By Tử Vi Chân Cơ|
15:51 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái
CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI MÃ MỆNH BÀN
Xem xét từng góc độ một cách linh hoạt:
Lúc luận mệnh, chính tinh là căn cứ quan trọng, nhưng không phải là duy nhất, tứ hóa và các sao phân bố ở 12 cung là những then chốt quan trọng làm cho mệnh bàn trở nên tinh vi. Dưới đây xin cử 5 ví dụ để thuyết minh trường hợp cùng là "Thiên Đồng, Cự Môn” thủ mệnh, nhưng vì ảnh hưởng của tứ hóa mà mệnh vận hoàn toàn khác nhau. Tính chất nhân cách, diện mạo, hình dáng cao thấp, mập ốm của năm người này đều khác nhau, điều tương đồng duy nhất là, họ cùng có “Thiên Đồng, Cự Môn” thủ mệnh. Cùng là "Thiên Dồng, Cự Môn” thủ mệnh, nhưng có nhóm là đi làm việc hưởng lương, có nhóm lại làm ông chủ lớn, v.v... bao gồm đủ các loại nghề nghiệp. Các bạn đều biết, cá tính quyết định mệnh vận, cá tính cũng quyết định hướng chọn lựa nghề nghiệp. Nhưng cá tính của năm loại mệnh cách này không thể hoàn toàn giống nhau, mặc dù tác dụng của “Thiên Đồng, Cự Môn” là cùng đẳng cấp, nhưng do tứ hóa có ảnh hưởng khác nhau, nên mệnh cách của họ sẽ như sau:
(1) “Thiên Đồng, Cự Môn" tọa thủ cung Sửu (không có tứ hóa [nǎm sinh]):
Bình thường trầm mặc, ít nói, lúc không cần thiết sẽ không mở miệng.
(2) Thiên Đồng Hóa Lộc và Cự Môn tọa thủ cung Sửu (sinh năm Bính):
Thường để cho cảm tính nâng cao tính đa tình của mình, lạc quan hơn trường hợp (1). Do có Thiên Đồng Hóa Lộc, nên tính chất của Thiên Đồng có ưu thế hơn Cự Môn, do đó người này dù sinh ra trong nhà giàu có cũng sẽ có khuynh hướng tự lập, tay trắng làm nên; vì Thiên Đồng thủ mệnh chủ về giàu cảm tính, cho nên bất kể về sự nghiệp hay tình cảm cũng đều phản ứng theo kiểu của giàu cảm tính của Thiên Đồng. Tuy Cự Môn ở cung Sửu sẽ vì ảnh hưởng của can cung mà tự Hóa Lộc, nhưng Cự Môn tự Hóa Lộc và Thiên Đồng Hóa Lộc là hai chuyện khác nhau, không trộn làm một được. Cho nên nó không làm tiêu hao tác dụng của Thiên Đồng Hóa Lộc, nhưng người như vậy rất nhiệt tình, phóng túng, và cực kì hướng ngoại.
(3) Thiên Đồng Hóa Kị và Cự Môn tọa thủ cung Sửu (sinh nǎm Canh):
Thiên Đồng và Cự Môn đều thuộc thủy, Thiên Đồng Hóa Kị sẽ khiến cho khí thủy của Thiên Đồng vượng hơn Cự Môn, vì vậy mệnh cách này sẽ lấy Thiên Đồng Hóa Kị làm trục chính. Thiên Đồng tuy được cho là “phúc tinh", nhưng cá tính của người Thiên Đồng Hóa Kị thủ mệnh lại là “có phúc mà không biết hưởng". Người này lúc trẻ (hay lúc còn bé) có thể đã phải xa quê hương, ít hưởng được bầu không khí ấm áp của gia đình; so với trường hợp (1) thậm chí còn có thể trầm lặng hơn. Nếu không phải là vì đi học ở nơi khác, thì có thể lập nghiệp ở tha hương. Phần nhiều mẫu người này thường sống khép kín, ít nhiều cũng có mặc cảm tự ti và nặng tâm lí phòng vệ, hay nghi kị, rất nặng tính hoài nghi, khá hướng nội.
(4) Thiên Đồng Hóa Quyền và Cự Môn Hóa Kị tọa thủ cung Sửu (sinh năm Đinh):
Thiên Đồng Hóa Quyền, Cự Môn Hóa Kị, hai sao có ngũ hành khác nhau. Nhưng hỏa thủy của Hóa Quyền và Hóa Kị không thể trực tiếp đánh nhau, mà trong tổ hợp này chúng thường sẽ thắt rất chặt, đây là vì hai chính tinh có thể quân bình rất đáng sợ. Người như vậy sẽ tự đánh giá mình quá cao, đồng thời còn có mặc cảm tự ti; vì vậy họ luôn đề cao bản thân, khiến người khác cảm thấy họ là người có bụng dạ hẹp hòi. Người có cách cục này có tính cách song trùng rất rõ rệt, do mặc cảm tự ti kích thích khiến họ hay có những hành động mạnh mẽ có thể làm cho người khác phải chấn động (vì tác dụng của Hóa Quyền và Hóa Kị). Người như vậy trong cuộc sống vẫn có thể sống “bình an" với người khác, nhưng một khi mở miệng tranh luận, họ sẽ tranh luận cho đến khi “ông” bại, “tôi” thắng, mới thôi. Cũng do có cách suy nghĩ “lưỡng cực hóa”, nên dù bạn có lí cũng không cách nào làm cho họ tâm phục khẩu phục, lúc họ nổi giận cũng rất kịch liệt; bạn cũng khó đoán được người này là hướng nội hay hướng ngoại, vì họ chẳng giống loại nào.
(5) Thiên Đồng và Cự Môn Hóa Quyền tọa thủ cung Sửu (sinh nǎm Quý):
Trong tổ hợp Thiên Đồng, Cự Môn Hóa Quyền, Cự Môn Hóa Quyền là trục chính, vì tác động của Cự Môn mạnh hơn Thiên Đồng, cho nên về hình tượng bản thân cũng thiên về tính chất của Cự Môn (đương nhiên không được phủ định sự tồn tại của Thiên Đồng, cũng sẽ làm Cự Môn có cá tính linh hoạt, bất định trở thành trầm tĩnh hơn, bình tâm tịnh khí hơn, có tính “thu vào” hơn), còn có khá nhiều cơ hội biểu đạt bản thân. Tức là họ có thể mang những nghiên cứu tâm đắc, những phân tích, cảm tưởng lúc quan sát, v.v... trình bày hay thực hiện một cách có kế hoạch, có hệ thống; là biểu đạt một cách rềnh rang, có tính quyền uy; có tài hùng biện, biết nắm bắt cơ hội để trình bày những thành quả sau khi đã nhẫn nại nghiên cứu, họ còn có năng lực cạnh tranh. Người thuộc tổ hợp này không cam chịu cô đơn tịch mịch, mà sẽ biệu hiện tính chất của Thiên Đồng là lãng mạn và đùa giỡn, bộc lộ ưu điểm của bản thân. Đây là người có dụng tâm nâng thân phận và địa vị của mình lên.
Trên chỉ là phân tích sơ lược, trong năm tình huống này, nếu ở cung Sửu và cung Tí chia ra có Tả Phụ và Hữu Bật, như vậy sẽ có một trường hợp nhờ bối cảnh gia thế mà có nhiều cơ hội nâng cao địa vị xã hội. Những người này ở trên cao nhưng thái độ khiêm tốn và trầm mặc, hành sự cẩn trọng, v.v... lại không giống nhau. Giả thiết năm trường hợp này có Kình Dương đồng cung, thêm Hỏa Tinh, Linh Tinh và Thiên Hình; nếu là nữ mệnh thì sẽ có khuynh hướng nam tính hóa. Bởi vì có thêm bất cứ một phụ tinh, cát tinh, hay hung tinh nào thì năm trường hợp kể trên đều phải điều chỉnh cách luận giải.
Toàn thế giới không thể chỉ có 14 loại người, mà có hàng vạn vạn cá tính, tính khí khác nhau; về vận thế, người có cùng chính tinh tọa thủ cung mệnh, mệnh vận của họ sẽ vì ảnh hưởng của các phụ tinh, hung tinh và tứ hóa mà khác nhau rất nhiều. Huống hồ có rất nhiều trường hợp cung mệnh có tổ hợp hai chính tinh, cho nên lúc luận mệnh, chính tinh là căn cứ quan trọng, nhưng không được lấy chúng để giải đoán một cách không có giới hạn. Tứ hóa và các cung có các sao phân bố đều là những then chốt quan trọng làm cho mệnh bàn trở nên tinh vi.
Ví dụ trường hợp Phá Quân ở cung mệnh:
Phá Quân độc tọa cung mệnh, là người hiếu động, không thích yên tĩnh, bình thường không thích mở miệng nói bất cứ điều gì, thái độ rất nghiêm túc, điềm tĩnh, có phong thái của đại tướng, dám nói dám làm. Nêu Phá Quân có Văn Khúc đồng cung, Phá Quân thủy có khí thế mạnh mà gấp, tụ tập với Văn Khúc thủy có tính chất âm nhu, kín đáo và thanh nhã, do đó tính cương liệt quả đoán của Phá Quân sẽ bị ảnh hưởng của Văn Khúc mà giảm bớt tính xung động, thậm chí có thể biển thành do dự, thiếu quyết đoán, tính cách mâu thuẫn. Vì Văn Khúc là Quý thủy (âm thủy), cho nên sẽ khiến cho người “Phá Quân, Văn Khúc” thủ mệnh có khí chất thâm trầm, kín đáo.
Còn tổ hợp “Phá Quân, Văn Xương” thì làm Phá Quân tăng thêm phần lí tính, tri thức và tính chất “thu vào”; nói một cách khác, sẽ hình thành một “Phá Quân” có trí tuệ. Vì Văn Xương thuộc kim (Canh kim), còn Phá Quân là Quý thủy; đối với Phá Quân, là dương kim sinh âm thủy, âm dương điều hòa. Cho nên tính cách của người “Phá Quân, Văn Xương” thủ mệnh sẽ khác rất nhiều so với Phá Quân độc tọa, hay “Phá Quân, Văn Khúc” thủ mệnh.
Ví dụ trường hợp “Tử Vi, Thất Sát" ở cung tài bạch (cung mệnh là “Liêm Trinh, Phá Quân”), thông thường sẽ phát huy được tài năng ở các cơ cấu làm việc dạng lớn, là nhân viên đi làm hưởng lương, quân nhân, cảnh sát, nhân viên y tế, hoặc các chuyên viên kĩ thuật của cơ quan công. Giả thiết “Tử Vi, Thất Sát" đồng cung với Văn Xương, là chủ về giấy tờ chứng nhận, sẽ làm cho “Tử Vi, Thất Sát" được thăng cấp trong nghề nghiệp. Giả thiết “Tử Vi, Thất Sát” đồng cung với Hỏa Tinh (hoặc Linh Tinh), như vậy Hỏa Tinh sẽ phá trình độ của “Tử Vi, Thất Sát”, cho nên đẳng cấp trong nghề nghiệp cũng bị hạ xuống. Như đã đề cập ở trên, ví dụ “Tử Vi, Thất Sát" là nhân viên y tế, nếu thêm vào Thiên Hình, hoặc Văn Xương, Văn Khúc và Đà La để phân tích về chức nghiệp. Thiên Hình là sao y dược, có tính khép kín, cô tịch, khi dung hợp với tổ hợp “Tử Vi, Thất Sát”; đây là mệnh cách có tố chất rất chuyên nghiệp, cho nên lúc luận đoán về khuynh huóng nghề nghiệp, mênh chủ có thể là bác sĩ hay chuyên viên kĩ thuật y tế.
Như đã thuật, Tả Phù và Hữu Bật có công dụng khác nhau, tuy tính chất của hai phụ tinh này tương tự nhau, nhưng Liêm Trinh lại không thích đồng cung với Tả Phù, đó là tượng gần với thị phi, có thể là “quan phi” (nhưng nêu Liêm Trinh đồng cung với Hữu Bật thì lại là tượng cát tường). Lúc Liêm Trinh không Hóa Kị, sẽ không xảy ra sự cố. Giả thiết một người sinh năm Bính, trong mệnh bàn Liêm Trinh Hóa Kị, nếu có Tả Phù đồng cung thì sao? Có phải người năm sinh Bính sẽ chịu chuyện không may này? Thực ra mệnh chủ này chẳng có ý nghĩa gì mấy trong vấn đề này. Vì người sinh năm Giáp,Thái Dương sẽ Hóa Kị; người sinh năm Ất, Thái Âm Hóa Kị; người sinh năm Nhâm, Vũ Khúc sẽ Hóa Kị, đều là các sao khá nặng kí, nếu cứ khư khư nghĩ đến chuyện không may này, vậy lúc các sao này Hóa Kị bị xung kích thì làm sao chịu nỗi?!
Thực ra, lúc Hóa Kị ở “ngã cung” là chủ về “thu vào”, sẽ gây ra tổn hại không lớn lắm; huống hồ, nêu Hóa Lộc cũng ở “ngã cung”, lúc đó Hóa Kị là kết cục của chuyện thị phi, thường là tốt đẹp. Nhưng, dù Hóa Kị ở “tha cung", nếu can cung này khiến sao Hóa Kị lại tự Hóa Khoa, thì kết cục tuy không vừa ý nhưng vẫn tiếp nhận được, có điều trong quá trình xảy ra sự cố sẽ khiến mệnh chủ cảm thấy đáng tiếc, đau khổ, mất mát, cuối cùng vẫn có cách giải quyết hợp lí. Lúc giải đoán một mệnh bàn bạn cần phải xem xét mọi góc độ. Ví dụ luận về thất nghiệp, không thể chỉ đứng ở góc độ cung mệnh hay cung tài bạch để giải đoán, mà còn có thê dung o góc do cung tài bạch, cung quan lộc, hoặc cung thiên di... vì một bệnh nhân sau khi mắc bệnh nặng hoặc bị trọng thương cũng có thể sẽ “thất nghiệp"...!
Phân tích một cách toàn diện:
Sau khi hoạt bàn chuyển động, cung quan lộc của nguyên cục có thể biển thành cung tài bạch của đại vận hay cung mệnh của đại vận. Mệnh bàn của ông X, cung quan lộc thấy Vũ Khúc Hóa Lộc, Tham Lang Hóa Quyền. Lúc đến đại vận thứ năm, cung quan lộc của nguyên cục thành cung tài bạch của đại vận (xem hình 1), can cung mệnh của đại vận là Kỉ Tị (tức cung tài bạch của thiên bàn), cung Kỉ khiến Vũ Khúc lại Hóa Lộc, Tham Lang lại Hóa Quyền (ở cung Sửu). Lúc lưu niên đến cung này, theo lí sẽ được thăng quan tấn tước hoặc thấy tài lợi song thu; nhất là vào lưu niên Kỉ Sửu, Vũ Khúc và Tham Lang lại Hóa Lộc và Hóa Quyền lần thứ ba. Nhưng mệnh chủ lại lo lắng năm nay không giữ được công việc, vì sao?
Hình 1
(1) Mệnh tài quan là “nhất thể tam diện”, cho nên cần phải tìm hiểu tình huống can của ba cung này phi hóa. Nhất là tình hình tứ hóa ở cung quan lộc của đại vận đối với cung quan lộc của thiên bàn (cung đồng chất), sinh ra sức ảnh hưởng rất lớn. Cung mệnh của đại vận là Kỉ Tị, khiến Tham Lang Hóa Quyền [năm sinh] gặp Tham Lang Hóa Kị [đại vận] ở cung quan lộc của đại vận Quý Dậu, tạo thành cục diện Tham Lang “Quyền Kị giao chiến”, làm phương hại đến khả năng thăng chức của Tham Lang, và làm yếu lực hộ trì đối với Vũ Khúc Hóa Lộc (Hóa Quyền có thể bảo vệ, duy trì và thực hiện dục vọng của Hóa Lộc). Hiện tượng “Quyền Kị giao chiến”, cũng giống như trong cuộc sống thực tế, nhiều lúc thấy có thể thuận buồm xuôi gió, nhưng vì cách suy nghĩ và hành vi tạo tác nhất thời không thỏa đáng, phán đoán sai tình thế, làm cho cơ hội tốt biến mất, sự tình biến thành xấu đi!
(2) Xem xét tình hình tứ hóa của đại vận Kỉ Tị bay vào các cung, sẽ đoán được Vũ Khúc Hóa Lộc [năm sinh] có thất thủ. Vì Văn Khúc Hóa Kị [năm sinh] ở cung tử nữ của đại vận (tức cung nô bộc của thiên bàn), là Hóa Lộc [năm sinh] nhập “ngã cung", còn Hóa Kị [năm sinh] nhập “tha cung”.
(3) Can cung tài bạch của đại vận là Đinh Sửu, phi Hóa Lộc nhập Thái Âm và phi Hóa Quyền nhập Thiên Đồng ở cung tật ách của đại vận (tức cung điền trạch của thiên bàn). Xét ở góc độ đại vận, cung tật ách của đại vận là cái “nghĩa địa”, cho nên hiện tượng cung tài bạch của đại vận phi Hóa Lộc và Hóa Quyền tạm thời mất tác dụng tốt trong đại vận này. Ngoài ra, can cung là Đinh Sửu còn phi Hóa Kị nhập Cự Môn ở cung tử nữ của đại vận.
(4) Vǎn Khúc Hóa Kị [năm sinh] và Cự Môn Hóa Kị [can cung] đầy rẫy “khí Hóa Kị” ở cung tử nữ của đại vận, làm cho Thiên Tướng ở cung phu thê của đại vận yếu thế, thường thường là biểu thị tình cảm vợ chồng sắp đỗ vỡ.
(5) Bất kể tuyến “tử điền” của nguyên cục hay tuyến “tử điền” của đại vận đều có liên quan đến chuyện đào hoa ngoại tình; mà can cung tài bạch của đại vận là Đinh Sửu phi tứ hóa là nhập cung điền trạch của thiên bàn, can cung điền trạch là Bính Tí tự Hóa Lộc và tự Hóa Khoa để hưởng ứng; đồng thời Hóa Kị [can cung] nhập cung tử nữ của đại vận gặp Văn Khúc Hóa Kị [năm sinh] hưởng ứng, cho nên, nguyên nhân mất việc là do sự kiện đào hoa là khá rõ rệt!
(6) Cung tài bạch của đại vận Đinh Sửu phi Hóa Lộc và Hóa Quyền nhập cung tật ách của đại vận, có thể nói là mang lí tưởng của Hóa Quyền và Hóa Lộc đem “chôn”, sẽ quên mất việc vì "tiền đồ tương lai” mà phấn đấu; mà Hóa Lộc và Hóa Quyền [can cung] này còn nhập cung điền trạch của thiên bàn, là “dụng tác động vào thể”,đó là thổi bùng ngọn lửa đào hoa; nói một cách khác, mặt tốt và tính lí tưởng của Hóa Lộc và Hóa Quyền [can cung] này bị đào hoa thay thế.
Lưu ý:
- Hóa Quyền và Hóa Lộc [năm sinh] đều ở cung quan lộc, theo lập luận của một số nhà Đẩu Số Tứ Hóa phái: Hóa Lộc và Hóa Quyền đồng cung là cách "Lộc Quyền giao nhau”, chủ về làm ăn sáng lâp co nghiệp. Nhưng trong thực tế, từ lúc mệnh chủ bước vào xã hội đến nay, làm suốt trong một công ti, sự thực là không cách nào tự kinh doanh làm ăn hoặc sáng lập được sự nghiệp. Nguyên nhân là vì có Địa Kiếp và Địa Không chia ra ở cung mệnh và cung quan lộc. Cho nên lúc phân tích mệnh bàn, đừng xem thường sức ảnh hưởng của Địa Kiếp, Địa Không!
- Lúc này là lưu niên Ki Sửu, mà cung phụ mẫu của lưu niên (cung Sửu) lại thấy có nhiều sao Hóa Kị, còn có Thiên Hình đồng cung. Xin nhắc nhở các bạn, cung phụ mẫu còn đại biểu cho cấp trên, và cũng là cung vị luận đoán về “quan phi" kiện tụng.
Lấy tính quân bình làm tiêu chuẩn đánh giá:
Đạo trời, “tổn hữu dư” mà “bổ bất túc”, lúc luận đoán mệnh bàn cũng phải tuân theo quy tắc này. Lấy tính của sao làm ví dụ, giả thiết Thiên Đồng tọa thủ cung mệnh ở Mão hoặc Dậu. Đứng ở quan điểm tinh diệu và cung vị để xem xét, do Thiên Đồng là thuộc thủy, là sao ảnh hưởng đến tâm trạng, mệnh tạo thường xử sự bằng cảm tính, do năng lực thích ứng với hoàn cảnh không tệ, nên một khi đã quen với hoàn cảnh mới họ sẽ thích sống an nhàn mà không nghĩ đến việc tiến thủ hay tiếp nhận cuộc khiêu chiến mới. Lúc này, nếu Thiên Đồng tọa thủ cung mệnh được Hóa Quyền bổ túc, hoặc tam phương có các sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La đến kích thích, thì trái lại, sẽ kích phát lực hành động của người này, khiến tính ưa an nhàn cố hữu phải thay đổi, sau khi trải qua cuộc khiêu chiến sẽ có thu hoạch. Ví dụ tinh hệ “Sát Phá Tham” tọa thủ cung mệnh, do bản thân đã có tính biến động khá lớn, nên ưa có các sao Lộc Tồn, Tả Phù, Hữu Bật đến hội họp, giúp chúng phát huy tính ổn định, giảm bớt tính biến động.
Không chỉ tổ hợp sao và các cung mới cần tuân thủ nguyên tắc quân bình, mà lúc vận dụng tứ hóa cũng không rời nguyên tắc lớn này được. Có điều, lúc vận dụng tứ hóa, tình huống nào thì cần quân bình, tình huống nào là bất túc? Hoặc làm thế nào để khống chế sự quá thừa, thế nào là bổ bất túc? Thậm chí tình huống nào là tệ đến nỗi “tổn bất túc mà bổ hữu du”?!
Ngoại trừ tình huống tự hóa, mối quan hệ của cung mệnh phi Lộc và Kị là rất mật thiết, nên rất dễ phân tích xem có quân bình hay không. Thử lấy cung mệnh của thiên bàn phi Hóa Lộc nhập cung huynh đệ của thiên bàn làm ví dụ, khoan xét đến tình huống tứ hóa [năm sinh] khác, đây là biểu thị mệnh tạo có tình cảm tốt đối với anh em,thường hay tính toán lo toan thay cho anh em. Xét ở phương diện khác, đó là có tâm trạng kì vọng vào anh em; mà bản thân mệnh chủ ở bên ngoài có quan hệ giao tế cũng không phải tệ, bạn bè đều vui vẻ giao du với mệnh chủ; rất hứng thú đối với việc gởi tiền trong ngân hàng, tích lũy của cải, quản lí tiền bạc; nhưng cũng dễ vì quá ư lạc quan mà dẫn đến tổn thất; có lòng tự tin đối với tình trạng sức khỏe của mình, thậm chí hơi xem thường những dấu hiệu cảnh báo phát ra từ cơ thể; thích trang hoàng nhà cửa, cũng rất mong duy trì sự hòa hợp trong nhà, đối với cha mẹ vợ, nhà vợ cũng có kì vọng; thậm chí trong một số tình huống, mệnh chủ sẽ gặp sự kiện đào hoa rồi tiến đến hôn nhân.
Nhưng vì cung mệnh phi Hóa Lộc, nên chẳng phải làm chủ “ngã cung”, bất luận Hóa Kị nhập cung nào, đều là những kì vọng hay mong muốn theo kiểu “lấy đàng đông đắp cho đàng tây".Trong tình huống này, đối với mệnh chủ, đây chính là “bất túc”. Tình hình bất túc thế này cũng giống như, Lộc ở phía trước là đoạn đê vỡ, một khi nước tràn qua điểm để vỡ, Kị ở phía sau giống như vùng hạ lưu lâm vào cảnh bị tàn phá.
Vì vậy, về nguyên tắc luận thông thường, chúng ta thấy những kì vọng hay mong muốn thuật ở trên tất nhiên chỉ là ảo mộng, thậm chí còn gây tổn hại cho “ngã cung” của mệnh chủ. Muốn biết đê vỡ gây ra tổn hại lớn hay nhỏ, cần phải xem Hóa Kị ở cung nào, sao bị xung kích lớn hay nhỏ, tình hình mất quân bình có khoảng cách chênh lệch nhiều hay ít, để tổng hợp luận đoán. Thậm chí còn có thể vận dụng Khoa [năm sinh] để làm thay đổi sức tác động của cung mệnh phi Hóa Kị, dựa vào sự chuyển biến của tứ hóa để bù đắp chỗ bất túc này. Nhưng phương pháp ứng dụng này rất phức tạp, chúng ta sẽ tìm hiểu sau.
Định vị cung lục thân:
Trong mỗi một mệnh bàn đều tồn tại hình ảnh của những nhân vât khác trong dó. Lấy cung phu thê làm ví dụ, người phối ngẫu cũng có mệnh bàn của riêng mình, nếu lấy mệnh tạo làm bản vị để luận đoán, các sao ở cung phu thê là để so sánh hay quy chiếu với cung mệnh, tức là “sản phẩm” sau khi tương giao với cung mệnh. Nếu sao ở cung phu thê là Tử Vi, cung mệnh là Phá Quân, lúc luận mệnh nhất định phải luận cả tác dụng và ảnh hưởng của tứ hóa cùng với các phụ tinh, hung tinh. Đây là thường thức của mệnh bàn nguyên cục; còn ý nghĩa của cuộc tương giao giữa Tử Vi với Phá Quân là chỉ ra những nhân tố nào mà Tử Vi trở thành người phối ngẫu của Phá Quân? Vì biểu hiện bề ngoài, hình tượng, cá tính, hay phong cách làm việc? Thực ra những nhân tố này đều đúng. Nếu chúng ta mang ý tượng “hình phú" của Tử Vi gán cho người phối ngẫú thì sẽ không đúng với thực tế, vì rốt cuộc những miêu tả về người phối ngẫu như vậy là đứng từ góc độ của mệnh tạo mà đưa ra nhận định, nó chỉ có ý nghĩa so sánh và tương đối mà thôi. Dù cung phu thê có Hóa Quyền, Văn Xương, thì mệnh tạo vẫn có tác phong rất quả quyết, có nghề chuyên môn, có khí chất; và tình cảm của hai người sẽ phát triển rất nhanh chóng, nhưng nếu chúng ta không xét đến hiện tưọng tứ hóa [can cung], thì không cách nào luận giải sâu hơn được, mà chỉ có thể đưa ra phán đoán sơ lược bề ngoài.
Ví dụ như can cung phu thê phi Hóa Kị nhập cung mệnh, hoặc cung phu thê tự Hóa Kị hay tự Hóa Quyền... “Tiêu chuẩn”đoán mệnh có thể dừng lại trước lúc luận về ảnh hưởng của tứ hóa [can cung] đối với mệnh tạo, nhưng “tiêu chuẩn” đoán mệnh cũng có thể tinh tế hơn sau khi phối hợp với hiện tượng tứ hóa [can cung]. "Tiêu chuẩn” để tìm hiểu mệnh bàn cũng có thể dừng lại ở “thùy tượng hình phú" mang tính khái quát của 14 chính tinh ở cung mệnh. Ví dụ như chỉ căn cứ cung phu thê có Tử Vi là có thể đoán ra mệnh chủ tôn trọng và đối xử tốt với người phối ngẫu, chuyện gì cũng tôn vinh “người ấy"; nhưng không thể chỉ căn cứ vào Tử Vi mà suy đoán được “người ấy" xem “mệnh chủ" là nô bộc, là người phục dịch của mình, là “mệnh chủ” cho “người ấy” địa vị giống như đế tinh Tử Vi. Do “người ấy" cũng có mệnh bàn của riêng họ (bao gồm cá tính, mục đích nhân sinh, nghề nghiệp, sở trường, v.v...), cho nên "người ấy” không nhất định sẽ tiếp nhận địa vị mà “mệnh chủ” đã cho “người ấy”. Cho nên cần phải xem xét phối hợp với cung phúc đức để đưa ra luận đoán cuối cùng về tình hình hai người sống với nhau. Còn mọi thứ mà “người ấy” đối xử với “mệnh chủ", bao gồm thái độ gây ảnh hưởng đến cuộc đời, gia đình, sự nghiệp, sức khỏe,v.v.., của mệnh chủ, tất cả đều phải nghiên cứu tìm hiểu từ hiện tượng can cung phu thê dẫn phát tứ hóa. Nếu không, bạn chỉ có thể luận đoán một cách khái quát mà thôi.
Nếu chỉ căn cứ cung phu thê có Tử Vi, thì không cách nào định luận người phối ngẫu có thành tựu, có năng lực hơn mệnh chủ; dù thêm vào các sao khác trong cung, cũng không cách nào đưa ra kết luận người phối ngẫu là trợ lực hay trở lực đối với mệnh chủ. Các bạn đều biết, có tứ hóa [năm sinh] ở ba cung mệnh, tài, quan là người có cách cục cao và cũng có thể vất vả nhiều; nhưng có một điều mà các bạn có thể không biết, đó là can cung phu thê phi tứ hóa nhập ba cung mệnh, tài, quan của thiên bàn, là người phối ngẫu có bản lãnh, cách cục khá ưu tú và cao hơn mệnh chủ. Không thể chỉ căn cứ cung phu thê có Tử Vi thì có thể đưa ra định luận, vì Tử Vi có thể chỉ là "thùy tượng”, tức chỉ là “trông giống như vậy" mà thôi. Cũng cùng là cung phu thê có Tử Vi, nhưng cách vợ chồng xử sự với nhau, cá tính và bản lãnh của người phối ngẫu, v.v.., đều có thể khác nhau tùy theo mệnh bàn; hai người sống với nhau hòa hợp hay thường tranh cãi nhau, v.v... là những điều không thể chỉ căn cứ vào Tử Vi mà đưa ra định luận khái quát toàn bộ được. Cho nên đối với các cung lục thân khác, phương thức luận đoán cũng tương tự như phương pháp này, nhất định phải xem xét hiện tượng tứ hóa [can cungl nhâp các cung mệnh, tài, quan của thiên bàn, mới có thể đưa ra định luận!
Một số vấn đề khác cần chú ý lúc luận đoán:
Các cung tam phương tứ chính của cung mệnh (tức cung mệnh, cung tài bạch, cung quan lộc, cung thiên di) ứng nghiệm trong cuộc sống thực tế, là những sự tình mà mỗi cá nhân sẽ phải đối diện, có tính quy luật của chúng, nhưng không nhất thiết sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt của bạn, cũng không nhất thiết sẽ sinh ra ảnh hưởng lớn gì, nếu không có tứ hóa khởi động.
Mệnh bàn sẽ theo sự thay đổi của thời gian mà lưu chuyển, lúc 10 năm của đại vận thứ nhất kết thúc thì bước vào đại vận thứ hai, lưu niên cũng là hết một năm rồi lại đến một năm khác cứ thế mà chuyển động theo sự vận hành của trời đất. Lấy năm, tháng, ngày, giờ sinh ra để định mệnh bàn, là thuộc về “hiên tượng” cố định, không thay đổi, cổ nhân gọi là “thùy tượng”. Các nhà Đẩu Số Tam Hợp phái khi luận giải mệnh vận phần nhiều thường tập trung vào phần “thùy tượng” này, điều tâm đắc cũng khá nhiều, và cũng là cơ sở rất quan trọng, nhưng đó chỉ là phần nổi của Tử Vi Đẩu Số, còn nội dung chúng tôi trình bày trong bộ sách này là phần chìm của Tử Vi Đẩu Số, cũng là những lí thuyết cực kì quan trọng để bước vào cảnh giới sâu kín của Tử Vi Đẩu Số, mà theo các tiền bối cao thủ Bắc phái Tứ Hóa Tử Vi Đẩu Số, đây là phần lí thuyết bí mật lưu truyền cả ngàn năm trong Đạo giáo, chỉ mới được công bố vào thập niên 80 của thế kỉ 20.
Giả thiết, Hóa Lộc [năm sinh] ở cung tài bạch của nguyên cục, giải thích một cách đơn giản, “thùy tượng” này là đối nhân xử thế rất có tình người, tiêu xài tiền rộng rãi, có khá nhiều cơ hội kiếm tiền, và cũng rất biết tiêu xài tiền, đó là thuộc về bản năng thiên phú. Nhưng lúc bước vào đại vận thứ hai (lấy trường hợp đi thuận chiều kim đồng hồ làm ví dụ), lúc này cung tài bạch biến thành cung tật ách của đại vận. Tức là nói, Hóa Lộc [năm sinh] của nguyên cục tồn tại trong cung tật ách của đại vận, nhưng Hóa Lộc [năm sinh] ở cung tật ách của đại vận không thể phát huy tác dung trong cuộc sống thưòng ngày. Luận giải “thùy tượng” của nó ở đại vận là, trong đại vận này, trong tiềm thức của mệnh tạo có nhiều dục vọng, khá đa tình;lúc có cơ hội, muốn thể hiện những dục vọng này (nhưng không nhất thiết sẽ thể hiện, cũng không nhất định sẽ có cơ hội), nhưng điểm then chốt của nó là vận sức khỏe.
Lúc can cung đại vận thứ hai khiến sao Hóa Lộc [năm sinh] biến thành sao Hóa Kị. Như vậy trong đại vận thứ hai, tiêu điểm cuộc sống sẽ ở cung tật ách của đại vận. Nếu không có Hóa Lộc [năm sinh], thì dù có Hóa Kị [đại vận] ở cung tật ách của địa bàn, cũng không phải là chuyện xấu; vì Hóa Kị là lực “thu vào”, tốt hay xấu đều được tiếp nhận ở “ngã cung”, cũng không đến nỗi nào, và cũng không có ảnh hưởng gì lớn. Nhưng từ Hóa Lộc biên thành Hóa Kị, là đã làm cho sao thay đổi tính chất rất lớn, trong cuộc sống thực tế sẽ xảy ra biến động thay đổi, có thể luận đoán trong 10 năm này, sức khỏe sẽ có vấn đề, may mà không xảy ra sự cố gì về văn thư “quan phi” (lí luận này chúng ta sẽ tìm hiểu sau), mà vấn đề là do tâm lí hoặc sinh lí. Đây là căn cứ vào hiện tượng sao Hóa Lộc chuyển thành sao Hóa Kị để luận đoán. Cung tật ách của đại vận đồng thời cũng biến thành cung vị thiên di của cung phụ mẫu (đại vận). Đây là tượng song thân của mệnh tạo sẽ tạo áp lực khá lớn. Vì cung tật ách của đại vận chủ về sẽ có bệnh tật, nhưng muốn biết lúc nào xảy ra vấn đề về cơ thể hay tâm lí, thì phải tra các cung hạn lưu niên (vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu sau).
Vận dụng tứ hóa đúng phép, mói phát huy thật sự công dụng của Tử Vi Đẩu Số. Nắm vững cơ chế tứ hóa ở mệnh bàn nguyên cục, đại vận, và lưu niên mới gọi là “thần toán". Thường thường tứ hóa nhập các cung tam phương tứ chính của nguyên cục, đại vận, và lưu niên, thì mệnh bàn mới có "động cơ". Nếu tứ hóa không ở trong các cung tam phương tứ chính, thì cần phải có sự va chạm với tứ hóa, tức là tứ hóa [năm sinh] gặp tứ hóa [đại vận] hoặc tứ hóa [lưu niên] trong cùng một cung, hoặc ở đối cung hay giáp cung, v.v..., mói có ứng nghiệm trong cuộc sống thực tế.
Ví dụ, Liêm Trinh Hóa Lộc [nǎm sinh] của nguyên cục gặp Tham Lang Hóa Kị [đại vận] ở cung Tị hoặc Hợi; hoặc Liêm Trinh Hóa Kị [năm sinh] của nguyên cục gặp lưu niên khiến Liêm Trinh lại Hóa Lộc [lưu niên]; nhũng hiện tượng này sẽ ứng nghiệm trong cuộc sống thực tế. Lại ví dụ, nếu phi Hóa Kị nhập cung phụ mẫu và xung cung tật ách, tìm xem phi Hóa Khoa nhập cung nào, thì có thể đoán có gặp được lương y quý nhân hay không. Nhưng nếu sao Hóa Kị lớn hơn sao Hóa Khoa, thì vấn đề sẽ xấu đi.
Hung tinh cũng tương tự, trong tình huống không có sự kích thích từ bên ngoài, hung tinh không thể sinh ra lực phá hoại, giống như mìn đặt dưới đất, không đụng phải thì không phát nổ.
Trong Tử Vi Đẩu Sô, các sao có động cơ mạnh mẽ là Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, Kình Duong, Đà La. Còn Hóa Lộc là động cơ và dục vọng nảy sinh tự nhiên từ ý niệm trong lòng. Vì vậy, đứng từ quan điểm triết học về giá trị nhân sinh để xem xét, không cách nào dùng Hóa Lộc để phán đoán cát, hung; tình hình tốt hay xấu của nó toàn bộ quy kết ở cung có Hóa Kị bay vào.
Vì tiền, cho nên chúng ta phải làm việc. Tiền chính là nguồn động lực của dục vọng, trong Tử Vi Đẩu Số, đó chính là Hóa Lộc. Vì muốn có bạn khác giới để giao du, cho nên chúng ta sẽ nghĩ cách để làm quen, động cơ khiến chúng ta nghĩ cách làm quen bạn khác giới cũng là Hóa Lộc; vì muốn có thành tích cao, cho nên bạn sẽ lấy thái độ nghiêm túc để học hành, đó cũng là Hóa Lộc, v.v... Phàm động tâm khởi niệm đều là tác dụng của Hóa Lộc! Về chủ quan, Hóa Lộc là tượng cát lợi; nhưng về khách quan, Hóa Lộc không nhất thiết là tượng cát lợi, vì cũng có thể nó là họa căn của những hành vi sai trái!
Can năm sinh sẽ định hình mối ràng buộc của tứ hóa ở mệnh bàn, có mộng tưởng, lí tưởng, nguyện vọng, mục tiều không phải là chuyện xấu; nhưng không phải lúc nào cũng là chuyện tốt, nhưng Hóa Lộc phần nhiều có lợi cho bản thân, cho nên cổ nhân xếp nó vào loại tượng cát lợi.
Tiền vấn đề cập trường hợp Hóa Lộc ở cung mệnh sinh ra hiệu ứng về cá tính như thế nào, đó chỉ là ý tượng cơ bản mà thôi. Nếu muốn cụ thể hóa chủ về, lấy trường họp Liêm Trinh Hóa Lộc thủ mệnh làm ví dụ, người này sẽ động tâm khởi niệm chuyện phong nhã lãng mạn, vì muốn biểu hiện bản thân nên mệnh tạo phải siêng năng học tập, do xử sự khá cảm tính, lại có tính hay quan tâm chăm sóc người khác, cho nên có sức thu hút người khác giới; có tham vọng hoạt động trong chính giới, ham muốn lãnh đạo, có tinh thần không chịu đầu hàng, có sở trường kiếm lợi lộc trong cục diện rối loạn hoặc náo nhiệt, thích châu ngọc quý báu; ham muốn tình cảm rất mạnh mẽ, nhưng không nhất thiết sẽ theo đuổi sự thỏa mãn tính dục! Đây là những tính chất của truờng hợp Liêm Trinh Hóa Lộc ở cung mệnh, trường hợp ở cung huynh đệ hoặc ở các cung khác sẽ có ý tượng khác.
Tuy các sao ứng ở các cung trong mệnh bàn có độ cường, nhược khác nhau, nhưng theo năm tháng trôi qua khiến hoạt bàn chuyển động, là phạm vi nhiệm vụ và sức ảnh hưởng của tứ hóa phú cho các sao hành hóa, huống hồ lúc hoạt bàn chuyển động, các sao của nguyên cục đã chuyển hóa thành mệnh bàn biểu thị cuộc đời thực, về lí luận, không còn liên quan đến độ cường, nhược của các sao. Tức là nói, ở địa bàn và nhân bàn, không luận sao cường nhược, mà luận phi cung hóa tưong cúa các sao.
Cục ngũ hành là then chốt quyết định sân khấu cuộc đời lớn hay nhỏ, lấy trưòng hợp thủy nhị cục “Liêm Trinh, Tham Lang” thủ mệnh ở cung Hợi làm ví dụ, trong Lục thập Giáp Tí nạp âm là thuộc Đại hải thủy nhị cục, so với trường hợp kim tứ cục “Liêm Trinh, Tham Lang” thủ mệnh ở cung Hợi, sẽ trình hiện hai sân khấu cuộc đời hoàn toàn khác nhau. Kim tứ cục ở cung Hợi là thuộc Thoa xuyến kim tứ cục. Đại hải bao la và đồ trang sức thoa xuyến kim, về ý nghĩa mặt chữ cũng đã dễ đoán ra hai người ở sân khấu cuộc đời to nhỏ, cách cục cao thấp, là hoàn toàn khác nhau, ngay cả bụng dạ, chí hướng cũng khác nhau hoàn toàn, nên sẽ tạo ra mệnh vận hoàn toàn khác nhau.
Đại đa số người biết Tử Vi Đẩu Số lúc luận giải mệnh bàn thường dừng lại ở “thùy tượng” của tứ hóa ở 12 cung, ít có người giải đoán tường tận được các tình huống lúc tứ hóa của nguyên cục, tứ hóa của đại vận, và tứ hóa của lưu niên gặp nhau. Bởi vì họ không biết phân biệt sức mạnh lớn nhỏ của các sao, cũng khó thuyết minh kết cục của hiện tưọng tứ hóa va chạm nhau. Nhưng đây là những mấu chốt rất quan trọng, liên quan đến khả năng bạn có thể “đoán việc như thần” hay không!
Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)