúc tôi vừa xuống văn phòng sau khi đã cẩn thận sai lính làm lại buồng, xóa hết dấu vết cuộc hợp hoan vừa qua. Một mình trong buồng, Betty để mắt quan sát, hít hà các gối đệm rồi bấm chuông...Tôi vừa lên đến cửa, nàng ôm chầm lấy hôn rồi phanh áo tôi, đưa mũi đáh hơi, trên da mặt vai, ngực tôi một lúc, vùng vằng xô tôi ra, giật cây dù để trên bàn, bước mau ra cửa. Tôi cản giữ lại, nàng gỡ tay tôi, nói:
Anh quên là tôi không muốn làm người thứ 2 trong cùng một ngày của anh? Khỏi hỏi ai, tôi cũng thừa biết anh vừa có một đàn trong vòng tay.
Dứt lời, nàng dời phòng, hẹn hôm sau tới. Thái độ khó tính, cửa quyền này (fierte des manieres) tuy không đẹp, nhưng các nhân tình vẫn khoái Betty, có lẽ vì họ thấy ít có me tây An Nam nào giống nàng và do đó rất quý nể, không dám coi thường nàng như các me khác. Riêng tôi còn khoái Betty ở chỗ nàng hay nêu lên những vấn nạn từng khiến nhiều người, trong số có tôi, từng bí khó trả lời. Tôi có tật đêm mưa, bằng mọi cách, phải tìm đến với nàng. Và ba lần như vậy, nàng thấy bị làm phiền nhiễu vì tăm tối mưa gió, đầu ráo áo ướt, cửa mở đóng làm rộn lối xóm nên một đêm, nàng biểu tôi không tiếp lần sau, nếu không giải thích tại sao lại khoái đến với nàng đêm mưa? Lúng túng, tôi đành trả lời khoái đêm mưa tìm đến, chứ không hiểu tại sao? Betty vặn hỏi sao lại khoái như vậy? Bất cứ hành động nào cũng có lý do như muốn ăn uống là vì đói, khát. Việc mò mẫm đêm mưa sấm chớp ầm ầm không thể không có những lý do sâu sắc ngoài động cơ sinh lý thúc đẩy? Rồi nàng cười nói tiếp không hiểu tại sao đàn ông khoái đến với đàn bà những đêm mưa? Nàng thấy đàn ông Đông hay Tây cũng khoái như vậy, và đã hỏi nhiều người già lẫn trẻ, hầu hết là các quan Tây đều không giải tỏa nổi thắc mắc của nàng. Do đó, Betty đã quyết định từ nay không tiếp ban đêm mưa chừng nào chưa được giải thích rõ về điểm này.
Một người tình cũ của Betty trước tôi là Đại tá M, có thuật lại câu chuyện về bộ tóc dài dậm của Betty. M mỗi lần nằm bên nàng đều yêu cầu nàng bọc hay quấn tóc, đừng bỏ xóa vì anh ta có tật ngủ say tay quờ quạng, hễ vướng vít phải tóc dài là thức tỉnh lập tức. Betty không chịu, viện lẽ, nếu quấn lại không ngủ được như bị ai nắm đầu. Vậy chỉ có cách hai người ngủ riêng là tốt. Nhưng M không muốn vậy. Sau nhiều lần yêu cầu nàng chịu nhượng bộ với điều kiện M giải thích cho nàng hiểu công dụng của tóc trên đầu cùng những lông khác như ở nách? Tại sao nách có lông dài? Tại sao nhỏ không có, lớn mới mọc? Để làm gì?
Tất nhiên, cũng như tôi M chịu thua không trả lời được câu nào.
Nguồn: KHHB - Số 74C2
=====================
Siêu tài liệu: Hạn Địa Kiếp của cô Bé Tý Hàng Bạc
Linh Xuyên
Thầy kế Khâm Thiên đoán cô Bé Tý đáo hạn Địa Kiếp (năm Ất Mùi 1955) phải khánh tận như THẠCH SÙNG. Để cứu vãn, thầy bói khuyên cô làm gì? Sao cô không tin? Cô bị hết của ly kỳ trong nửa ngày như thế nào? Ai tay không đến đoạt hết kho tàng báu vật vô giá của Cô?...
Cô Bé Tý coi quẻ thầy Kế:
Sau khi đến chợ đường Cái thưởng tạ thầy bói Lợn, được ông này báo động về hạn năm Mùi rất nặng, cha con cô Bé trở về Hà Nội kém vui. 8 năm sau, ông lão qua đời, được con gái ma chay linh đình, đưa linh cữu về quê mai táng. Năm 1942, nhân đi trẩy hội Mẫu Phủ Giầy qua Nam Định, Chúa Tiên nhớ lời đoán của ông Lợn, có ghé coi thầy Kế, lúc đó ngồi ở phố Hàng Song. Không muốn ra mặt, nàng nhà bà Bóng đi theo cầm quẻ và biên ngày tháng ra mảnh giấy, để khi hỏi bà này nói thay. Thầy bói gieo quẻ xong, hỏi ngày giờ sinh, rồi bấm tay nói ngay: "Số này giống y cô Bé Tý Hàng Bạc".
Chúa Tiên cười, lên tiếng chào. Ông Kế dõng dạc nói: "Hơn năm trước, ngày tôi mới từ Khâm Thiên về Ngã Sáu (ỏn rợp), bà có đến coi vụ ông Năm Đồng đăng bị Nhật bắt, tôi đã quyết đoán bà về tới Hà Nội thì ông ta cũng được tha, việc đó có đúng không?"
Chúa Tiên gật đầu: "Chịu Thầy! Tôi về đến nơi buổi trưa thì chiều, ông ta đến. Còn quẻ bói hôm nay ra sao?".
Ông Kế đáp: "Quẻ hôm nay không ứng, chẳng động hào nào, tôi mới hỏi ngày giờ sinh bấm đoán theo Tử Vi. Như lần trước, tôi đã nói bà từ nay đến năm Ngọ tới (1954), tức còn tròn 1 giáp, số vẫn hạnh cát, không có chuyện gì nhưng đến năm Mùi (1955), hạn phùng Địa Kiếp, phải lo phòng kẻo vong gia như THẠCH SÙNG thuở trước.
Lời thầy Kế làm Chúa Tiên hơi biến sắc nói: "Thầy bói Lợn cũng đoán vậy, khuyên tôi làm Phúc vì đức năng thắng số, kiêng sát sinh và ăn chay niệm Phật thì cũng đỡ hoặc có thể qua khỏi. Như vậy có thể đúng không? Thầy có phép gì giúp tôi quan hạn này không?"
Ông Kế đáp: "Bà nên làm như ông Lợn đã dạy nhưng tôi còn khuyên bà đầu năm Ngọ (1954) nên dọn nhà đi nơi khác ít nhất 1 năm đến đầu năm Thân (1956) hãy quay trở về nhà cũ. Tốt hơn là nên bán ngôi dương cơ đó hoặc cho người ta thuê, nếu không hạn này khó qua".
Chúa Tiên hỏi dọn đi đâu, thầy bói khuyên nên dọn xa Hà Nội, càng xa về phương Nam càng tốt, càng kín nhẹm việc chuyển cư không để ai biết tung tích, địa chỉ càng tốt. Nếu ở lại ngôi nhà hiện hữu, chắc chắn không qua khỏi đại hạn xấu này.
Nghe nói tuy lòng lo ngại, nhưng Chúa Tiên Hàng Bạc vẫn tin có Mẫu che chở, số mình không đến nỗi. Sau khi nàng đi khỏi, thầy Kế nói ngay với khách xem ở đó là cô Bé Tý sẽ không làm theo lời ông dạy vì số cô sẽ tán gia năm Mùi, may lắm còn cái xác nhà và chút it của chìm.
Ra khỏi chỗ coi bói, Chúa Tiên có vẻ băn khoăn, hoang mang nhưng về tới nhà nàng lại chủ quan như 10 năm trước cùng cha đi coi thầy bói Lợn về. Tin có vua Mẫu, chư vị Quan lớn, quan Hoàng độ trì...nàng càng mê đồng bóng. Từ Đông Cuông Tuần Quán, Hội Lộ, Đền Tranh đến Phủ Giầy, Sòng Sơn, Phố Cát, không đền to phủ lớn, hội hè nào nàng không tới hành hương chiêm bái. Nàng cũng tin người Nhật, người Pháp sẽ không chiếm đoạt tài sản của nàng, do đó nàng chẳng phải thay đổi chỗ ở. Việc di chuyển đồ đạc, nhất là hàng ngàn báu vật, cổ khí lớn nhỏ dễ bể là điều khó khăn, nan giải. Hơn nữa, cả 1 điện thờ nguy nga khiêng dọn đi đâu? Nàng vẫn tin là pho tượng Mẫu bằng vàng rất linh thờ trong động sẽ hóa giải các vận hạn đến với nàng. Thế là Chúa Tiên coi như "pha", không quan tâm đến lời khuyến cáo lúc đó của hai thầy bói nổi danh Bắc Hà. Mãi cho đến 12 năm sau...
Mưu chiếm của quý của cô Bé Tý:
Hai cán bộ, nón bọc nylon, đeo sà cột theo viên Trưởng Phố Hàng Bạc, đến bấm chuông nhà cô Bé Tý, người quản gia cháu cô mở cửa mời vào, Viên Trưởng Phố giới thiệu 2 gã cũng xuất trình chứng minh thư là Đại diện Tòa Thị Chính đến thăm viếng chào mừng đồng bào sau ngày Chính phủ về tiếp quản thủ đô. Vừa uống trà hút thuốc, 2 cán bộ vừa đưa mắt quan sát kỹ các đồ vật trang hoàng trong phòng khách. Một gã "giáo đầu" hỏi về chủ nhân và tình hình sinh hoạt. Rồi gã thứ hai mở màn tán dương thành tích kháng Pháp và sự nghiệp cứu quốc của Chính phủ. Y kể công 8 năm hy sinh gian khổ đã đưa đến kết quả là nay Chính phủ về xuôi tiếp thu nửa phần đất nước điêu tàn vì chiến tranh, trống trơn vì thực dân bóc lột, vơ vét. Chẳng những họ nhặt nhạnh những gì có thể đem được, mà còn hủy diệt những gì họ không thể đem theo như bất động sản, các di tích lịch sử nhằm gây khó khăn cho Chính phủ hao tiền hao của tốn công tái thiết. Gã lớn tuổi phụ họa: cụ thể như Chùa Một Cột, thực dân biết không thể đem theo đã phá hoại ngôi chùa bằng mìn, còn phao tin Chính phủ ta chỉ huy (thực ra vụ này do VM gây ra để Chính phủ quốc gia hồi đó, không thể tháo gỡ, chuyển vào Nam ngôi chùa độc nhất vô nhị. Đông Dương này, rồi lấp liếm tố ngược Quốc Gia và Pháp cấu kết chủ động). Gã cán bộ lại tiếp: Chưa hết, nhiều bảo vật của 2 bảo tàng viện Đấu Xảo (Mussé Maurice Long) và sau nhà hát lớn (Messé L, Finot) cũng bị họ lấy đến 80-90% đem vào Sài Gòn và Đà Nẵng. Còn bao nhiêu vật liệu máy móc, công cụ cơ xưởng, xí nghiệp cũng bị họ tẩu tán vào Nam hết. Bây giờ Chính phủ ta và nhân dân phải lo hàn gắn và xây dựng lại từ con số không. Mọi công dân phải tích cực tham gia vào công cuộc tái tạo phục hồi chung, không ai được trốn tránh nghĩa vụ trọng đại này.
Viên quản gia hỏi việc đóng góp của người dân như thế nào?
Gã kia trả lời: Đại khái nông dân có thể đóng góp tiền bạc, thóc lúa, công sức canh tác, khai phá gia tăng diện tích. Thợ thuyền thi đua lao động sản xuất. Các thương gia ủng hộ tiền của, không trốn thuế chính phủ, mở mang doanh thác. Như gia chủ đây nhà giàu có nhiều bất động sản có thể cho nhà nước mượn không để làm cơ xưởng, công sở, kho tàng...hoặc quyên tặng của cải, ủng hộ các đồ quý giá như năm xưa sau Cách mạng tháng 8/1945 nhân dân đã hưởng ứng "Tuần lễ vàng".
Viên quản gia lại thắc mắc hỏi: Các cổ vật quyên tặng như vậy Chính phủ sẽ bầy bán tại cửa hàng mậu dịch lấy tiền xung quỹ hay đem trang trí các cơ quan Trung ương hoặc trang hoàng tư dinh, tư thất nhân viên cao cấp nhà nước?
Gã cán bộ trẻ cho hay: Chính phủ không đem bán cũng không đem bầy biện trần thiết đâu cả, các cổ vật sẽ đem trưng bày trong các bảo tàng viện, điền vào những chỗ đã bị Pháp lấy đi. Chính phủ sẽ biết ơn và ban khen những vị sở hữu chủ hảo tâm này, vì họ đem vinh dự đến cho Chính phủ và nhân dân khi các phái đoàn quốc tế tới tham quan.
Kể đó 2 cán bộ yêu cầu được dẫn đi coi các nơi trong động Chúa Tiên. Viên quản gia hướng dẫn 3 người từ tầng trệt lên đến các lầu, xuống cả sân nuôi cầm thú lạ, 2 cán bộ tròn mắt ngắm coi, không ngớt gục gặt đầu khen ngợi khiến cho vị quản gia cảm thấy lo ngại. Sau đó chừng 1 tuần họ trở lại động Hàng Bạc. Viên quản gia xuất hiện nhưng không mở cửa như lần trước, mà ở trong nói vọng ra: Bà chủ trẩy hội chưa về. Bộ 3 gật đầu không nói 1 lời rồi chào đi thẳng. Sau đó 1 tháng họ lại đến lần thứ 3. Thấy nét mặt họ nặng chịch, viên quản gia đon đả mở cửa mời vào nhưng cho biết bà chủ vẫn chưa về. Họ tần ngần ngó nhau ra vẻ hoài nghi, quản gia nài nỉ mời họ vào khám xét để kiểm chứng sự thực. Nhưng bộ ba chỉ cười nửa miệng, lắc đầu không nói 1 lời phiền trách. Cuối cùng một cán bộ già hỏi sao vắng nhà lâu như vậy?
Quản gia cho hay: Bà thường đi hát đền này phủ nọ liên miên có khi cả nửa năm mới về. Ở nhà độ vài tuần 1 tháng lại có bạn đồng quan khác đến rủ đi nữa. Lại hỏi: Bà chủ cứ sống đồng bóng lang bang suốt năm thế sao? Quản gia đáp: Chủ tôi đã già, nhờ ơn Vua Mẫu độ đủ bát ăn, ở nhà có con cháu tin cậy trông nom nên yên tâm đi lễ bái quanh năm. Hai cán bộ ngó nhau gục gặt rồi chào cáo lui. Hí hửng kế hoãn binh này đắc cách, quản gia sau đó lên lầu điện thuật lại cuộc tiếp xúc vừa xong cho Chúa Tiên nghe và tin chắc là: tụi chúng đã tới 3 lần không đạt kết quả sẽ chẳng tới nữa. Mà cho dù có tới, lại dở kế cũ ra cù cưa, nói quanh riết cũng huề.
Nhưng rồi sau 2 tháng, bẵng đi không thấy họ trở lại, cả nhà cũng quên bẵng không nghĩ đến chuyện này. Bỗng 1 hôm, tụi cán bộ trở lại với 5, 6 bộ đội nai nịt đồ trận, đi chiếc xe 10 bánh bít bùng đỗ xịch trước cửa. Trên xe nhảy xuống 2 gã cán bộ hôm trước, theo sau là 1 cán bộ mới, không phải là viên Trưởng phố như 3 lần trước, tiến đến cổng bấm chuông. Trong nhà xôn xao, nhốn nháo, viên quản gia lật đật chạy ra mở cửa. Người cán bộ chào, yêu cầu muốn gặp mặt bà chủ có việc gấp, và họ nói rằng bà chủ đang có nhà không đi vắng. Viên quản gia hơi thất sắc nhưng kịp trấn tỉnh, trả lời rằng bà chủ thực sự chưa về và cam đoan nếu anh em lục khám thấy xin chịu tội bắn chết ngay.
Gã cán bộ gật đầu cười lạt, trấn an là Bà Chúa chưa về cũng không sao, rồi chỉ tay vào viên cán bộ mới, vai choàng sà cột lớn, giới thiệu là Phó Vụ trưởng Vụ Lễ Tân Chủ tịch Phủ, đại diện Bộ Nội Vụ muốn được gặp bà Chủ hoặc viên quản gia giây lát. Dứt lời, gã mở sà cột lấy tờ văn thư trao cho quản gia, nói đó là văn thư Bội Nội Vụ gửi bà Bé Tý Hàng Bạc.
Nội dung văn thư đại ý Bộ Nội Vụ trân trọng yêu cầu bà chủ cho Chính phủ mượn 1 số báu vật gồm các loại đồ sứ cổ, đồ đồng, đồ ngọc...trong thời gian 3 ngày để trưng bày tại Bảo tàng viện thành phố, nhân cuộc viếng thăm hữu nghị 2 phái đoàn khảo cổ Liên Xô và Trung Quốc tới vào ngày mốt. Các bảo vật vô giá của Bà sẽ đem vinh dự về cho Tổ Quốc và cho nhân dân Việt Nam. Nhân viên Bộ sẽ làm giấy biên nhận những đồ vật do bà vui lòng cho mượn.
Coi xong văn thư quản gia nói là bà chủ không có nhà nên không có quyền quyết định vụ này.
Người cán bộ lớn tuổi lập tức nghiêm mặt nói ngay: đây là lệnh cấp bách của bộ Nội Vụ cho chúng tôi phải bằng mọi giá mượn kỳ được các bảo vật vì chiều mai 2 phái bộ bạn đã tới, và sang ngày mốt sẽ chính thức tham quan các bảo tàng viện và di tích lịch sử thủ đô. Như vậy không có vấn đề trì hoãn và ông quản lý phải quyết định thay cho bà chủ. Vả lại bộ Nội vụ, Chính phủ đứng lên mượn có văn thư giấy tờ làm bằng chứng và cán bộ nhân viên chúng tội đại diện biên nhận ấn ký bảo đảm thì còn e ngại gì? Người cán bộ thứ hai tiếp lời lên án thực dân đã đoạt ngang nhiều cổ vật quý giá, nên Chính phủ không thể để bảo tàng trống trơn, lèo tèo vài ba cái không đáng giá khiến ngoại quốc chê cười, nước ta có trên 4000 năm lịch sử mà nghèo nàn về lĩnh vực khảo cổ. Trước áp lực của cán bộ, viên quản gia nhất định không nhượng bộ. Thấy tình thế khó giàn xếp êm, 3 cán bộ ra ngoài sân bàn với nhau. Lát sau trở vào người cán bộ già dõng dạc nói vì tình hình gấp rút, chúng tôi phải giải quyết 1 trong 2 cách để ông quản gia chọn: một là ông phải thay bà chủ cho Chính phủ mượn số cổ vật yêu cầu trong thư bộ Nội vụ mà chúng tôi là đại diện nhân danh bộ sẽ làm giấy biên nhận và ghi rõ và đánh số các đồ vật để vi bằng. Hai là theo lời ông vừa thề và cam đoan mới đây là chúng tôi sẽ bắt đầu khám xét nhà, nếu thấy bà chủ trong nhà thì chúng tôi sẽ "xử trí" ông lập tức, và kể đó là chúng tôi cự tự tiện khiêng ra xe những đồ vật đã ghi trong tờ biên bản để lại.
Viên quản gia bấn người không biết tính sao? Nếu chịu giải pháp 1 thì quản gia làm sao có quyền cho mượn? Nếu cho mượn ẩu không có lệnh chủ, lỡ mất mát hay gẫy bể thì ai chịu trách nhiệm? Mà vô trong xin lệnh Chúa thì lòi tẩy chuyện mình đã nói xạo mấy lần qua...Còn giải pháp 2 thì tê bại, nguy hiểm hơn...
Chúa Tiên ở trên lầu điện, họ khám phá thấy sẽ rất phiền, dám giết quản gia, đồng thời tha hồ sang đoạt các bảo vật. Sau vài phút suy tính, cuối cùng quản gia đành phải cho mượn các bảo vật theo yêu cầu của bộ Nội vụ, song đòi có sự chứng kiến, kiểm thị của trưởng khu phố Hàng Bạc ký vào biên bản hợp thức. Đội cán bộ chịu liền nhưng khi đến kiếm thì ông Trưởng khu Phố không có nhà. Người vợ cho hay chồng vừa về quê thăm mẹ già đau nặng chừng vài ngày mới đây. Thấy quản gia có vẻ muốn làm ngặt, người cán bộ đanh nét mặt lý luận:
- Trưởng Khu phố làm sao bằng đại diện Chính phủ Trung Ương? Giữa csai bộ Nội vụ là chúng tôi với viên Trưởng Phố bên nào quan trọng? Ông cẩn thận lẩm cẩm quá! Chúng tôi là cán bộ nhà nước mà không được ông tin cậy bằng 1 viên chức khu phố hay sao?
Gã đeo sà cột xua tay:
- Thôi. Không cần hỏi ông ta. Mấy anh bộ đội và bọn tui vào lục soát kiếm bà chủ thế nào bà cũng sẽ chịu cho Chính phủ mượn.
Dứt lời cán bộ vẫy tay kêu mấy lính đứng ngoài cửa, khiến cho quản lý biến sắc xua tay không cho lính vào và trách:
- Các anh bộ đội cướp phá nhà dân hả? Nhà chật, đồ đạc như rừng mà súng ống nghiêm ngang, dù chẳng phá thì cũng như phá.
Người cán bộ già trách lại:
- Tại ông ngoan cố, bất chấp lệnh của Chính phủ, coi ba cái đồ cổ nát còn hơn danh diện, uy tín Chính phủ trước mắt các phái đoàn ngoại quốc.
Người cán bộ thứ hai nói tiếp:
- Ông này phải đưa đi cải tạo, gột rửa đầu óc tư hữu, chủ nghĩa cá nhân mới có thể thành công dân tốt của chế độ ta. Vì tôn trọng quyền dân, Chính phủ cử cán bộ đến điều đình mượn đàng hoàng, có giấy tờ đảm bảo hẳn hoi. Chẳng bù, giặc Pháp trước kia muốn cướp của ai thì cướp, chẳng hỏi han điều đình gì hết, ai mà hó hé chúng bỏ tù rục xương.
Sẵn đang bực tức, quản gia mượn dịp sửa lưng:
- Anh nói sai. Hồi Pháp thuộc anh còn nhỏ biết đâu chuyện đó. Chỉ nghe bọn ghét Tây thổi phồng, xuyên tạc, chứ Pháp nó đàng hoàng, không như các anh nhiễu dân mượn gì, đòi gì là đòi cho kỳ được bất kể dân có ưng hay không? Cái gì các anh cũng nêu Chính phủ, nhà nước, nhân dân làm bung xung để bịt miệng, đóng hàm dân...Nhân dân là ai? Là các anh, là chúng tôi, là đồng bào, là tất cả 35 triệu dân Việt, nhưng nhân dân cũng chẳng là ai hết. Thôi, nói lắm cũng chẳng ích gì, các anh muốn mượn những gì, hãy làm biên nhận để ký cho xong.
Không đợi quản gia lập lại câu nói, người cán bộ trẻ thảo tờ biên bản, trong khi người lớn tuổi và người thứ 3 đi chọn lựa các đồ muốn mượn, toàn những thứ quý đẹp đủ cỡ, đánh số thứ tự, ghi biên bản rồi, chuyển ra xe, mãi đến chiều chở 4 xe mới hết. Trong động Chúa Tiên 10 phần còn lại 2, đồ đạc chỏng chơ loáng thoáng. Khi chiếc xe chót sắp chuyển bánh, viên quản lý rầu rĩ nói với 3 cán bộ:
- Theo điều ghi trên biên bản, Chính phủ có cam đoan chịu trách nhiệm về việc sứt mẻ, rạn bể, thất thoát số cổ vật đã trao cho các anh. Và trong 3 ngày sẽ hoàn trả chúng tôi nguyên vẹn, đủ số. Xin lưu ý các anh điểm đó.
Người cán bộ già gật đầu cười, bắt tay quản gia vỗ về:
- Yên chí lớn đi ông anh. Đại diện Chính phủ chúng tôi đã cam đoan trên giấy mực tôn trọng các điều kết ước với gia chủ và quản gia. Sau 3 ngày các bảo vật này sẽ được hoàn trả đầy đủ và không sứt mẻ.
Vụ giựt đồ ly kỳ làm sạt nghiệp Chúa Tiên
Ba hôm sau không thấy đội cán bộ trở lại...rồi 10, 15 ngày vẫn biệt tăm. Nóng lòng, Bà Chúa hối thúc quản gia tìm đến hỏi Bộ Nội vụ. Tới nơi, đì hết phòng này đến buồng kia xuất trình tờ biên nhận để đòi; nhưng không ai biết xuất xứ ở đâu vì nó không phải là do bộ Nội Vụ làm, ấn dấu và chữ ký, tên tuổi đều giả cả. Quản gia loanh quanh suốt buổi, có ý nhận mặt tìm 3 cán bộ bữa nọ song chẳng thấy. Về tâu với Chúa, Bà tất tưởi đến yết kiến Phó Thị trưởng, bạn đốc tờ già Trần Văn Lai. Viên này đích thân tới Bộ Nội vụ hỏi giùm, cũng không biết hơn. Kể đó, đốc tờ "phá tượng Tây sau ngày Nhật đảo chánh" lại tới Trường Viễn Đông Bác Cổ hỏi vì Bảo tàng viện Finot và Maurice Long thuộc sở quyền trường này, nhưng ở đây cũng chẳng giúp được gì vì không hề cử ai đi mượn đồ của tư nhân Đốc Lai đến tận động Chúa Tiên (bà lúc đó đã 66) cho biết cuộc vận động không đưa đến kết quả tại hai nơi trên và mách nước cho cô bạn già đi cớ Công An Trung Ương và Quận Nhất. Hai hôm sau Phòng Tư Pháp Quận Hàng Trống cho gọi Trưởng Khu Phố Hàng Bạc tới thẩm vấn. Viên này khai 2 tháng trước, một hôm, có 2 cán bộ đến văn phòng xuất trình giấy tờ, chứng minh thư với sự vụ lệnh Bộ Nội vụ cử họ đến tham quan đến các đồ cổ ngoạn nhà Cô Bé Tý Hàng Bạc. Rồi, cả hai yêu cầu ông dẫn tới giới thiệu gia chủ. Tất cả chỉ có thế và chỉ có 1 lần, sau đó không hề gặp lại họ lần thứ 2. Công An Quận Nhất cũng đến Trường Bác Cổ yêu cầu cung cấp dữ kiện, nếu có để truy lùng gian phỉ. Để tỏ thiện chí, Ban Giám đốc xuất trình sổ danh, bộ nhân viên cho Trưởng phòng Tư pháp quận 1 coi. Liền đó Trưởng lại tập hợp nhân viên để viên quản gia điểm mục nhận diện. Nhưng vô ích, quản gian đâu có ở đó mà tim? Bà Chúa uất hận ra về, bỏ tiền mướn người dò la và kín đáo nhờ các tay hàng sách buôn bán đồ cổ, kể cả em rể Passignat, chủ tiệm La Perle ai phát giác manh mối giúp Bà lấy lại số trên 300 cổ khí bị lừa, sẽ được thưởng 2000đ (bằng nửa số độc đắc nay). Nhưng, bắng đi 2 năm, trong khi cả nhà Chúa Tiên cơ hồ quên vụ này thì một chủ tiệm đồ cổ, tên Cửu Ninh, em bên ngoại Chúa, đến báo cho biết một số cổ vật hiện được cất dấu dưới hầm Bảo tàng viện Finot, lão chủ tiệm quả quyết là sau khi có bạn đứng đắn báo tin, lão đích thân đã tới điều đình qua sự giới thiệu của người bạn với viên gác đan, biếu 5đ (bằng 10.000đ nay) yêu cầu được đi ngắm coi chốc lát, thỏa tính hiếu kỳ, hiếu cổ, dưới hầm viện, nơi chứa các đồ cổ quý hiếm Đông Phương ít đem trưng bầy công chúng xem, trừ phi có phái đoàn ngoại quốc tới. Viên gác đan thấy tiền tối mắt, nhất là không ngờ có vụ gạt đồ ly kỳ nhà cô Bé Tý, nên hướng dẫn lão xuống coi, thấy rõ ràng rất nhiều đồ cổ Chúa Tiên. Tin này được lập tức báo cho Quận Nhất. Vài hôm sau, được giấy mời lên Quận, quản gia và Bà Chúa được Trưởng phòng Tư pháp hỏi qua về vụ phát giác rồi cùng hai người đến thẳng Bảo tàng viện sau Nhà hát lớn. Tới nơi, trái với lời khai quả quyết của lão quản gia, chẳng thấy cổ vật nào của Chúa Tiên trong số những đồ bầy thưa thớt trong 4 - 5 quầy tủ dưới hầm Viện. Vừa tức giận vừa bẽ mặt với Trưởng phòng Tư pháp Quận Nhất, Bà Chúa về tới nhà, cho gọi Cửu Ninh đến xỉ vả mắng nhiếc một hồi làm lão uất ức phát bệnh, vài ngày sau qua đời. Và cũng từ đó, Chúa Tiên không được biết mảy may tin tức, âm hao về số lớn đồ cổ bị cướp trước mặt một cách ly kỳ.
Nguồn: KHHB - Số 74D1
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)
Bài viết liên quan
Giáo Sư Nguyễn Văn Bông Thực Là Một Nhân Tài Đáng Tiếc
Lá Số & Cuộc Đời Của Nữ Nghệ Sĩ Bích Huyền
Hai Vị Chúa Tể Đáng Sợ Trên Lá Số: Tuần & Triệt
Những Câu Phú Tử Vi Ứng Nghiệm Thế Nào? Đẩu Quân Ở Tử Tức; Nhật Nguyệt Đồng Minh Sửu Mùi...
Thuyết Nhân Quả Căn Bản Giải Thích Tử Vi
Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Vòng Tràng Sinh Trong Lý Học Đông Phương