By Tử Vi Chân Cơ|
16:06 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái
CUNG CHỨC TỔNG LUẬN
Tên gọi 12 cung chức và thứ tự vị trí của chúng đều cố định, thứ tự theo chiều thuận là: cung mệnh, cung phụ mẫu, cung phúc đức, cung điền trạch, cung quan lộc (hay cung sự nghiệp), cung nô bộc (hay cung giao hữu, có phái còn gọi là cung hợp tác), cung thiên di, cung tật ách, cung tài bạch, cung tử nữ, cung phu thê, và cung huynh đệ. Trong tính toán hành hạn thuộc hậu thiên, cung chức sẽ dời chuyển theo hai chiều thuận và nghịch, nhưng thứ tự của chúng vẫn vậy, không thay đổi, điểm này khá đặc biệt. Mười hai cung chức tuy bao gồm đủ người, sự việc và vật chung quanh, nhưng không phải chuyện gì cũng đều có tác dụng. Nói cách khác, sự tình trong thực tế rất là phức tạp, chỉ một số sự tình có liên quan đến mệnh lí.Ví dụ như chúng ta không cách nào căn cứ vào cung phụ mẫu để luận đoán nghề nghiệp, tài vật của cha mẹ, và cha mẹ còn hay mất; hay cǎn cứ vào cung huynh đệ để xem có bao nhiêu anh chị em cùng sống với mình.
Hoàn cảnh xã hội không ngừng thay đổi, nên nhiều nhà Đẩu Số đã điều chỉnh tên gọi một số cung cho thích hợp với xã hội ngày nay. Thực ra, điều cần thiết là phải hiểu chức năng của 12 cung ở tầng huyền nghĩa, và diễn giải chúng bằng ngôn ngữ hiện đại.
Ví dụ như bản chất của phúc đức là nguồn tiền tài, cung quan lộc là tinh thần nghiệp, cung nô bộc là chỉ chúng sinh hay người hợp tác trong sự nghiệp, còn cung thiên di đổi lại là tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Cung lục thân cũng đều có huyền nghĩa tượng trưng vượt khỏi ý tượng phổ biến thông thường.
Trước tiên chúng ta thử tìm hiểu tại sao Tử Vi Đẩu Số lại chia làm 12 cung, và nguyên tắc phân chia này do đâu mà có?
Theo các danh gia Bắc phái, mười hai cung của Đẩu Số là bắt nguồn từ Hà Lạc Dịch lí, vì dịch có thái cực, nên sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, thiên địa định vị sau mới phát sinh vạn vật (như tiên thiên bát quái đồ). Thiên địa định vị tức là Kiền Khôn định vị. Căn cứ theo quái lí, Kiền nạp Giáp, Nhâm; Kiền là thiên, Giáp là “1”, Nhâm là “9”, “1"+"9"= “10”, là 10 thiên can. Khôn nạp Ất, Quý; Khôn là địa, Ất là “2”, Quý là “10”, “2"+"10"=12, là 12 địa chi, cũng tức là 12 cung địa chi.
Kế đến, thứ tự mười hai cung chức của Đẩu Số là dùng nguyên tắc của Hà Đồ: “nhất lục cộng tông” và nguyên lí của Dich truyện: “tính toán chuyện đã qua là thuận, biết chuyện tương lai là nghịch, cho nên, dịch là tính toán nghịch. (數往者順, 知来者逆, 是故, 易逆數也 Số vãng giá thuận, trì lai giá nghịch, thị cố, dịch nghịch số dã.) để thiết kế thành. Lấy các cung mệnh, tài, quan tam phương làm chủ thể, là căn cứ nguyên tắc “nhất lục cộng tông” để thiết định, nhu cung mệnh là “1”, cung tật ách là “6”; rồi lấy cung tật ách là “1”, cung phúc đức là “6”; theo thứ tự đến tài, quan cũng tuân thủ phương thức này. Cho nên thứ tự bài bố 12 cung chức của Đẩu Số không phải tùy ý hình thành, mà còn ẩn chứa cái lí “sinh sôi không ngừng”.
Mười hai cung chức trong mệnh bàn của Bắc phái Tử Vi Đẩu Số đã căn cứ quan niệm của thánh nhân thời cổ đại để thiết kế ra, trên thực tế đại khái phân chia thành ba nhóm là người, sự việc, và vật. Sáu cung mệnh, huynh, phu, tử, nô, phụ là các cung thuộc về người; ba cung tài, phúc, điền là các cung thuộc về vật, có liên quan đến tài vật; ba cung quan, di, tật là các cung thuộc về sự việc, có liên quan đến sự tình.
Ví dụ như cung quan lộc đối lại gọi là cung sự nghiệp, thuyết này e rằng còn hơi giản lược, về nguyên tắc phải lấy khảo cứu của cổ nhân làm chuẩn. Giai tầng trong xã hội cổ đại là theo thứ tự sĩ, nông, công, thương, cho nên muốn hơn người, trước tiên phải học hành, sau đó đi thi để có công danh, có chức quan mới có bổng lộc, đây là một trong những ý nghĩa của cung quan lộc. Sau khi đi thi có được chức quan, có địa vị, có quyền lực, rồi mới có bổng lộc ổn định, được thăng quan, hay bị điều sang công tác khác, giáng chức, phạm tội, vào tù, v.v...là những cảnh ngộ gặp phải hay kết quả của một đời người. Cho nên bản chất của cung quan lộc là kết cấu quyền lực, bao gồm mức độ nắm quyền điều khiển trong một tổ chức, một khi xảy ra biến động thì sẽ là thăng chức hay giáng chức, là sự nghiệp thǎng hay trầm. Cho nên như đã nói, thế hệ của cung quan lộc chính là “sự việc” làm trục chính, có “sự việc” thì có “biến động”.
Đứng ở góc độ hiện đại, đây là kết cấu quyền lực, bổng lộc cao thấp, không gian phát huy, có thực quyền hay không, có danh tiếng và chức vị hay không. Dù là đơn vị công hay công ti tư nhân, cũng đều luận như vậy. Ngoài ra, cung quan lộc còn là thái độ đối với công việc, sự nghiệp, do đó liên quan đến hình tượng cá nhân, đây là vì mối quan hệ giữa “danh” và “quyền” khó tách rời. Cho nên cung quan lộc đặc biệt mẫn cảm đối với Hóa Quyền và Hóa Khoa.
Cung quan lộc còn luận là cung vị “khí số”, bởi vì trong các hành hạn, mệnh, tài, quan muốn phát triển, trước tiên phải có vận tốt mới đắc tài lộc, vì vậy một người có khí số cao hay thấp rất quan hệ với vận thế và sự phát triển tiếp tục sau này.
Nói đến cung nô bộc và cung huynh đệ, đây cũng là một dạng phức tạp, cho nên tuyến “huynh nô” rất là quan trọng. Cung nô bộc là cung vị chúng sinh, cũng là cung “nhất khí sinh tử” của cha mẹ sinh ra ta, dùng để phiếm chỉ những người giao du có lợi cho ta, nghĩa hẹp là chỉ mối quan hệ trên dưới tác động lẫn nhau về lợi ích và liên can đến tai ách cát hung.
Hàm nghĩa của nô bộc là nói, ông là chủ thì tôi là tớ; tôi là chủ thì ông là tớ. Lúc ta là chủ, trong phạm vi nhỏ thì “tớ” là thư kí, tài xế riêng, v.v... mỗi ngày đều có quan hệ rất mật thiết với ta; trong phạm vi lớn thì “tớ” là nhân viên; thảy đều có quan hệ với ta bằng nhân tố tiền bạc, họ là những người phụ làm ra tiền cho ta tiêu xài.
Ở nhà thì “tớ" là người làm thuê, bà vú, gia sư, v.v... bởi vì mỗi ngày đều có quan hệ với ta bằng nhân tố tiền bạc. Nếu bạn là nhân viên nghiệp vụ, lương cơ bản rất ít, thậm chí không có, cần phải dựa vào hoa hồng, tiền thưởng, cần phải tìm khách hàng, bán sản phẩm; vì khách hàng và bạn có quan hệ chủ khách trong vấn đề lợi ích tiền bạc, nên đều thuộc cung nô bộc.
Hoặc giả bạn thường xuyên ra vào thị trường cổ phiếu, bởi vì xảy ra mối quan hệ lợi ích tiên bạc với rất nhiêu người, cho nên ngoài cung tài bạch, còn phải xem cung nô bộc. Hoặc lúc xảy ra sự cố giao thông, hay làm ăn lỗ vốn, cơ thể không bị thương, nhưng lại sản sinh quan hệ tiền bạc với chúng sinh; bị cướp lúc đi trên đường, tổn thất tiền bạc, cũng xem ở cung nô bộc.
Cung nô bộc còn gọi là cung vị “tuyệt tình”, là cung vị mấu chốt để xem tuổi thọ. Về mệnh lí, phàm Hóa Kị nhập tuyến “huynh nô” tức là đã vào tuyến phân chia ranh giới cát hung. Kết quả của việc có mối quan hệ với tuyến này không phải là cơ thể có vấn đề, mà là tổn tài, hao tài. Do đó nó là cung vị rất trọng tâm, chỉ luận là cung hợp tác thì không những quá hẹp, mà còn mất đi nội hàm chức năng vốn có của nó.
Do đó có thể biết, mỗi một cung chức đều bao hàm nhiêu ý nghĩa khác nhau, sao có thể mang cung quan lộc đối lại thành cung sự nghiệp, mang cung nô bộc đổi thành cung hợp tác?
Trong mệnh bàn Tử Vi Đẩu Số tổng cộng có 12 cung chức, các cung chức ứng dụng liên động vói nhau, có thể luận cả cuộc đời của chủ nhân mệnh bàn, phàm là sinh, lão, bệnh, tử, sự nghiệp, tiền tài, hôn nhân, gia đình, bạn bè, phúc phận dầy mỏng thế nào... đều được biểu thị trong 12 cung chức, hâu như mọi thứ gặp phải trong cuộc đời, không có gì là không bao gồm.
Mười hai cung chức mỗi cung đều có thể tự lập thái cực để “chuyển hoán cung vị”, như lấy cung phu thê lập thái cực, thì cung quan lôc là cung vị thiên di của phu thê. Đây là khái niệm hoạt bàn chuyển hoán.
Mười hai cung chức bày ra ổn định, là tiên thiên tịnh bàn (mệnh bàn nguyên cục), nhưng lúc vào một đại vận nào đó, thì lấy hạn này làm cung mệnh của đại vận, tái bày bố theo chiêu nghịch Mười hai cung chức. Đây cũng là một khái niệm chuyển hoán hoạt bàn.
Các yếu tố cấu tạo thành Đẩu Số là: sao (tinh diệu) + cung chức + cung vị + tứ hóa + thiên can + địa chi. Nếu chỉ lấy các sao để luận đoán thì chỉ có 144 mệnh bàn cơ bản, trùng điệp quá lớn làm sao phân biệt ý nghĩa có tính cá nhân hóa? Nhưng nếu thêm vào khái niệm hoạt bàn của cung chức thì biến ảo vô cùng, lại thêm tứ hóa xuất nhập vãng lai, và hàm nghĩa của can chi trong cung, thì thật là hoàn chỉnh.
Dưới đây là tóm tắt một số hàm nghĩa tổng quát của cung chức:
- Mười hai cung chức đại biểu cho 12 phương diện, 12 lịch trình, và cũng là 12 nhân duyên của đời người.
- Mười hai cung chức tự có tính logic của chúng, tức là nói, tam hợp thì “mệnh, tài, quan” là tuyến chủ đạo về tiên tài, sự nghiệp của một đời người. Tuyến tam hợp “thê, di, phúc” là chủ về hôn nhân, v.v...
- Cung A (là “1”) đếm nghịch đến cung thứ 9 theo thứ tự 12 cung chúc, đó là cung vị “khí số" của một cung A, tức là cung vị quan lộc của cung A. Cung vị “khí số”” là đại biểu cho định số chưa đến và sẽ đến, ngầm báo tình hình biến hóa cát hung trong tương lai của cung này. Ví dụ, lúc cung tài bạch lập thái cực là cung vị “1”, đếm nghịch đến cung vị thứ “9" là cung mệnh, đây là cung vị “khí số” của cung tài bạch; số của hai cung này gộp lại thành “10”, “10” là số ngũ hành cuối cùng, nhìn biểu hiện của chúng, có thể biết được tình hình cát hung của cung lập cực. Cung vị “khí số” của cung A, đối với cung A mà nói, có thể dùng để quan sát khí phát ra từ cung A; đây là cung dự báo cát hung biến hóa trong tương lai. Cho nên lúc cung mệnh là cung vị “khí số” của cung tài bạch, tiền bạc biến hóa cát hung thế nào đều có thể thấy được từ cung mệnh. Vì vậy, có thể xem vận tiền bạc của mệnh tạo cao hay thấp, và tình trạng chi xuất thế nào từ cung mệnh. Phàm cung tam hợp của một cung nào đó, đều là cung vị “khí số” của nhau, như trường hợp cung mệnh, cung tài bạch và cung quan lộc là tam hợp, cung vị “khí số” của cung mệnh là cung quan lộc, cung vị “khí số” của cung quan lộc là cung tài bạch, cung vị “khí số” của cung tài bạch là cung mệnh; còn trường hợp cung huynh đệ, cung tật ách và cung điền trạch là tam hợp, cung vị “khí số” của cung huynh đệ là cung điền trạch, cung vị “khí số” của cung điên trạch là cung tật ách, cung vị “khí số" của cung tật ách là cung huynh đệ.
- Cung đếm nghịch đến 8 theo thứ tự 12 cung chức là cung vị "tuyệt tình". Cung vị "tuyệt tình" là nơi mà các hạng mục sự tình do cung chức này chủ quản sẽ biến đổi, hay biến mất hoàn toàn.
- Cung đếm nghịch đến 6 theo thứ tự 12 cung chức là cung vị tật ách. “Cung vị tật ách” là bản thể của cung chức này sở tại. “Hà Đồ” nói: “Nhất lục cộng tông”. Cho nên cung thứ 6 đếm nghịch trong các cung là “thể”, cung thứ 8 đếm nghịch trong các cung là "biến”! Cung X là cung vị tật ách của “ta”, “ta” cũng là cung vị “tuyệt tình” của cung X.
- Mười hai cung chức chia ra thành bản cung và đối cung, như cung mệnh là bản cung thì cung thiên di là đối cung, ngược lại cũng vậy; bản cung và đối cung hợp lại thành một thái cực hoàn chỉnh. Do 12 cung chia ra thành cặp bản cung và đối cung, cho nên đơn giản hóa thành 6 tuyến. Như tuyến “mệnh di”, tuyến “huynh nô", tuyến “phu quan”, tuyến “tử điền”.
- Mười hai cung chức gồm sáu cung dương và sáu cung âm, để phân biệt động tĩnh, hiện ân.
- Mười hai cung chức chia ra: “Lục nội cung” và “lục ngoại cung”. Sáu cung nội và sáu cung ngoại dùng để luận được mất, cát hung, tụ tán của bản thân và tha nhân. Sáu cung nội là cung mệnh, cung tài bạch, cung tật ách, cung quan lộc, cung điền trạch, cung phúc đức. Sáu cung ngoại là cung huynh đệ, cung phu thê, cung tử nữ, cung thiên di, cung nô bộc, cung phụ mẫu.
- Mười hai cung chức chia ra: “Lục thân cung” và “lục sự cung”. Lục sự và lục thân dùng để phân biệt “người” (nhân) và "việc” (sự). Lục sự cung là cung tài bạch, cung tật ách, cung thiên di, cung quan lộc, cung điền trạch, cung phúc đức; lục thân cung là cung mệnh, cung huynh đệ, cung phu thê, cung tử nữ, cung nô bộc, cung phụ mẫu.
- Mười hai cung chức chia ra: “Lục thể cung” và “lục dụng cung”. Lục thể và lục dụng dùng để luận động tĩnh, hư thực, hiện ẩn. Lục thể cung là cung mệnh, cung phu thê, cung tật ách, cung điền trạch, cung phúc đức, cung phụ mẫu; lục dụng cung là cung huynh đệ, cung tử nữ, cung tài bạch, cung thiên di, cung quan lộc, cung nô bộc.
* Mười hai cung chức chia ra: “Hôn nhân lục chính vị” và “hôn nhân lục bất chính vị". “Hôn nhân lục chính vị” là hôn nhân đã thành cục diện. Hôn nhân lục chính vị là cung mệnh, cung phu thê, cung cung tài bạch, cung tật ách, nô bộc, cung điền trạch; các cung còn lại là thuộc hôn nhân lục bất chính vị.
Đã có tư tưởng và động cơ (cung phúc đức), mới biểu đạt ở hình thể (cung mệnh), rồi thể hiện ở lời nói và hành vi (cung tài bạch). Nhưng động cơ tư tưởng chắc chắn hay mong manh, trong sáng hay ô trọc, cao quý hay sâu xa, có lòng tự tin hay chán nản thất chí, nghiêm túc hay phô diễn, v.v..., là do tổ hợp sao ở cung quan lộc quyết định. Động cơ tư tưởng trước khi thể hiện ở lời nói và hành vi là do các sao ở cung phúc đức biểu thị, còn hành vi biểu hiện thì tìm hiểu ở cung tài bạch. Lấy một học sinh để làm ví dụ, tri thức của trẻ là tích chúa trong cung tật ách, khí chất văn nhã dịu dàng của trẻ là do các sao của cung mệnh biểu thị, còn động lực học hành là do các sao trong cung quan lộc phát động, nhưng thành tích tốt hay xấu thì căn cứ các sao ở cung tài bạch để luận đoán.
Mỗi một cung trong Tử Vi Đẩu Số đều có chức năng đặc biệt của nó, tức là, mỗi một cung đều công dụng riêng. Lúc sao nào đó Hóa Quyền, có thể dựa vào tính cố hữu của sao để triển khai hoạt động tích cực, vì Hóa Quyền là thuộc hỏa, mà tính hỏa là thiêu đốt bốc lên, cho nên lực tác động của Hóa Quyền có thể nói là động lực nâng lên. Hiện lấy Thiên Đồng Hóa Quyền tọa thủ cung mệnh để làm ví dụ, sẽ thay đổi một số tập tính lười biếng chỉ nói mà không làm của Thiên Đồng; cũng sẽ cải thiện tâm trạng đa sầu đa cảm, do dự, thiếu quyết đoán của nó. Vì vậy, người có Thiên Đồng Hóa Quyền tọa thủ cung mệnh tuy vẫn đa sầu đa cảm, nhưng có thể nhờ hành động tạo tác thực tế để thoát khỏi tính “lười biếng”, còn có thể vận dụng cảm xúc một cách hiệu quả để nâng cao hình tượng và vị trí xã hội của họ, có thể làm chuyển biến tính tiêu cực như do dự, thiếu quyết đoán, thành năng lực phán đoán có tầm nhìn hướng tới tưong lai.
Tứ hóa, bất luận là Hóa Lôc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hay Hóa Kị, lúc nhập cung mệnh, đều sẽ khiến quan niệm “ngã chấp” của mệnh tạo càng nặng thêm. Ngay cả Hóa Kị, cũng vì câu được "lợi" ngã" mà " thu vào" bản thân. Lại lấy Thiên Đồng Hóa Kị thủ mệnh để làm ví dụ, ngũ hành của Thiên Đổng thuộc thủy, về bản chất là chủ vê “trí”, vì Nhâm thủy là dương thủy, là “quang minh lỗi lạc”,nhưng Hóa Kị lại khiến Thiên Đồng thủy trở thành âm hàn, khiến tính chất “đa sầu đa cảm” thành tiêu cực hơn, u ám bất minh, cũng sẽ khiến tính “do dự, thiếu quyết đoán” diễn biến thành tính hay lo lắng, thậm chí là tính hay buồn rầu, tự dầy vò.
Giả thiết lúc Thiên Đồng Hóa Quyền rơi vào cung tật ách, có thể dựa vào chức năng của cung tật ách để giải thích Thiên Đồng Hóa Quyền. Cung tật ách trước khi phân biệt “thể dụng" là trí lực, là nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn, và cũng là nơi có thể tiềm phục bệnh tật; tức là nói, không cách nào dựa vào biểu hiện bể ngoài để phán đoán phần "nội tại thâm sâu" này, vì vậy cách giải đoán Thiên Đồng Hóa Quyền ở cung tật ách sẽ khác với trường hợp Thiên Đồng Hóa Quyền ở cung mệnh. Nhưng có thể lấy "tư tưởng” để định vị tác dụng của tứ hóa ở cung tật ách, ý tượng chính: người này là tư tưởng gia. Trong mệnh bàn, mỗi một “hóa" trong tứ hóa [nǎm sinh] chỉ có một; trong đó bất cứ loại “hóa” nào rơi vào cung tật ách, đều giống như đang ẩn mình dưới đáy hồ; nhưng cung tật ách không phải là không có lúc nổi lên mặt nước, vì đại vận bàn (địa bàn) sẽ theo thời gian mà chuyển động!
Trong Đẩu Số, xem về cách kiếm tiền là phải quan sát các sao ở cung tài bạch (bao gồm chính tinh, cát tinh, phụ tinh, hung tinh) để định đoạt; còn cách tiêu xài tiền và tiền đi đâu hay tiêu tiền vào việc gì thì phải xem tổng hợp các sao ở cung tài bạch và cung tử nữ mà định. Trong tình huống chỉ xem xét đơn thuần về "tiền bạc”, nếu Tử Vi độc tọa hay tổ hợp song tinh Tử Vi xuất hiện ở cung tử nữ, đây có thể là, mang phần lớn số tiền kiếm được chi dùng vào việc nuôi dưỡng con cái, thái độ khá đúng đắn. Nếu lấy quan niệm so sánh và quy chiếu để giải đoán, đây là có ý thức mạnh mẽ mong con cái thành tài; trong đó cũng có khuynh hướng tiêu nhiều tiền; vì Tử Vi là "lão đại" trong các sao!
Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)