By Tử Vi Chân Cơ| 15:55 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

CÁC Ý NGHĨA CẦN CHÚ Ý LÚC GIẢI MÃ MỆNH BÀN

Ý nghĩa của tinh diệu:

Các sao trong Tử Vi Đẩu Số đều có ý nghĩa và tác dụng khác nhau, mỗi một cá nhân sẽ có độ cảm thụ khác nhau về các sao, sức ảnh hưởng của chúng cũng sẽ khác nhau. Nguyên nhân tạo ra sự khác nhau là do cục ngũ hành và cung vị (Tí, Sửu, v.v...); cho nên, cùng là Tử Vi thủ mệnh ở cung Tí, nhưng vì ảnh hưởng của cục ngũ hành, khiến tập tính cố hữu và độ cường nhược của Tử Vi có sự thay đổi, sinh ra hình tượng và cá tính khác nhau. Tức là nói, cục ngũ hành có ảnh hưởng rất sâu đối với các trường hợp Tử Vi thủ mệnh ở cung Tí. Có thể làm cho sân khấu cuộc đời của người này ở đẳng cấp lớn hay nhỏ; trong quá trình từng trải, họ có thành tựu ở mức độ nào. Người có Tử Vi thủ mệnh ở cung Tí sẽ có cục ngũ hành khác nhau như: Giản hạ thủy nhị cục, Phích lịch hỏa lục cục, Bích thượng thổ ngũ cục, Tang đố mộc tam cục, Hải trung kim tứ cục. Cho nên Tủ Vi sẽ tùy theo cục ngũ hành mà điều chỉnh tính chất.

Mỗi một chính tinh đều có mô thức cố định về hình tượng, cá tính, tính khí và chuẩn tắc hành vi; thuật ngữ của Tử Vi Đẩu Số gọi đây là “hình phú”. Lấy Tử Vi làm ví dụ, là đã định “hình phú”; lúc nó tọa cung Tí hay cung Ngọ, thì mệnh vận sẽ có tính chất hoàn toàn khác nhau, nhưng “hình phú" của Tử Vi ở cung Tí và “hình phú" của Tử Vi ở cung Ngọ vẫn giống nhau. “Hình phú” là một chuyện, nhưng xu thế của mệnh vận thì hoàn toàn khác nhau, đó là thực tế. Cho nên không thể dùng “hình phú” để đại biểu cho toàn cục.

Các bạn đều biết, thuộc tính của cung Tí là thủy, còn cung Ngọ là hỏa; giả dụ lực tác động của Tử Vi là bằng 1, như vậy, do hỏa của cung Ngọ có thể “sinh phát” thổ của Tử Vi, cho nên Tử Vi ở cung Ngọ tất nhiên sẽ có lực tác động lớn hơn 1 so với “hình phú" cơ bản; còn lúc Tử Vi thổ rơi vào cung Tí thủy, thổ và thủy sẽ giao chiến, tức sẽ “khắc tiết” lực tác động của Tử Vi, khiến lực tác động của Tử Vi nhỏ hơn 1 so với “hình phú" cơ bản.

Lại ví dụ như, Tử Vi thủ mệnh ở cung Ngọ, mệnh bàn của người này sẽ có Nhật, Nguyệt ở đất vượng tướng; còn Tử Vi thủ mệnh ở cung Tí, thì có Nhật, Nguyệt ở cung vị lạc hãm; cho nên, Tử Vi tuy có “hình phú" cơ bản cố định, nhưng ở cung vị khác nhau sẽ làm tăng hoặc giảm lực tác động và khí thế của Tử Vi so với “hình phú" co bản.

Lại lấy Tử Vi tọa cung Tí làm ví dụ, người có cục ngũ hành khác nhau (thủy nhị cục, mộc tam cục, kim tứ cục, thổ ngũ cục, hỏa lục cục), cũng sẽ khiến Tử Vi thay đổi lực tác động, và cũng sẽ ảnh hưởng đến lực tạo tác của Tử Vi, cho nên vận trình và cảnh ngộ gặp phải trong cuộc đời của những người này cũng sẽ khác nhau.

Cũng lấy Tử Vi tọa thủ cung Tí làm ví dụ, tổ hợp “Tử Vi, Kình Dương" và tổ hợp “Tử Vi, Lộc Tồn”, sẽ có biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Vì vậy lúc luận đoán cá tính, không thể chỉ lấy “hình phú” của Tử Vi ở cung Tí để định nghĩa. Nếu thực sự cầu thị, nhất định phải dung hợp với “hình phú" của Kình Dương hoặc Lộc Tồn, để có luận giải khác nhau, đó là Tử Vi bị phá hoại hay Tử Vi được làm tǎng thêm độ vững vàng.

Đẩu Số có 14 chính tinh, mô thức tọa thủ trong cung bất kể là đơn tinh hay song tinh, cũng đều ở trong tình trạng ổn định tuyệt đối. Tức là dù có thêm các sao như Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, hoặc Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phù, Hữu Bật, thì mối quan hệ giữa các sao cũng ở trong tình trạng “thăng bằng”, chỉ cần ngoại lực không xâm nhập, thì vẫn có thể “ở cùng nhau yên ổn vô sự". Nhưng vì thời gian đắp đối trôi qua, mệnh bàn chuyển động, tứ hóa [năm sinh] của thiên bàn, tứ hóa [đại vận] của địa bàn, và tứ hóa [lưu niên] của nhân bàn ắt sẽ nhập vào, khiến cho các sao ở trong cung rơi vào trạng thái "mất thăng bằng". Nếu trong cung có hung tinh kết tập, lúc xảy ra trạng thái “mất thăng bằng”, sẽ kích thích hung tinh phát tác hung tính, phá hoại tình trạng ổn định của cát tinh. Đây là nguyên nhân tạo thành mệnh vận. Cũng giống như hàng xóm của bạn có một tên đại lưu manh, chỉ cần bạn không gây sự với hắn ta, thì hai bên vẫn có thể sống yên ổn vô sự, dù trong lòng có sự bất an, nhưng trong cuộc sống không bị ảnh hưởng gì, nhưng có một ngày nào đó do bất cẩn, vô tình khiêu khích hắn ta, hắn có thể dùng bạo lực với bạn, khiến cho cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng.

Tứ hóa trong Bắc phái Tử Vi Đẩu Số rất quan trọng. Giả thiết trong cung hạn lưu niên không có tứ hóa [năm sinh], tứ hóa [đại vận], và tứ hóa [lưu niên], thì trong lưu niên này ít xảy ra sự kiện đặc biệt; dù trong cung có Kình Dương và hung tinh khác tụ tập, nhưng các hung tinh này không có khả năng gây ra bão táp. Nhưng nếu tứ hóa của lưu nguyệt có cơ hội nhập vào các sao ở cung hạn lưu niên, thì sẽ kích động hung tính của hung tinh, nhưng thời gian sẽ không quá dài, hạn kì chỉ một hai ngày, cho nên nhiều lúc tính khí của mệnh tạo giống như phát cuồng, sau đó bình tĩnh trở lại!

Lúc gặp hung tinh ở cung hạn lưu niên, có thể nói đó là then chốt quan trọng để luận đoán. Nếu không có thêm lực tác động của sao tứ hóa nào, thì lưu niên này vẫn ở trong tình trạng “thăng bằng”, không đến nỗi xảy ra sự cố. Ví dụ, tứ hóa của năm Bính Tuất là Thiên Ðồng Hóa Lôc, Thiên Cơ Hóa Quyền, Văn Xương Hóa Khoa, Liêm Trinh Hóa Kị; thảy đều không ở trong cung hạn lưu niên; tứ hóa [đại vận] và tứ hóa [năm sinh] đều không nhập vào, vậy năm đó sẽ trôi qua một cách bình lặng, dù trong cung có Linh Tinh hay Hỏa Tinh cũng vây. Nhưng 12 năm sau tức là năm Mậu Tuất, và cũng đã sang can cung đại vận 10 năm khác; lúc đó tứ hóa [lưu niên] của can Mậu có cơ hội nhập cung, vì vậy lưu niên đó sẽ không bình lặng như năm Bính Tuất, nhưng đó là vận tốt liền nhau hay bị chuyện xấu xung kích, thì phải xem xét sao nào hóa, và tứ hóa nào đã tạo ra hiệu ứng này.

Thông thường người mới nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số sẽ bị hung tinh khủng bố, khi thấy sao Hóa Kị thì sợ sẽ xảy ra sự cố bất an, thực ra, có lúc sự tồn tại của hung tịnh là động lực làm cho tinh thần phấn chấn và có tính kích thích; còn sự xuất hiện của Hóa Kị nhiều lúc có ý nghĩa là “thu vào”, “giữ gìn kết quả” của Hóa Lộc.

Như các bạn đã biết, dù các sao trong cung giống nhau, nhưng cục ngũ hành khác nhau vẫn khiến các sao có độ tác dụng khác nhau. Lấy các sao ở cung mệnh làm ví dụ, trong cung mệnh có các sao khác đồng cung khiến chính tinh bị ảnh hưởng, làm biến đổi tính chất của nó. Nhất là lúc có tứ hóa, sẽ cường hóa tính chất của sao này.

Lấy Phá Quân thủ mệnh ở cung Ngọ làm ví dụ (Anh tinh nhập miếu cách), ý tượng thông thường là có chủ kiến, tính hấp tấp, quyết đoán, có tay nghề cao, lớn gan, thích đầu cơ, ưa mạo hiểm, còn có tinh thần khai sáng. Các trường hợp Phá Quân ở cung Ngọ sẽ vì khác cục ngũ hành mà tăng hay giảm sức mạnh, đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến lực tạo tác của nó.

Ở cung Ngọ, cục ngũ hành nhất định là Lộ bàng thổ ngũ cục, Dương Liễu mộc tam cục, Sa trung kim tứ cục, Thiên hà thủy nhị cục và Thiên thượng hỏa lục cục. Những cục ngũ hành này có liên quan đến tác dụng của Phá Quân ở cung Ngọ; cũng sẽ khiến cho người có mệnh cách “Anh tinh nhập miếu” thành quân nhân, cảnh sát, bác sĩ, kĩ sư, nhân viên kĩ thuật, lưu manh, v.v... Đương nhiên cũng không phải cục ngũ hành ảnh hưởng đến toàn bộ mệnh vận của mệnh chủ, mà còn nhiều nhân tố khác.

Giả thiết Phá Quân Hóa Quyền hay Hóa Lộc ở cung mệnh, hoặc đồng cung với Kình Dương hay Hỏa Tinh, hoặc đồng cung với Linh Tinh, Địa Kiếp, hay Địa Không; mỗi trường hợp tính khí đều sẽ bị ảnh hưởng khác nhau, hình tượng và lực tạo tác của Phá Quân cũng sẽ thay đổi ít nhiều. Nếu Phá Quân đồng cung với Văn Khúc, do tính thủy được tăng thêm sức mạnh (Phá Quân và Văn Khúc đều thuộc thủy), vì vậy làm cho Phá Quân vốn có tính anh hùng và quyết đoán lại biến thành nhu nhược, thiểu quyết đoán, thậm chí tăng thêm khuynh hướng thần kinh chất và có cách suy nghĩ hẹp hòi; sẽ vì tình mà khốn khổ, vì đào hoa mà đưa ra chọn lựa ngoài dự liệu của mọi người; sau khi Văn Khúc thủy và Phá Quân thủy dung hợp, sẽ khiến cho bản chất anh dũng của người này biến thành vì tình mà bất kể thân mình, hành động theo bản tính bướng bỉnh của họ. Hiện tượng vừa kể tuyệt đối không phải do Phá Quân Hóa Quyền, Phá Quân Hóa Lộc, Phá Quân đồng cung với Kình Dương, Phá Quân đồng cung với Hỏa Tinh hay Linh Tinh; vì những tổ hợp này cũng ít có tình cảnh này.

Luận về ý nghĩa của cung vị và cung chức:

Trong mệnh bàn Tử Vi Đẩu Số, cung mệnh là biểu thị hình tượng mệnh chủ, cung tật ách là đại biểu cho nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn, cung tài bạch là biểu thị mô thức hành vi của mệnh chủ, cung quan lộc là biểu thị khí thế hành động của mệnh chủ, và cung phúc đức là biểu thị động cơ hành vi của mệnh chủ. Cung tài bạch còn là cung vị biểu thị phương cách kiếm tiền mưu sinh. Luận về kiếm tiền, giả thiết cung tài bạch có hung tinh tụ tập (ngoại trừ Địa Kiếp, Địa Không); còn cung quan lộc thì có cát tinh tụ tập mà còn hữu lực, như vậy phương thức kiếm tiền của mệnh tạo hoàn toàn không bình thường, nhưng không trái với “tính hợp lí" và “tính hợp pháp”, bởi vì các sao ở cung quan lộc là biểu thị khí thế, khí số, chủ về mênh tạo sẽ không vì không bình thường mà phạm luật; có thể nói là họ theo lí mà cật lực cạnh tranh để kiếm tiền.

Các sao đại biểu cho mệnh vận phân bố ở 12 cung, nên không thể chỉ lấy các sao ở cung mệnh để luận giải về mệnh vận. Dù phương thức luận giải của bạn đã dung hợp cục ngũ hành với 14 chính tinh, và tổ hợp sao tụ tập ở cung mệnh, tuy trình độ có cao hơn, nhưng vẫn còn cách một khoảng xa mới đạt tới cảnh giới cao trong cách luận đoán.

Ví dụ, luận về mô thức và thái độ tiêu xài tiền, thì cần phải xem xét toàn diện ba cung: mệnh, tài bạch và tử nữ. Các sao trong cung mệnh đương nhiên là biểu thị hình tượng chủ đạo của mệnh tạo; ví dụ như một người y mão đường đường, rất có địa vị xã hội, thì cung tài bạch của họ phải chủ về rất biết cách kiếm tiền; dù họ là Tham Lang hay Thiên Tướng thủ mệnh, nhưng cung tử nữ là cung vị đại biểu cho tình trạng chi xuất tiêu xài sẽ ở trạng thái “bế môn”, hoặc đủ để ảnh hưởng đến cung vị cung điền trạch của cung tử nữ, thì người này “một sợi lông chân cũng không nhổ" cho người khác. Như vậy bạn không thể chỉ vì thuộc tính của Tham Lang thủ mệnh mà chủ quan đoán họ nhất định rất thích tiêu xài tiền, tiêu xài tiền không biết tiết chế, hoặc rất thích mua sắm. Vì lúc luận giải nhu cách kể ở trên, là lấy các sao trong cung để giải mã mô thức chi xuất tiêu xài, chớ không mang các sao trong cung mệnh ra luận giải một cách chủ quan và không giới hạn.

Cần biết rằng, Tham Lang độc tọa mệnh ở cung Dần hoặc Thân, Thìn hoặc Tuất, hay Tí hoặc Ngọ sẽ có “hình phú” hoàn toàn khác nhau. Trường hợp Tham Lang không bị phá hoại, như Tham Lang đồng cung với Lộc Tồn, hay đồng cung với Địa Không, Địa Kiếp, lúc này Tham Lang nhất định sẽ không tiêu xài tiền loạn xạ theo kiểu mất kiểm soát; nếu tham chiếu phối hợp với cung tử nữ, bạn còn đoán được thái độ tiêu xài tiền thực sự của mệnh tạo.

Hiện lấy Kình Dương làm ví dụ, như đã biết, cùng một sao mà ở cung khác nhau sẽ sinh ra tác động khác nhau. Lúc Kình Dương ở cung tài bạch, là chủ về mệnh tạo giao dịch trong thế mạnh, hành vi kiếm tiền rất tích cực. Lúc Kình Dương ở cung tử nữ, là chủ về hành vi tiêu xài tiền phần nhiều do xung động (nhưng mô thức hành vi này khác với trường hợp Hóa Quyền ở cung tử nữ, vì Hóa Quyền ở cung tử nữ là chủ về rất thích tiêu xài tiền). Còn lúc Kình Dương ở cung mệnh thì lại không có quan hệ trực tiếp với hành vi tiều xài tiền, mà nó sẽ phá hoại tính chất của chính tinh, chính tinh sẽ bị phá vỡ sự thăng bằng và lực “thu vào", đương nhiên cũng ảnh hưởng đến hình tượng của mệnh tạo. Lúc lực “thu vào” của một người bị phá, họ sẽ dễ xung động, nhưng không nhất định sẽ xung động trong cách tiêu xài tiền. (Chú ý: xin đừng cho rằng “phá hoại" là chuyện xấu, nhiều lúc “phá hoại” có thể kích phát tính yếu đuối của chính tinh, khiến cho nó mạnh lên.)

*

Cung mệnh, cung tài bạch, cung tật ách, cung quan lộc, cung điền trạch, cung phúc đức là “ngã cung". Trong đó cung mệnh, cung tật ách, cung quan lộc và cung phúc đức là cung tương quan với tinh thần và ý thức; còn cung tài bạch và cung điền trạch là cung tương quan với tài phú. Về mặt biểu thị, cung điền trạch là chủ về phương diện vật chất, nhưng lúc luận đoán về tình trạng an nguy khi mắc bệnh, cung điền trạch cũng là cung vị quan trọng dùng để luận đoán phối hợp.

Nhiều người không rõ ý nghĩa thực sự của cung tài bạch và cung quan lộc. Thực ra, cung tài bạch là cửa ngõ giao dịch của việc làm ăn kiếm tiền. Phân tích cung tài bạch có thể biết được cách mưu sinh của mệnh tạo, tức nghề nghiệp và sở trường của họ; bạn cũng có thể đoán ra thái độ xử sự của họ (như thân thiện, hòa nhã, chuyên chế, khó giao lưu, v.v...). Còn cung quan lộc là chủ trì tinh thần và sức mạnh của cung tài bạch, bao gồm lực chấp trước, khí thế, năng lực, v.v... Cho nên gọi cung quan lộc là cung vị khí số cũng khá thích đáng. Theo Tứ Hóa phái, luận đoán tình trạng cát hung họa phúc của bất cứ sự kiện gì cũng đều phải tham khảo phối hợp với cung vị khí số của nó, để biết được tình trạng sau khi sự kiện đã xảy ra. Cho nên cung quan lộc không phải dùng để luận đoán hướng chọn nghề nghiệp, mà là luận đoán hành vi tạo tác trong nghề nghiệp, chức vị cao hay thấp và có thể đảm nhiệm một cách “vui vẻ” hay không.

Lúc giải đoán cung tài bạch, cần phải xem phối hợp với cung quan lộc là cung vị khí số, ví dụ như: các sao ở cung tài bạch là Liêm Trinh, Thiên Phủ, Kình Dương; vậy cung quan lộc ắt là Tử Vi Hóa Khoa, phẩm vị cao của Tử Vi Hóa Khoa này có thể khiến Liêm Trinh, Thiên Phủ đang rơi vào Thiên La Địa Võng có thể dựa vào lực phấn chân của Kình Duong để nâng cao cấp bậc của nghề nghiệp, vì Kình Dương là sao đầy đủ khí dương cương. Luận đoán tổng hợp các sao ở cung mệnh, khí thế của các sao ở cung quan lộc và thế mạnh hữu lực của các sao ở cung tài bạch như trên, có khả năng rất lớn mệnh tạo là bác sĩ (ngoại khoa) (Ví dụ này lấy từ một mệnh bàn thực tế, mệnh tạo đúng là bác sĩ chủ nhiệm Khoa Ngoại ở một bệnh viện lớn).

Ai cũng biết ý nghĩa của tên gọi của 12 cung chức, ví dụ như cung phu thê, cung huynh đệ, cung điền trạch, v.v... Nhưng các huyền nghĩa ở tầng thâm sâu của 12 cung chức lại ít người biết.

Lấy cung tử nữ làm ví dụ, đó là cung đối tỉ giữa mệnh tạo và con cái, các sao trong cung tử nữ cũng giống như các sao trong các “tha cung” khác, đều lấy cung mệnh làm chuẩn tắc để so sánh và quy chiếu. Ví dụ, cung tử nữ là Tham Lang tọa thủ, đó là nói nó có khí của Tham Lang so với mệnh tạo, tức là khái niệm “hóa khí" trong phần “hình phú” của các sao, chớ không phải mang toàn bộ “hình phú" của Tham Lang ra luận giải tràn lan. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, nếu không lưu ý sẽ dẫn đến nhiều ngộ nhận trong lúc luận đoán.

Ðối với các sao ở “tha cung” đều phải lấy nguyên tắc “đối tỉ” để luận giải, tức là so sánh và quy chiếu về các sao ở cung mệnh (“tha cung”: cung phụ mẫu, cung huynh đệ, cung phu thê, cung tử nữ, cung nô bộc). Cung tử nữ đối với mệnh tạo, ngoại trừ dùng để luận đoán cá tính con cái, số con cái, và quan hệ duyên phận với con cái (vì người hiện đại dùng các phương pháp tránh thai nên việc tính số con khó chính xác), nó còn là cung chủ về tiêu xài chi xuất.

Trong mệnh bàn Đẩu Số, có rất nhiều “tương đối luận": Tương đối giữa cung tật ách là “bên trong", với cung mệnh là “bên ngoài” của nó; tương đối giữa cung mệnh là “hình tượng của mệnh chủ”, với cung thiên di là “viễn cảnh bên ngoài” của nó; tương đối giữa cung điền trạch là “gia đình”, với cung tử nữ là “đào hoa ở bên ngoài”. Làm cha mẹ sẽ vì con cái mà cho ra, vốn không cách nào thu hồi, cho nên về huyền nghĩa, cung tử nữ còn là cung vị chi xuất hay tiêu xài tiền bạc, tiêu hao về tinh thần. Cho nên muốn luận đoán về thói quen tiêu xài thì phải căn cứ các sao ở cung tử nữ.

Từ cung tài bạch là cung vị giao dịch để kiếm tiền, qua cung tử nữ là cung chủ về tiêu xài chi dụng, rồi tiết kiệm để dành ở cung huynh đệ là “cái kho” (cung huynh đệ là cung vị điền trạch của cung tài bạch); mối quan hệ ở tầng huyền nghĩa này là học thuyết khá quan trọng trong Tứ Hóa phái. Ví dụ lúc cung tử nữ có Hóa Lộc, là chủ về mệnh tạo có dục vọng mạnh mẽ, không những rất muốn tiêu xài tiền, mà còn vì cảm xúc, vì yêu người khác giới, hay vì theo đuổi đào hoa để thỏa mãn tình dục, v.v... mà tiêu xài tiền. Trên nền tảng của lí thuyết này, cung tử nữ còn dùng để luận đoán về vận đào hoa, các sự kiện như có tình nhân ở bên ngoài, ngoại tình.

Phân tích và giải đoán mệnh bàn của một người là làm một cuộc phẫu thuật cái “thế” của tinh thần, tài phú, và mô thức hành vi. Cung tài bạch là nơi biểu hiện hành vi; và có thể xem cung phúc đức là cung biểu thị động cơ của hành vi, cũng có thể xem nó là quyền mưu, kế hoạch trong đầu trước khi hành động. Đương nhiên cung phúc đức còn có nhiều hàm ý khác, lúc nghiên cứu tìm hiểu mô thức hành vi, thì nó là cung chủ về động cơ đang được che giấu.

Cung phúc đức hay cung tài bạch đều thuộc “ngã cung”, nhưng cung phúc đức được xem là ý niệm cất chứa trong lòng, biểu hiện của nó không nhìn thấy được; còn biểu hiện của các sao ở cung tài bạch thì nhìn thấy được. Cũng giống vậy, các sao ở cung mệnh đại biểu cho hình tượng nhìn thấy được, còn các sao ở cung tật ách là đại biểu cho trí tuệ, nơi sâu thắm nhất trong tâm hồn, v.v... là thứ "không nhìn thấy được”, nhưng lại tồn tại trong đầu của mỗi người.

Cung tật ách và cung mệnh cũng cùng thuộc phạm trù “ngã cung”. Lấy cung tử nữ làm ví dụ, “con cái" là từ “tôi” mà sinh ra, cho nên về lí luận, có thể chuyển thành cung “chi xuất”. Về ý tượng cố định, đó là cung đại biểu cho con cái, cũng có thể xem cung tử nữ là cung chủ về tính giao hoan lạc, cũng là cung chủ về hành vi mang tiền ra tiêu xài. Cho nên mang cung tử nữ định vị là “tha cung”, không phải là không có lí.

Lúc Hóa Quyền ở cung tử nữ là biểu thị mệnh tạo mạnh về sinh hoạt tính dục; nhưng nếu cung tử nữ còn có thêm Tả Phù hoặc Hữu Bật, thì đối tượng không chỉ là một người (không cần xem xét đến tình trạng các sao ở cung phu thê). Nếu cung tử nữ có sao Hóa Quyền, mà không có Tả Phù, Hữu Bật; lúc tổ hợp sao trong cung phu thê có lực phá hoại rất rõ rệt, thì cũng có thể luận là có tình nhân ở bên ngoài. Sao Hóa Quyền này biểu thị hành vi chi xuất thực tế vì có tình nhân ở bên ngoài. Nếu có sao Hóa Lộc ở cung tử nữ, điềm nhẹ nhất là có đối tượng mở mộng, rất thích “mây mưa ân ái”, nhưng mộng đẹp có thành hay không thì phải xem tạo hóa an bài thế nào, có điều sao Hóa Lộc mà ở cung tử nữ thì có nhiều cơ hội đào hoa!

Hai bên của cung mệnh là cung phụ mẫu và cung huynh đệ, về quan hệ nhân luân, đây là thứ tự bài bố có ý nghĩa rất thâm sâu. Về huyền nghĩa, cung phụ mẫu và cung huynh đệ còn là cung vị quan trong dùng để luận đoán về bệnh tật, sự kiện xảy ra bất ngờ, chuyện hiếu kính với cha mẹ. Lúc cung huynh đệ mạnh mẽ, không những tiền của tài phú dư dật, đồng thời còn có năng lực đề kháng và tránh được sự cố xảy ra bất ngờ. Đây cũng là căn cứ quan trọng để giải đoán mệnh bàn.

Cung huynh đệ là cung vị khí số của cung tật ách, cho nên cung tật ách và cung huynh đệ có mối quan hệ “môi hở răng lạnh”; nhưng để có ảnh hưởng đến tình hình tốt hay xấu của cung tật ách, còn phái xem xét phối hợp với các sao trong cung phụ mẫu. Đây là một chuỗi mắc xích liên hoàn, trong đó có ý vị triết học về giá trị nhân sinh, khiến cho nguời ta phải khâm phục trí tuệ của tổ sư Hi di Trần Đoàn và các vị tổ sư tiền bối khác của Tử Vi Đẩu Số. Lúc còn nhỏ, những người thân nhân gần gũi nhất ngoài cha mẹ là anh chị em, lớn lên sau khi thành nhân mới thành thân, rồi sinh con đẻ cái; đó là thứ tự đi nghịch chiều kim đồng hồ. Nhưng trong cuộc sống hiện thực lại có xu hướng đi thuận chiều kim đồng hồ, tức là từ cung tử nữ, qua cung phu thê và cung huynh đệ mới đến cung mệnh rồi mới tới cung phụ mẫu, đúng với câu nói “nước mắt chảy xuống”, dù anh em và cha mẹ là rất gần gũi, nhưng sau khi kết hôn thì con cái và người phối ngẫu mới là trọng tâm, họ thường là những người được chúng ta ưu tiên nghĩ tới, bất kể có xứng đáng hay không, đại đa số con người đều sống theo phương thức thứ tự như vậy. Đúng là hơn một ngàn năm trước các vị tổ sư đã có cái nhìn sâu sắc về trạng thái tâm lí của người đời.

Dựa vào động tuyến vừa kể có thể đoán ra quá trình kiếm tiền và tiêu xài tiền. Cung tài bạch (kiếm tiền), cung tử nữ (cách tiêu xài tiền và chi dụng trong gia đình), cung phu thê (vợ chồng giao nộp tiền cho nhau, dự tính khoản chi dụng), cung huynh đệ (kết dư mới cho vào kho tiền), rồi cung mệnh (mệnh tạo mới cầm chút tiền báo hiếu cha mẹ) đến cung phụ mẫu. Đây là động tuyến của quá trình tiền bạc lưu chuyển của đại đa số con người, rất phù hợp với kinh nghiệm đời, rất thấu hiểu nhân tình thế thái.

Có thể xem cung điền trạch là cung vị "cứu tế sinh mệnh”, dùng để luận đoán về vấn đề sống chết; chủ yếu vì, cung điền trạch là cung vị giao dịch của cung tật ách. Cung tử nữ là cung vị chủ về chi xuất, tiêu xài tiền; nếu ở cung tử nữ xuất hiện Tả Phù hay Hữu Bật, bạn sẽ nghĩ như thế nào? Con cái có thành tựu? Có con dòng thứ? Có tình nhân ở bên ngoài? Đương nhiên để thành lập những ứng nghiệm vừa kể, còn cần có một số điều kiện phối hợp khá quan trọng mới xác định được.

Lúc thấy trong cung tử nữ có Tả Phù hay Hữu Bật, đó thường không phải là chuyện tốt đối với túi tiền của mệnh tạo; vì đây có thể là điềm báo phải lo tiền chi dụng trong gia đình mình, còn phải gánh vác tiền chi dụng cho một gia đình khác ở bên ngoài. Đó có thể là tiền chi dụng của cha mẹ hay cha mẹ vợ (hoặc chồng), hoặc có tình nhân ở bên ngoài. Cho nên các bạn đừng vội vui mừng vì thấy Tả Phù hay Hữu Bật trong cung tử nữ, vì đó là yêu sách về tiền bạc hoặc muốn mệnh tạo tiêu xài tiền gấp bội.

Các ví dụ về phương pháp giải mã mệnh bàn:

Ví dụ 1:

Nam mệnh sinh năm Nhâm, tháng 7, “Tử Vi, Thiên Phủ" tọa thủ cung mệnh ở cung Nhâm Dần (Kim tứ cục).

Tứ hóa của năm Nhâm là: Thiên Lương Hóa Lộc (ở cung nô bộc, là cung Đinh Mùi), Tử Vi Hóa Quyền (ở cung mệnh, là cung Nhâm Dần), Tả Phù Hóa Khoa (ở cung tài bạch, là cung Canh Tuất), Vũ Khúc Hóa Kị (cung tài bạch, là cung Canh Tuất). (Xem hình 1)

Hình 1 - Ví dụ 1

Đến đại vận thứ hai (14~23); lấy Thái Âm ở cung Quý Mão làm “dụng”, tức là mệnh tạo mở rộng phạm vi của cung mệnh, tiếp nhận những hiện tượng do các sao trong cung Quý Mão sinh ra (đó là tình hình trưởng thành và những gì phái trả giá). Trong cung Quý Mão thấy Thái Âm tự Hóa Khoa, Thiên Hình; nhưng cung Quý Mão là cung phụ mẫu của thiên bàn, cũng là cung chủ về khoa cử công danh. Cung phụ mẫu thấy Thái Âm tự Hóa Khoa và Thiên Hình, là chủ về học hành không tinh chuyên, mà còn dễ phạm pháp (vì tiền mà chuốc họa). Vì “tha cung” tự hóa là “thiếu”, “khiếm khuyết”, cho nên lúc cung phụ mẫu tự Hóa Khoa, là thiếu vận học hành sáng sủa (cung phụ mẫu là cung vị quang minh), đó là ý tượng: thành tích học tập không tốt, vận thi cử kém, quá trình đi học cũng có thể bị đứt đoạn rồi tiếp tục, không được thuận lợi toại ý, hoặc phải thi lại, nghỉ học... tương lai cũng có thể học mà không vận dụng được. Cho nên mệnh tạo vào đại vận thứ hai việc học hành không tốt.

Ngoài ra, can cung Quý Mão khiến Phá Quân Hóa Lộc ở cung Nhâm Tí, Cự Môn Hóa Quyền ở cung Ất Tị, Thái Âm tự Hóa Khoa ở cung Quý Mão, Tham Lang Hóa Kị ở cung Giáp Thìn, lúc luận giải mệnh bàn phải mang các cung này quy chiếu về mệnh bàn nguyên cục để luận giải, thì có thể biết được:

- Trong đại vận thứ hai, mệnh tạo sẽ giao du với bạn bè khác giới (vì Thái Âm là thuộc thủy, chủ về tình cảm!)

- Mệnh tạo sẽ có ý kết hôn thành gia thất (có quan hệ trai gái thân mật, hoặc thuê nhà ở bên ngoài sống chung như vợ chồng), vì Phá Quân Hóa Lộc (ở cung phu thê của thiên bàn), Cự Môn Hóa Quyền (ở cung điền trạch của thiên bàn).

- Mệnh tạo sẽ động chạm vấn đề pháp luật (vì Thiên Hình đồng cung với Thái Âm tự Hóa Khoa).

- Lúc mệnh tạo mở rộng phạm vi cung mệnh (tức vào đại vận thứ hai), cung phụ mẫu (của đại vận) cũng sẽ chuyển sang cung Giáp Thìn, thấy Tham Lang tọa thủ; can cung Quý Mão khiến Tham Lang Hóa Kị, nhưng không được vì Tham Lang Hóa Kị (ở cung phụ mẫu của đại vận) mà nói là không cát tường; mà phải xem cung chuyển dời (tức cung phụ mẫu của đại vận) có tiếp nhận toàn bộ đặc tính của các sao ở cung Giáp Thìn hay không, cho nên phải xem tình hình điều chỉnh của can cung Giáp Thìn phi tứ hóa xảy ra thế nào.

Lúc cung Giáp Thìn không có tứ hóa thích hợp để hóa giải hung tượng của Thái Âm tự Hóa Khoa, vậy trong đại vận thứ hai càng tăng nguy cơ mệnh tạo sẽ phạm tội; nhưng có một ngoại lệ, nếu sức khỏe cơ thể có vấn đề thì ít có khả năng xảy ra hiện tượng phạm pháp.

Nếu mệnh tạo là phụ nữ, vậy đại vận thứ hai là đi nghịch đến cung Quý Sửu có Thiên Cơ tọa thủ, là chủ về có thể lấy thái độ nghiêm túc để học hành, rất sợ học hành kém; mà không có bạn trai thân mật.

Ví dụ 2:

Nam mệnh cung mệnh ở Dần, là cung vô chính diệu, còn đối cung (cung thiên di) là “Thiên Đồng, Thiên Lương" (xem hình 2).

Hình 2 - Ví dụ 2

Mệnh tạo là người khá hướng nội, nhưng phân tích ra tính hướng nội này là có nguồn gốc của nó, chớ không phải thấy cung thiên di là “Thiên Lương, Thiên Đồng” tọa thủ. Đây là vì cung tài bạch (đại biểu cho cử chỉ lời nói và hành động của mệnh tạo) thấyThái Dưong, lại bị nhốt ở cung Địa Võng, còn Thái Âm là đại biểu cho nguồn suối tình cảm lại bị an bài ở cung Thiên La, còn lực hành động của “Sát Phá Tham" không phải ở “tha cung", mà ở cung điền trạch, cung tật ách... là các cung khó thấy rõ. Ngoài ra, cung mệnh được Tử Vi và Thiên Phủ giáp cung, cái “được” của nó là thế của Tử Vi và Thiên Phủ, là hoàn cảnh chung quanh ở bên ngoài, đây cũng là cửa ngõ để qua lại, giao tế với hoàn cảnh bên ngoài.

Nếu cung thiên di không có tứ hóa [năm sinh], vậy mệnh tạo sẽ tưởng tượng nhiều hơn là hành động thực tế. Cung thiên di là biểu thị tầm nhìn của mệnh tạo, lấy “Thiên Đồng, Thiên Lương" làm dụng: một là, ý tượng của “Thiên Đồng, Thiên Lương” là tầm nhìn có thiên hướng ham hiểu biết; hai là, cảm thụ trong đầu óc của mệnh tạo không vượt khỏi phạm vi của ý thức.

Định nghĩa cung vô chính diệu là có thể bị ảnh hưởng của các sao nào đó, hoặc không bị ảnh hưởng của các sao nào đó; mà nguyên nhân không bị ảnh hưởng là vì khó làm thay đổi ấn tượng và quan niệm do các sao có ảnh hưởng trước đã hình thành. Cho nên lúc tiếp xúc với kiến văn, tri thức đến sau, nếu mâu thuẫn với kiến thức đã có trước, trừ phi các sao gây ảnh hưởng sau mạnh hơn rất nhiều so với các sao gây ảnh hưởng trước, mới làm cho mệnh tạo động tâm; nếu không, mệnh tạo rất khó tiếp nhận. Thông thường trước khi tiếp nhận sẽ xuất hiện tình trạng mơ hồ, mất phương hướng, hoài nhi...nhưng một khi đã tiếp nhận, sẽ rất cố chấp.

Xét ở góc độ hai sao Tử Vi và Thiên Phủ tọa lạc ở “tha cung”, có thể biết được mệnh tạo không có chí lớn. Còn xét ở góc độ Thiên Cơ tọa thủ cung phu thê, là ý tượng: cơ hội có hôn nhân không lớn, phải nới rộng khoảng cách chênh lệch tuổi tác và học thức thì hôn nhân mới có thể thành lập. Trừ phi Thiên Cơ đồng cung với hung tinh, hoặc Thiên Cơ độc toa nhung có tứ hóa nhập vào để phá tính ổn định của Thiên Cơ (nhưng sau khi phá sẽ thấy người phối ngẫu có khuyết điểm), nếu không, duyên hôn nhân sẽ rất mơ hồ. Thái Âm tọa thủ cung Thiên La còn có một ý tượng khác, dó là khó có hôn nhân, nhưng một khi đã thành thân thì cũng khó thoát li hoặc thay đổi.

Cung tủ nữ vô chính diệu, lúc xem bạn bè hợp tác, sẽ thấy bạn bè vây quanh cũng có vấn đề, phần nhiều là hạng người tầm thường và giống như khách qua đường; nhưng lúc có người hữu lực ráp vào làm bạn bè, sẽ thấy tình bạn khó thay đổi, tại sao vậy? Kết cấu biểu thị bạn bè của họ là người có năng lực là xem xét các sao ở tam phương của cung tử nữ!

Ví dụ 3:

Nghĩa hẹp của cung phu thê là định hình tượng của người phối ngẫu. Trường hợp sao trong cung này có tứ hóa [năm sinh] nhập vào, là hình thành sự so sánh giữa người phối ngẫu với mệnh tạo. Ví dụ như, trong cung phu thê thấy Hóa Khoa, đó là có người phối ngẫu thuộc nhóm người nổi tiếng, là người được che chở bảo vệ (so với mệnh tạo). Vì Hóa Khoa [năm sinh] là độc nhất vô nhị, đó là nói, mệnh tạo mang tác dụng bảo vệ duy nhất trong cuộc đời trao cho người phối ngẫu, sẽ hết lòng bảo vệ giữ gìn hình tượng và sự an nguy của người phối ngẫu. Nhưng Hóa Khoa ở cung phu thê, là ở "tha cung”, điều này cũng ngầm báo lúc mệnh tạo gặp chuyện, vì thiếu màng lưới bảo vệ, cho nên nguy cơ bị xung kích trực tiếp sẽ tăng lên nhiều; cũng vì Hóa Khoa ở “tha cung”, cho nên bản thân mệnh tạo thiếu lực tự kiềm chế. Nói ở góc độ khác, là có gan, như dám có lối suy nghĩ tồi tệ, dám phạm tội.

Hóa Khoa tùy theo ở cung nào mà có cách luận giải khác nhau. Nếu Hóa Khoa ở cung phụ mẫu, ngoại trừ chủ về song thân là người thông tình đạt lí, mệnh tạo bảo vệ, chăm lo phụng dưỡng song thân; còn có ý tượng mở rộng là, mệnh tạo bảo vệ, chăm lo cho vận khoa cử công danh của mình. Cho nên mệnh tạo có thể là người rất có danh vọng và địa vị, mà danh vọng và địa vị là nhờ học vấn, văn bằng, giấy tờ chứng nhận mà có được. Nhưng cung phụ mẫu là “tha cung", cho nên cũng ngầm báo mệnh tạo là người có gan , dám làm càn, hoặc sức tự tiết chế kém. Cung phụ mẫu còn có ý nghĩa mở rộng khác, là cung vị quang minh chủ về vận khoa cử. Ví dụ như Hóa Khoa [năm sinh] ở cung phụ mẫu, trong cung còn thấy Hóa Lộc [năm sinh], là tình huống “Lộc phá Khoa”, nhẹ thì học hành kém, vận thi cử không như ý; nặng thì rất có thể phạm quan phi. Đó là lãng phí tác dụng của Hóa Lộc và Hóa Khoa [năm sinh]; nếu sao Hóa Khoa [năm sinh] lại tự Hóa Lộc, vây rất có thể là người thường xuyên phải đến tòa án. Lúc cung phụ mẫu lại tự Hóa Quyền, thường thường là ý tượng: cha mẹ đã từng thất bại trong sự nghiệp. Vì cung phụ mẫu là “tha cung”, mà tổ hợp sao trong cung lại không phù hợp điều kiện có thể tiếp nhận toàn bộ sức mạnh của các sao, mà phải mất lực tác động của Hóa Quyền, mới phù hợp điều kiện mệnh thế của mệnh tạo. Nhưng tại sao chỉ hướng sự nghiệp có vấn đề? Ngoại trừ cần phải hiểu rõ nghĩa gốc và hàm nghĩa mở rộng của cung, hiểu rõ ý nghĩa của Hóa Quyền, còn phải biết lúc “ngã cung" và “tha cung” tự hóa sẽ có cách giải thích hoàn toàn khác nhau. Nếu cung phụ mẫu thấy Hóa Quyền [năm sinh], đó là phụ quyền rất mạnh, mệnh tạo phải dựa vào sự trợ lực của song thân; nhưng lúc cung phụ mẫu thấy tự Hóa Quyền, là sức mạnh của song thân từ thịnh biến thành suy, sẽ hiển hiện đại vận thứ nhất sau khi sinh ra mệnh tạo.

Học Tử Vi Đẩu Số, hiểu rõ ý tượng của các sao ở 12 cung là tri thức ở trình độ sơ cấp. Lấy Tử Vi làm ví dụ, nếu Tử Vi tọa cung phu thê, vậy có thể xem xét “hình phú” của Tử Vi để miêu tả hình tượng của người phối ngẫu; nhưng đó chỉ là đoán mệnh theo kiểu ngoài da, vì trong mệnh bàn của người phối ngẫu không nhất định là Tử Vi tọa thủ cung mệnh. Đúng là Tử Vi tọa cung phu thê của mệnh tạo, là ý tượng: mệnh tạo xem người phối ngẫu là trọng tâm cuộc sống, rất tôn trọng người phối ngẫu, lấy họ làm niềm vinh dự... Cũng chủ về, mệnh tạo xem người phối ngẫu là "vua”, thậm chí còn có trọng lượng hơn bản thân và người thân trong nhà.

Nếu người phối ngẫu không được tôn sùng như vậy, có thể trong cung phu thê còn có các hung tinh như Hỏa Tinh, Linh Tinh...hoặc thấy Tử Vi tự Hóa Khoa hay tự Hóa Quyền, để “điều chỉnh” trọng lượng của người phối ngẫu cho phù hợp với địa vị thực trong lòng mệnh tạo. Cho nên trong cung thấy Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng cung, có thể giải thích bằng phương pháp "kép”. Một hiện tượng trong số đó là: người phối ngẫu kiêu ngạo tự đại, dương dương đắc ý, thậm chí là mục hạ vô nhân. Đó là vì trong cung Tử Vi sẽ lấy Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh là “dụng”, nhất là lúc vợ chồng xảy ra tranh chấp. Nhưng, nếu cung phu thê chỉ thấy Tử Vi độc tọa, không thấy hung tinh đồng cung hoặc tự hóa, vậy mệnh tạo sẽ không có nhiều cơ hội kết hôn, dù mệnh tạo rất phong lưu, có rất nhiều bạn bè khác giới!

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ