By Tử Vi Chân Cơ|
15:57 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái
TAM BÀN THIÊN ĐỊA NHÂN
Nguyên tắc tài tam thiên địa nhân:
Thiên bàn là tượng không gian (giới hạn phạm vi sự việc); địa bàn là tượng thời gian (giới hạn khoảng thời gian xảy ra sự việc); nhân bàn là ứng số (định thời gian ứng nghiệm sự việc). Vận dụng tam tài thiên địa nhân bàn tức là vận dụng tam bàn ba cặp trùng điệp, nguyên tắc là “thiên nhân hợp nhất, địa trung tàng tượng”, và “một cặp quản một cấp”, quyền hạn và trách nhiệm phân công rõ ràng:
- Muốn xem đại vận tốt hay xấu thì dùng phi cung hóa tượng của thiên bàn.
- Muốn xem lưu niên tốt hay xấu thì dùng phi cung hóa tượng của địa bàn.
- Muốn xem lưu nguyệt tốt hay xấu thì dùng tứ hóa [lưu niên].
Nguyên tắc “nguyên cục quản đại vận mà ứng ở lưu niên”, tức là nguyên cục và lưu niên là thiên nhân hợp nhất, đại vận là “địa trung tàng tượng” (trong "địa” có chứa tượng). Rồi theo thứ tự mà loại suy, “đại vận quản lưu niên mà ứng ở lưu nguyệt”, “lưu niên quản lưu nguyệt mà ứng ở lưu nhật", “lưu nguyệt quản lưu nhật mà ứng ở lưu thời", phương pháp dùng “thiên địa nhân" tương đồng.
Phi cung hóa tượng của mệnh bàn nguyên cục chỉ là thùy tượng, “thùy tượng" thì chưa ứng cát hung. Nói một cách khác, nếu không có hành hạn đại vận, lưu niên đi thuận và đi nghịch khởi động, thì làm sao lấy tượng để luận việc ở tam bàn ba cấp? Làm sao biết được định số và ứng số của mệnh tạo ở chỗ nào?
Ví dụ, thông thường nguyên tắc luận đoán tình cảm và hôn nhân là lấy cung phu thể làm chủ, đại khái cung phu thê có ba loại (cung phu thê của nguyên cục, cung phu thể của đại vận, cung phu thê của lưu niên), rốt cuộc cung nào làm chuẩn?
Cung phu thê của nguyên cục, cung phu thê của đại vận, và cung phu thê của lưu niên, một là thiên bàn, hai là địa bàn, ba là nhân bàn. Thiên bàn là giới hạn phạm vi sự việc; địa bàn là giới hạn khoảng thời gian xảy ra sự việc; nhân bàn là ứng số. Cho nên phương pháp vận dụng phi tinh tứ hóa có thuyết “thiên nhân hợp nhất, dùng địa bàn làm trung gian”; tức đại vận phải thông qua nguyên cục để lấy tượng, mà ứng số ở lưu niên; lưu niên phải quy về nguyên cục, lấy đại vận để phân biệt sự việc ứng nghiệm. Cũng như vậy, lưu nguyệt phải quy về đại vận, lấy lưu niên để phân biệt sự việc ứng nghiệm.
Mỗi một cung đều chia làm ba cấp, một cấp quản một cấp. Phi cung hóa tượng của nguyên cục thuộc về tượng cách cục; phải đợi đến hành hạn đại vận và lưu niên dẫn phát mới có cát hung; đại vận cũng vậy, phải đợi đến hành hạn lưu niên và lưu nguyệt dẫn phát mới ứng cát hung. Tùy theo góc độ được hỏi là gì, như: Hỏi về cách cục của người phối ngẫu? Hỏi về tình cảm vợ chồng trong đại vận nào đó? Hỏi về tình cảm vợ chồng trong lưu niên này? Tùy theo câu hỏi mà dùng cấp nào làm chuẩn trong việc luận đoán.
Có quan điểm cho rằng, nguyên cục, đại vận và lưu niên, mỗi bộ phận đều có tác dụng riêng của nó, về nguyên tắc là không phân biệt lớn nhỏ hay mạnh yếu. Kết cấu của nguyên cục là tượng của tổ hợp sao, thuộc tiên thiên, cũng chính là sự ưu hay liệt của kết cấu chỉnh thể, đại vận và lưu niên đều là hành han thuộc phạm vi thời gian hậu thiên, vì vậy về lí luận, muốn biết hành hạn thế nào, nên dùng đại vận và luu niên, mà để nguyên cục sang một bên. Về đại thể, lưu niên chỉ phụ trách đối với đại vận, cho nên nguyên cục tiên thiên có thể thoái lui. Lưu nguyệt chỉ phụ trách đối với lưu niên, cho nên đại vận cần phải đứng sang một bên. Bởi vì nguyên cục đối với lưu niên, đại vận đối với lưu nguyệt, khoảng cách quá xa, chẳng giúp được gì, nếu không, một khi tứ hóa xuất hiện vài nhóm sẽ khiến cho người ta hoa mắt, rối loạn. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là, lúc luận một sự kiện trọng đại, cần phải kiểm xem có hợp cách hay không, mới quay lại xem xét kết cấu của nguyên cục.
Đương nhiên, một vấn đề mà dùng đến ba cung, quan niệm này đã phạm sai lầm ngay từ đầu, vì dùng Đẩu Số để luận đoán, về cơ bản tuy phải dùng tam bàn “thiên, địa, nhân” để quan sát hoặc vận dụng. Tức dùng phối hợp mệnh bàn nguyên cục, đại vận bàn, lưu niên bàn để luận đoán cát hung họa phúc; nhưng lúc luận đoán, có thể căn cứ vào tình huống thực tế để chọn “bàn” khác nhau mà lập thái cực thể và dụng mà quan sát, nhưng tuyệt đối không thể trong một lần mà dùng đến ba cung, vì như vậy sẽ làm cho tượng bị rối loạn, thành thể và dụng không phân biệt.
Kế đến, nguyên cục, đại vận, lưu niên, trong ba bàn cần phải dùng bàn nào để luận đoán, mới quan sát được một số sự tình? Về nguyên tắc, vấn đề không phải là dùng bàn nào để luận đoán, mà là, trước tiên phải biết mệnh tạo muốn hỏi chuyện gì. Thông thường khi quan sát cần phải phân biệt sự tình thành “cách” và “vận”. Nói “cách” tức là, nguyên cục có “cách” của nguyên cục, đại vận có “cách” của đại vận, lưu niên có “cách” của lưu niên, tùy theo nhu cầu khác nhau mà chọn bàn nào; còn về “vận”, thông thường quan sát từ đại vận đến lưu niên.
Lúc luận đoán, trình tự vận dụng tam bàn “thiên, địa, nhân” là dùng mệnh bàn nguyên cục để thâm nhập, tức mệnh bàn nguyên cục quản đại vận và ứng ở lưu niên; lúc lấy đại vận bàn để thâm nhập, tức đại vận quản lưu niên và ứng ở lưu nguyệt. Lưu niên, lưu nguyệt, và lưu nhật cũng vận dụng theo trình tự này.
Điều quan trọng là định vị rõ thể và dụng. Thông thường, nguyên cục là thể, đại vận bàn và lưu niên bàn là dụng, dụng xung thể thì nghiêm trọng, thể xung dụng thì nhẹ hơn, sao có thể nói “không phân biệt lớn nhỏ hay mạnh yếu”?
Liên quan đến quan niệm “muốn biết hành hạn thế nào, nên dùng đại vận và lưu niên, mà để tiên thiên sang một bên”, nói như vậy là không hiểu lí luận “tứ tượng tam dịch” của tam bàn “thiên, địa, nhân”. Theo Khâm Thiên môn, nguyên tắc cơ bản là, bất luận dùng đại vận bàn hay lưu niên bàn để phi hóa, đều không được để nguyên cục tiên thiên sang một bên, lí do rất đơn giản, không có “thể" mà chỉ có "dụng”, thì không biết lấy gì để quy chiếu.
Kế đến, về thuyết nói “Lưu niên chỉ phụ trách đối với đại vận, cho nên nguyên cục tiên thiên có thể thoái lui. Lưu nguyệt chỉ phụ trách đối với lưu niên, cho nên đại vận cần phải đứng sang một bên. Bởi vì tiên thiên đối với lưu niên, đại vận đối với lưu nguyệt, khoảng cách thực quá xa, chẳng giúp được gì, nếu không, một khi tứ hóa xuất hiện vài nhóm sẽ khiến cho người ta hoa mắt, rối loạn.” Trên đã thuyết minh về trình tự vận dụng tam bàn “thiên, địa, nhân", ví dụ như lấy nguyên cục, đại vận, lưu niên để nói, lúc dùng tứ hóa của lưu niên, thì phải hướng lên để lấy tượng, tức hướng lên nguyên cục để lấy tượng, vì nguyên cục là “thiên”, đây gọi là “thiên nhân hợp nhất”. Nếu lúc này mang nguyên cục tiên thiên để sang một bên không dùng đến, không những sẽ rối loạn, mà về nguyên tắc cũng sẽ diễn biến thành cục diện “vô pháp vô thiên”.
Vì vậy, lúc luận đoán tam bàn nhất định phải theo trình tự và phương pháp phân biệt thể dụng. Trên thực tế vốn không xảy ra tình trạng tứ hóa tượng Lộc, Quyền, Khoa, Kị phi xuất loạn xạ.
Tóm lại, lúc vận dụng luận đoán, lưu niên không chỉ phải tham khảo nguyên cục tiên thiên mà thôi, mà còn phải dung hợp với nguyên cục, dụng phải quy về thể, sau đó lấy “địa” làm môi giới, mới có thể luận đoán hoàn chỉnh về “tiền nhân hậu quả” của tình hình xảy ra trong mệnh lí. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong Khâm Thiên môn.
Ví dụ thực tế:
Mệnh tạo nói, năm nay đã xảy ra cãi vã mấy lần, phần nhiều là do đối tượng gây gỗ trước. Không biết có phải vì lưu niên năm nay ở cung Sửu có Cự Môn tọa thủ? Hay là vì Văn Xương Hóa Kị ở cung nô bộc của lưu niên? Hai tháng gần đây, cãi vã dữ dội. Không biết nên xem lưu nguyệt bàn hay lưu niên bàn? (Xem hình 1)
Hình 1
Mệnh tạo là dương nam, sinh năm Bính Ngọ, lai nhân cung ở cung tử nữ của nguyên cục, lưu niên năm 2009 ở cung Sửu, cung tử nữ của lưu niên (là cung tật ách của đại vận) có các sao Thiên Phủ, Liêm Trinh Hóa Kị [năm sinh]. Thiên Phủ, Liêm Trinh chủ về vi tính, công nghệ thông tin; cung bị xung là cung nô bộc của nguyên cục (là cung chúng sinh), ý tượng cho biết năm nay mệnh tạo và bạn bè xảy ra sự cố tranh chấp không vui trên mạng internet.
Đổi góc độ xem xét, sự cố không vui có liên quan đến chúng sinh, nên phải quan sát từ cung nô bộc của đại vận. Cung nô bộc của đại vận trùng điệp với cung tử nữ của nguyên cục, là ý tượng: tình trạng giao du của mệnh tạo với bạn bè ở bên ngoài. Can cung là Bính, Bính khiến Hóa Kị nhập Liêm Trinh ở cung huynh đệ của nguyên cục (tức cung tật ách của đại vận), gặp Hóa Kị [nǎm sinh] là "Song Kị" xung cung nô bộc của nguyên cục (tức cung phụ mẫu của đại vận), thùy tượng này đương nhiên là không tốt. Huống hồ cung vị bị xung lại là nơi Đẩu Quân năm 2009 kết khí, luận đoán từ tháng giêng năm 2009 mệnh tạo và chúng sinh sẽ xảy ra tình hình tác động lẫn nhau không tốt; nhất là vào tháng 2 sẽ nghiêm trọng hơn.
Xem sơ lược mệnh bàn, đại vận này mệnh tạo có hùng tâm mở rộng sự nghiệp, nhưng quan hệ với người chung quanh lại ẩn chứa nhiều nhân tố biến động bên trong, do đó cần phải thi triển sở trường như thế nào đó để đừng quá lộ mũi nhọn, phải bình tâm tịnh khí thì mới thuận lợi.
Mối liên hệ của tứ hóa trong tam bàn thiên địa nhân:
Lúc hoạt bàn của mệnh bàn Tử Vi Đẩu Số chuyển động, tin rằng nhiều người nghiên cứu Đẩu Số, thậm chí kể cả một số người thuộc vào hàng “tiền bối”, đều bị “đại vận” và “lưu niên” gây khó khăn, mà nguyên nhân khiến cho người ta rối loạn là “tứ hóa"; hơn nữa, đại đa số các sách Tử Vi Đẩu Số đều ít khi đề cập một cách rõ ràng phương pháp luận đoán đại vận và lưu niên, dẫn đến tình trạng bị tứ hóa [năm sinh], tứ hóa [đại vận] và tứ hóa [lưu niên] làm cho hoa mắt, đến lúc “tự hóa” và “phi hóa” xuất hiện gây rối loạn, thì nhiều người đành buông tay, cho nên số người học Tử Vi Đẩu Số bỏ dỡ nửa chừng nhiều hơn người học Tứ Trụ Tử Bình.
Một số người nghiên cứu Tứ Hóa phái, trong quá trình suy đoán đã quên mất sự tồn tại của các sao trong cung mệnh, chỉ tập trung vào các sao của đại vận, nên không thể định vị cho tính chất của các sao ở đại vận, đó là chưa nói tới các sao của cung hạn lưu niên. Tứ hóa có cơ chế của chúng, các sao cũng có sự phân biệt về tác dụng. Trước khi luận giải về đại vận, xin các bạn ghi nhớ các điều sau đây:
(1) Lực tác động của Hóa Kị [năm sinh] được thu vào “ngã cung", tức là nói, Hóa Kị rơi vào “ngã cung” sẽ không tái "phi xuất”.
(2) Có tứ hóa [năm sinh] ở trong cung mới phải xem xét hiện tượng can cung phi hóa hay tự hóa.
(3) Can cung đại vận khiến Hóa Kị nhập "ngã cung", cũngthuộc trường hợp “thu vào” mà không tái phi xuất!
(4) Các sao trong cung đại vận được xem "hiện tượng", cũng có thể xem là "hóa khí” trong phần “hình phú", công dụng của chúng là làm tǎng hay giam tác dung của các sao trong cung của nguyên cục, chớ không phải mang toàn bộ tính chất “hình phú" của các sao trong cung nguyên cục dời sang cung đại vận.
(5) Nếu Hóa Kị ở “ngã cung", gặp can cung dẫn phát tự Hóa Kị, cũng không có hiện tượng “phi xuất”, mà chỉ tìm hiểu hiện tượng Hóa Kị lại tự Hóa Kị, mà không xung kích đối cung; nêu tự Hóa Lộc, tự hóa Quyền, hay tự Hóa Khoa cũng theo nguyên tắc này.
Tứ Hóa phái chia mệnh bàn thành ba loại: thiên bàn, địa bàn,nhân bàn; gọi là thiên bàn, tức mệnh bàn nguyên cục trong trạng thái tĩnh, còn địa bàn là đại vận bàn, lấy can cung để định phạm vi giới hạn thời gian 10 năm đó. Nói một cách khác, sau khi đặt can cung cho “địa bàn” mới gọi là “đại vận bàn”. Xin cử ví dụ, phạm vi "Liêm Trinh, Thất Sát" của can cung Kỉ Sửu nhất định là khác với phạm vi "Liêm Trinh, Thất Sát” của can cung Tân Sửu. Lấy can cung để định phạm vi giới hạn của đại vận này, cho nên, lúc ông A Thiên Đồng thủ mệnh ở cung Dậu đi thuận theo hướng chiều kim đồng hồ đến đại vận “Liêm Trinh, Thất Sát", và ông B Thiên Đồng thủ mệnh ở cung Thìn đi nghịch chiều kim đồng hồ đến đại vận “Liêm Trinh, Thất Sát”, hai người sẽ có cuộc sống hoàn toàn khác nhau, cát hung họa phúc cũng khác nhau một trời một vực. Xin đừng thấy địa bàn “Liêm Trinh, Thất Sát” thì lập tức đưa ra lời đoán, mà phải xem xét ảnh hưởng của tứ hóa [đại vận], và xem xét sự liên quan giữa các cung của đại vận với thiên bàn. Thông thường người ta dễ bị các sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La bài bố ở thiên bàn làm cho rối loạn, nhưng thực ra không nhất định đại vận bàn sẽ bị các hung tinh này kiềm chế hoặc bị gây tổn hại.
Nhân bàn tức là lưu niên bàn, lấy lưu niên Kỉ Sửu (2009) làm ví dụ. Năm đó mỗi cá nhân sẽ lấy các sao ở cung Kỉ Sửu (là xạ ảnh của các sao ở thiên bàn, chớ không phai bản thân các sao ở thiên bàn, và cũng không liên quan gì đến tứ hóa [năm sinh]) để ứng nghiệm kết quả giao nhau của tứ hóa thiên bàn và tứ hóa địa bàn (giả thiết các sao tứ hóa của thiên bàn và các sao tứ hóa của địa bàn có tác động lẫn nhau), nhưng tứ hóa nhân bàn chỉ có thể hưởng ứng tứ hóa địa bàn, mà không thể vượt ba cấp tác động trực tiếp đến các sao của thiên bàn, trừ phi địa bàn và thiên bàn có quan hệ tam phương tứ chính hoặc các sao tứ hóa tác động lẫn nhau, mới xét đến sự tác động lẫn nhau giữa tam bàn thiên địa nhân.
Giả thiết cung Sửu có Liêm Trinh Hóa Kị, Thất Sát (sinh năm Bính, cho nên Liêm Trinh Hóa Kị); lúc đến lưu niên Kỉ Sửu, như vậy cung mệnh của lưu niên nhập cung Sửu, sẽ thấy Liêm Trinh Hóa Kị [năm sinh] ở trong cung, nhưng đây là thuộc về vận thế lưu niên,vì vậy “Liêm Trinh, Thất Sát" không bị ảnh hưởng của Hóa Kị [năm sinh]. Nhưng giả thiết can cung đại vận là Bính, khiến Liêm Trinh lại Hóa Kị. Như vậy lúc bước vào lưu niên Kỉ Sửu, mệnh tạo phải chịu ảnh hưởng của Liêm Trinh song Hóa Kị, vận thế sẽ biến động thay đổi kịch liệt. Trong tình trạng này, cần phải xem xét Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] ở cung nào. Giả thiết Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] đều ở “ngã cung” của địa bàn hoặc thiên bàn, như vậy có thể đoán năm đó có thu hoạch lớn. Nếu không phải vậy, thì phải xem Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] ở đâu (là “ngã cung” hay “tha cung" của thiên bàn và địa bàn), mới có thể đoán sự cố gì sẽ xảy ra. Nếu dự đoán là hung, thì phải truy tìm cung có Hóa Khoa [đại vận] tọa lạc, để tính xem năng lực hóa giải tai ách mạnh hay yếu!
Lúc gặp song Hóa Kị xuất hiện ở cung mệnh, cung quan lộc, hay cung tài bạch của lưu niên, mới có tác dụng trực tiếp. Thông thường, nếu tứ hóa [lưu niên] không nhập cung có song Hóa Kị, thì có thể “an nhiên” vượt qua! Dù bị áp lực song Hóa Kị (Hóa Kị [năm sinh] và Hóa Kị [đại vận]), đối với lưu niên mà nói, đây là áp lực từ “thể” sinh ra (thiên bàn là thể, đại vận là dụng, đối với lưu niên thì đại vận là thể, lưu niên là dụng). Cho nên dù tiếp xúc trực tiếp vẫn không đến nỗi nào, vì “thể” tác động đến “dụng” có sức ảnh hưởng nhỏ hơn “dụng” tác động đến “thể”. Nói một cách khác, hung thật sự là lúc Hóa Kị [lưu niên] xung phá Hóa Lộc [đại vận], tình huống này mới nghiêm trọng!
Ví dụ, can cung tài bạch của đại vận khiến Hóa Kị xung cung tài bạch của thiên bàn, về lí thuyết, là nghiêm trọng, vì “dụng xung thể". Cho nên lúc lưu niên nhập cung có Hóa Kị, phần nhiều sẽ xảy ra tổn thất về tài chính (lúc luận mệnh, cần phải thận trọng, phải xem xét can cung tài bạch của đại vận phi Hóa Lộc nhập cung nào, để biết nguyên nhân của tình trạng tiền bạc được mất, tốt xấu; còn phải mang cung đại vận sở tại quy về thiên bàn để tra xét sự việc liên quan, vậy mới là trình tự luận giải đúng cách!) Trong Tử Vi Đẩu Số Tứ Hóa phái, trường hợp “dụng xung thể" đều xem là sự cố nghiêm trọng.
Lúc lưu niên nhập cung có Hóa Kị [đại vận], thường thường đây là thời điểm xảy ra sự cố; còn lúc lưu niên nhập cung bị Hóa Kị [đại vận] xung, đây thường là thời kì cuối của sự cố. Về lí thuyết, đó là “thể xung dụng”.
Theo lí thuyết của Tứ Hóa phái, cùng loại tương xung là hung (ví dụ, Hóa Kị [đại vận] ở cung mệnh của đại vận xung cung mệnh của thiên bàn, Hóa Kị [đại vận] ở cung quan lộc của đại vận xung cung quan lộc của thiên bàn. Lúc lưu niên nhập cung có Hóa Kị [đại vận], là năm xảy ra sự cố, lưu niên nhập cung bị Hóa Kị [đại vận] xung, đây là năm từ thịnh đã thành suy). Nhưng, giả thiết không phải là cùng loại tương xung, thông thường cung bị Hóa Kị [đại vận] xung (ví dụ Hóa Kị [đại vận] nhập cung Dậu, cung bị Hóa Kị xung là cung Mão, lúc lưu niên nhập cung Mão, đó là năm bị xung kích), cũng là năm xảy ra sự cố (cung bị xung sinh ra tự hóa là chuyện tốt, ít nhất đây cũng là lực đề kháng thực hiện được chức trách, thậm chí là tự Hóa Kị cũng không phải là hoàn toàn xấu, mà thường thường chủ về đã trừ được họa căn).
Lấy cung mệnh (nguyên cục) làm “chủ thể” để luận giải, tác động của các sao ở đại vận sẽ làm tăng thêm hay giảm bớt tính chất của các sao ở cung mệnh (nguyên cục), để tiếp nhận thử thách của Thái Tuế lưu niên mỗi năm. Lúc đại vận xuất hiện kết cấu sao làm tăng mạnh tính chất của các sao ở cung mệnh, như vậy đại vận này là hành hạn có thể nâng mệnh tạo lên; ngay cả lúc Thái Tuế lưu niên bất lợi, cũng không đến nỗi xảy ra lực phá hoại nghiêm trọng đối với mệnh tạo. Vì mệnh bàn nguyên cục đã được nâng lên một cấp khác, bị xung kích cũng không đến nỗi khiến mệnh tạo mất hết sức mạnh, nhiều lúc còn biến thành tác nhân gây kích thích và làm cho mệnh chủ phấn chấn hơn. Lúc đại vận có lợi cho cung mệnh, còn lưu niên thì như gấm thêu hoa, vậy năm này sẽ có hỉ sự liên miên!
Lúc tổ hợp sao của đại vận mang lại hiệu ứng xấu cho cung mệnh (tức là mệnh tạo đã ở vào khoảng thời gian “xấu”), như vậy ứng nghiệm trong cuộc sống hiện thực là hướng xuống, trầm luân. Lúc mênh tạo ở trong đại vận bất lợi, nếu Thái Tuế lưu niên là có lợi, thì có thể sẽ giảm bớt tốc độ trầm luân, cũng có thể khiến cho sự kiện xấu không đến nỗi “ác tính hóa”, hoặc nhiều lúc làm cho chuyện xấu không xảy ra. Điều khiến người ta lo lắng nhất là lúc cung mệnh của đại vận trùng điệp với cung vị đầy chướng khí, lúc đó mệnh bàn nguyên cục đã bị hạ xuống một cấp, còn cung hạn lưu niên thì mang lại khí “sát phạt tiêu điều” và lực phá hoại, như vậy có thể sẽ xảy ra thảm trạng “nhà dột mà gặp mưa dầm". Trong cuộc sống hiện thực là bất lợi về sự nghiệp, tài phú, sức khỏe, hoặc xảy ra sự cố trong tình cảm hôn nhân.
Giả thiết ông A là “Thiên Đồng, Cự Môn" thủ mệnh ở cung Sửu; lúc đại vận đến cung Hợi do Thái Âm tọa thủ, tình hình cát hung họa phúc sẽ như thế nào? Quan hệ đối ứng giữa “Thiên Đồng, Cự Môn” và Thái Âm sẽ xảy ra hiện tượng gì? Có người ở trong khung giá kết cấu này thì tuổi trẻ đắc chí, rất giàu có; cũng có người tìm không ra việc để làm, đừng nói tới tích lũy; có người thì đi du học đạt được học vị cao, nhưng cũng có người ở trong tình trạng ăn cơm tù, hoặc phải gánh vác trọng trách nuôi cả gia đình.
Giả thiết nữ mệnh tạo A là sinh năm Canh: (Xem hình 2)
Hình 2 - Giả thiết nữ mệnh tạo A là sinh năm Canh
Lúc người có “Thiên Đồng, Cự Môn" thủ mệnh đến hành hạn “Thái Âm, Văn Khúc”, cung quan lộc của đại vận có can chi là Kỉ Mão, khiến Văn Khúc Hóa Kị xung phá Thiên Cơ ở cung quan lộc của thiên bàn, đó là ý tượng: Trong đại vận này, vận sự nghiệp sẽ bị phá hao tổn thất. Trong đại vận này, cung tài bạch của đại vận là vô chính diệu, như vậy sự nghiệp của nữ mệnh chủ không được thuận lợi, có thể xảy ra tình trạng thất nghiệp. Vì cung quan lộc của đại vận phi Hóa Kị xung cung quan lộc của thiên bàn (Văn Khúc Hóa Kị xung cung quan lộc của thiên bàn), như vậy cung quan lộc của thiên bàn đã bị phá hoại. Ngoài ra, “Thái Âm, Văn Khúc” tọa thủ cung Đinh Hợi, tứ hóa [đại vận] khiến Thiên Đồng Hóa Quyền và Cự Môn Hóa Kị trong cung mệnh của thiên bàn, còn khiến Thái Âm Hóa Lộc trong cung phu thê của thiên bàn, Thiên Cơ Hóa Khoa trong cung quan lộc của thiên bàn; tổng hợp luận đoán như sau:
“Thái Âm, Văn Khúc" trong cung hạn, nữ mệnh chủ sẽ vì hôn nhân mà từ bỏ công việc đang làm, nhưng hành động này làm cho người phụ nữ này có tâm trạng mâu thuẫn khá lâu. Vì cung tài bạch của đại vận có can chi là Quý Mùi, khiến Tham Lang Hóa Kị, đây là tượng “kho tiền” tạm thời thiếu tiền!
Thông thường người có “Thiên Đồng, Cự Môn” thủ mệnh, hành hạn đến cung Hợi là Thái Âm tọa thủ, cuộc đời của họ là thêm điểm hay bớt điểm? Cần phải vận dụng can cung Thái Âm tọa thủ phi tứ hóa để biết ảnh hưởng của chúng đối với Thiên Đồng và Cự Môn. Lại lấy cung tài bạch và cung quan lộc của đại vận phi tứ hóa để tính toán xem cung tài bạch và cung quan lộc của thiên bàn sẽ bị loại tứ hóa nào nhập vào mà điều chỉnh luận giải cho phù hợp với chân tướng sự thực. Nếu Hóa Kị [đại vận] ở cung tài bạch của đại vận xung cung tài bạch của thiên bàn, như vậy sẽ xuất hiện hiện tượng bất lợi trong việc kiếm tiền. Giả thiết can của cung tài bạch và cung quan lộc của đại vận phi Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa nhập cung tài bạch và cung quan lộc của thiên bàn, đó là tượng trong đại vận này sẽ được tăng lương hay “thăng di" (đi nhậm chức cao hơn)!
Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)