By Tử Vi Chân Cơ| 15:59 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐOÁN LƯU NIÊN

Mối tương quan giữa đại vận và lưu niên:

Lấy vị trí của cung tài bạch làm ví dụ, là vị trí từ cung mệnh đi nghịch chiều kim đồng hồ đến cung thứ 5. Theo tuổi tác tăng lên, chắc chắn số tuổi của bạn hiện giờ không thể dừng lại ở cung mệnh, có thể tuổi tác của bạn đã ở vào đại vận thứ hai, đại vận thứ ba...

“Đại vận” là vận trình 10 năm, nếu mệnh tạo ở trong 10 năm của đại vận thứ hại thì có thể cung mệnh của đại vận đã trùng điệp với cung huynh đệ hay cung phụ mẫu của thiên bàn. Nếu là cung huynh đệ, thì cung tài bạch của đại vận phải lấy cung huynh đệ của thiên bàn làm “1”, đi nghịch chiều kim đồng hồ đến cung tật ách của thiên bàn là “5”, vậy cung tật ách của thiên bàn tức là cung tài bạch của đại vận thứ hai. Nếu cung mệnh của đại vận thứ hai của mệnh tạo là cung phụ mẫu của thiên bàn, thì từ cung phụ mẫu của thiên bàn đếm “1”, cũng đi nghịch chiều kim đồng hồ đến cung số “5”, vậy cung tử nữ của thiên bàn là cung tài bạch của đại vận thứ hai. Nếu tuổi tác của mệnh tạo đã vào đại vận thứ ba, thì cung tài bạch của đại vận này sẽ là cung phu thê hoặc cung thiên di trong mệnh bàn nguyên cục. Trên là giảng giải về “định số” của hình thái cố định, và theo thời gian lưu chuyển, những "định số" này sẽ dời sang cung khác. Bởi vì chỉ cần cung di động thì sẽ sinh ra "biến số“, "biến số" này chính là “vận”, tinh hoa của mệnh lí, còn "định số” chính là "mệnh”.

Lúc ứng dụng Tử Vi Đâu Số để luận giải vận thế, then chốt quan trọng nhất là lúc luận đoán vận thế lưu niên, có hai chủ trương. Một là, dùng Thái Tuế lưu niên, tức là lấy tuế vận để luận đoán; hai là, dùng phương thức “lập tiểu hạn”.

Phương thức dùng tiểu hạn khá đặc biệt, và có khá nhiều chỗ mâu thuẫn. Phương thức vận dụng “tiểu hạn” là lấy địa chi của năm sinh làm y cứ; giả thiết người sinh năm Dần, Ngọ, Tuất, thì cung Thìn là năm thứ nhất; giả thiết người sinh năm Thân, Tí, Thìn, thì cung Tuất là năm thứ nhất; giả thiết người sinh năm Hợi, Mão, Mùi, thì cung Sửu là năm thứ nhất; giả thiết người sinh năm Tị, Dậu, Sửu, thì cung Mùi là năm thứ nhất; tức là lấy cung vị địa chi Mộ Khố lục xung làm năm tiểu hạn đầu tiên của một người. Nếu chúng ta xem xét kĩ sẽ thấy có chỗ mâu thuẫn. Lấy người sinh năm Dần, Ngọ, Tuất để làm ví dụ, những người sinh năm Dần, năm Ngọ, năm Tuất đều phải lấy cung Thìn làm năm thứ nhất của vận trình 10 năm; nhưng bất luận là người sinh năm Dần hay năm Ngọ, năm sinh ra chính là bắt đầu năm thứ nhất, đều không thể dời đến năm Thìn để tính là năm thứ nhất, đây là một trong những chỗ không hợp lí của phương pháp “lập tiểu hạn”.

Ứng dụng của tứ hóa trong mệnh bàn Tử Vi Đâu Số là bắt nguồn từ thiên can của năm sinh; nếu là người sinh năm Giáp Ngọ, vậy lấy tứ hóa của can Giáp làm y cứ: Liêm Trinh Hóa Lộc, Phá Quân Hóa Quyền, Vũ Khúc Hóa Khoa, Thái Dương Hóa Kị. Nhưng năm Giáp Ngọ đó chính là năm thứ nhất của vận trình, nếu dời đến năm Thìn, rồi quay lại lấy thiên can của năm Giáp Ngọ để biểu thị hành vi tạo tác cho năm Thìn là năm thứ nhất, không những rất kì quái, mà về căn bản là không có lí! Đây là chỗ không hợp lí thứ hai của phương pháp “lập tiểu hạn”.

Xin nói thêm, tứ hóa của mệnh bàn nguyên cục, tứ hóa của đại vận bàn, tứ hóa của lưu niên bàn là có tính liên quán một mạch; nhưng nếu lấy tiểu hạn mà sử dụng tứ hóa của Thái Tuế lưu niên làm “dụng”, thì không cách nào luận giải được một cách chính xác và tinh tế đối với vận thế của bản thân mệnh tạo; sử dụng phương pháp “lập tiểu hạn”, không những không cách nào ứng dụng được tứ hóa của thiên bàn, mà lúc luận đoán tứ hóa của đại vận và tứ hóa của Thái Tuế lưu niên cũng sẽ nảy sinh mâu thuẫn cực lớn! Cho nên hiện nay, các lưu phái Đẩu Số thường dùng phương pháp Thái Tuế lưu niên để luận đoán vận thế của từng năm. Ví dụ, năm 2012 là năm Nhâm Thìn, vậy lấy cung Thìn làm điểm căn cứ, đây cũng là cung mệnh của nhân bàn.

Sự liên quán giữa nguyên cục, đại vận, lưu niên, lưu nguyệt là do tứ hóa xuyên suốt, vậy mới có thể tính toán được quỹ tích của mệnh vận một cách hợp lí. Trong khung giá kết cấu này, giữa các bộ phận như nguyên cục, đại vận và lưu niên là không có sự đứt đoạn, vì thiên can khiến cho tứ hóa sinh ra lực dẫn động liên quán, ví dụ: can của năm sinh, can của cung đại vận, can của cung lưu niên, can của lưu nguyệt... sẽ dính liền với nhau, để biểu thị sự biến động thay đổi của các vận trình trong cuộc đời. Nhưng nếu lấy khái niệm "tiểu hạn” để giải đoán mệnh bàn, kết quả nhất định không có sự liên quán này.

Tuế vận là lấy thiên can kết hợp địa chi mà cấu tạo thành năm, còn tiểu hạn là khởi vận trong cung mà không dùng đến “thiên can”, tại sao chỉ dùng địa chi để luận mệnh? Sử dụng phương pháp “lập tiểu hạn” để luận vận trình của từng năm, không những không cách nào ứng dụng tứ hóa của thiên bàn, mà lúc luận đoán tứ hóa của đại vận và tứ hóa của Thái Tuế lưu niên cũng sẽ rối loạn.

Trong mệnh bàn Tử Vi Đẩu Số có 12 cung, thế đi của lưu niên là cứ mỗi 12 năm là môt vòng tuần hoàn. Lấy năm Bính Tuất (2006) làm ví dụ, sau 12 năm là năm Mậu Tuất (2018), 12 năm trước là năm Giáp Tuất (1994), đều phải quá cảnh cung Tuất, mọi người đều biết ba cái 12 năm này mệnh tạo sẽ gặp phải cảnh ngộ cuộc đời hoàn toàn khác nhau, đây là nguyên nhân tạo thành hạn thế khác nhau, vì vào đại vận khác nhau sẽ khiến cho mỗi lần đến vận thế lưu niên cung Tuất sẽ rất khác nhau, do có nhân tố thiên can của lưu niên tham dự vào. Vì vậy vận trình sẽ không lặp lại một cách máy móc. Nếu theo cách tính của phái Tiểu Hạn, giả sử một người đã bị tai nạn giao thông, vậy cứ 12 năm lại bị tai nạn một lần...? Vì tứ hóa của đại vận không thể tác động đối vói tiểu hạn, vì số năm tiểu hạn của phái Tiểu Hạn là dùng biệt lập với hệ thống thiên can.

Giả thiết ở cung Tuất có Kình Dương, vậy cứ mỗi 12 năm một lần lúc đến cung Tuất, thì Kình Dương đều sẽ phát tác hung tính sao? Nhất định là không phải vậy, thế thì tại sao? Nhưng trong phương thức tính toán của phái Tiểu Hạn thì không cách nào khiến cho Kình Dưong sẽ như “con sư tử ngủ yên” vào lúc nào đó mà không phát tác oai phong? Đây cũng chính là chỗ phái Tiểu Hạn không cách nào tự hoàn thiện thuyết của mình. Vì vậy sử dụng phương pháp này để luận đoán tuế vận, thì sẽ xảy ra tình trạng cứ mỗi 12 năm một lần lịch sử sẽ tái diễn! Nếu trong cung Tuất có Địa Kiếp hoặc Địa Không đồng cung, vậy cứ mỗi 12 năm nhất định sẽ lại gặp chúng, đây là sự thực, vậy đều sẽ bị Địa Kiếp, Địa Không gây tác động sao? Có rất nhiều người nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số đã nhiều năm, nhưng cũng không chú ý đến vấn đề này!

Tinh túy của Tử Vi Đẩu Số là ở chỗ ứng dụng Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị. Tử Vi Đẩu Số mà thiếu tứ hóa thì cũng giống như một vật thể không hoạt động. Huống hồ, chỉ có tứ hóa mới có thể xuyên suốt mệnh bàn nguyên cục, đại vận bàn, lưu niên bàn và lưu nguyệt bàn một cách hợp lí.

Nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số của Tứ Hóa phái trước tiên cần phải nắm vững nguyên lí và hàm ý của tứ hóa, tức là cần phải nắm rõ ý nghĩa thực tế của Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị, và tính chất của mỗi sao sau khi hóa tượng. Nếu cứ cố dẫn dụng tiểu hạn để luận đoán vận trình của từng năm, tất sẽ phát hiện nhiều chỗ sai lầm, về thực chất sẽ không cách nào ứng dụng được tứ hóa.

Như đã biết, đại vận 10 năm là biểu thị những sự kiện hay sự cố sẽ xảy ra trong cuộc đời của mệnh chủ vào khoảng thời gian này. Còn lưu niên là thời điểm ứng nghiệm những sự kiện hay sự cố kể trên. Ví dụ: ông A sẽ kết hôn trong khoảng thời gian 10 năm từ 23 đến 32 tuổi. Sẽ sinh con? Sẽ li hôn? Sẽ thăng quan? Hay bị phẫu thuật? Xem xét vận lưu niên thì có thể suy ra năm nào sẽ kết hôn, năm nào sẽ thăng quan, hay năm nào sẽ gặp tai kiếp “huyết quang” phải phẫu thuật. Về lí thuyết, các hiện tượng trong đại vận 10 năm sẽ xảy ra từng sự kiện trong vòng 10 lưu niên của đại vận này.

Nếu tổ hợp sao trong cung mệnh của đại vận 23~32 tuổi của ông A, không thấy Linh Tinh, vậy 10 lưu niên của đại vận này sẽ không xảy ra chuyện đáng tiếc do Linh Tinh chủ đạo. Ví dụ như ông A đến đại vận 23~32 tuổi, tổ hợp sao “Thái Dương, Thái Âm”, lưu niên năm 2012 đến cung Thìn, dù trong cung Thìn có Linh Tinh, Hỏa Tinh, nhưng vẫn có thể xem như không có, trừ phi can cung đại vận "Thái Dương, Thái Âm” khởi động khiến sao trong cung Thìn có tứ hóa nhập vào, như vậy sẽ kích động Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh; nếu không, trong năm 2012 sẽ không xảy ra sự cố do Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh phát tác. Có như vậy, mỗi 12 năm mới không phải lần nào cũng bị Hỏa Tinh hay Linh Tinh hoành hành.

Lại ví dụ: ông A vào năm 2012 vì Linh Tinh mà li hôn, đến năm 2024, lưu niên lại đến cung Thìn, chẳng lẽ sẽ li hôn một lần nữa?

Lực tác động của tứ hóa sẽ tùy theo can cung đại vận khác nhau mà nhập vào bốn sao có tác dụng khác nhau. Về lí thuyết, đó là lực tác động, nhưng lúc luận đoán mệnh vận, đó là sự kiện hay sự cố sẽ xảy ra. Ví dụ, nếu ông B là Tử Vi thủ mệnh ở cung Tí (xem hình 1), trong cung còn có Hỏa Tinh. Đó là biểu thị Tử Vi có khuyết điểm, vì Hỏa Tinh mà bị tổn thất, cho nên ộng B về mặt nhân cách là có khiếm khuyết. Lúc luận mệnh, không thể mang nguyên tính chất của Tử Vi gán cho ông B. Giả thiết ông B hiện tại đang ở đại vận "Thái Dưong, Thiên Lưong" ở cung Dậu, nhưng can cung đại vận này không khởi động sao (Tử Vi) ở cung Tí, mà cung Tí cũng không phải là cung tam hợp của cung Dậu (cung Tị và cung Sửu là cung tam hợp của nó). Cho nên lúc lưu niên đến cung Tí, chỉ thực hiện tác dụng của Tử Vi một cách hoàn toàn, mà không phải là tác dụng của Tử Vi và Hỏa Tinh. Rốt cuộc người “xấu” cũng sẽ có lúc “thiện lưong", hoặc đây là năm không bị Hỏa Tinh “hình khắc”.

Hình 1

Ngoài ra, không phải người nào có Tử Vi thủ mênh ở cung Tí cũng đều có mệnh vận giống nhau, vì cung Tí có nhiều can khác nhau, tức sẽ có thêm các điều kiện định hướng đối với mệnh vận.

Bố cục các sao trong mệnh bàn là đã định hình cách cục cao thấp, thậm chí là đã có khung giá kết cấu cát hung họa phúc trong đó. Lúc phân tích đại vận, lưu niên, lưu nguyệt, chúng ta có thể phát hiện phương pháp luận đoán lưu nguyệt và lưu niên hoàn toàn khác nhau. Lúc tính toán lưu niên phải quy về cung vị (địa chi) của mệnh bàn, hơn nữa còn phải chiếu theo các sao của đại vận và tứ hóa [đại vận] để rút ra các sự kiện hay sự cố hàm chứa trong đại vận 10 năm có thể xảy trong lưu niên này.

Tuy tính chất của lưu nguyệt cũng tương tự như lưu niên, đều đại biểu cho thời điểm ứng nghiệm, nhưng chỗ khác nhau của chúng là rút nhỏ phạm vi thời gian. Tức là sau khi lưu niên “tiếp nhận” tác dụng của tứ hóa [đại vận] và [lưu niên] thì tìm đáp án từ đại vận bàn; còn lưu nguyệt sau khi “tiếp nhận” tác dụng của tứ hóa [lưu niên] và [lưu nguyệt] thì tìm đáp án từ lưu niên.

Nói một cách khác, tứ hóa chính là manh mối để truy tìm tung tích của sự kiện hay sự cố sẽ xảy ra. Chỗ dễ tạo thành sai lạc trong lúc luận đoán là hung tình có xuất hiện ở lưu niên hay không. Đương nhiên, hung tinh không xuất hiện ở lưu niên thì tuyệt đối không thể xuất hiện ở lưu nguyệt. Đó là xác định một điều, nếu không hiểu rõ lí lẽ này, thì khó mà đoán ra chân tướng cát hung của sự kiện hay sự cố và thời điểm xảy ra sự kiện hay sự cố. Nhưng nếu cứ cho rằng Hóa Kị là điềm xấu, vậy mệnh bàn nguyên cục có Hóa Kị, thêm tứ hóa của đại vận, của lưu niên, và của lưu nguyệt, tổng cộng là 4 Hóa Kị, nêu tính thêm lục sát tinh, vậy đời người sẽ đầy dẫy nguy cơ, hung hiểm trùng trùng, thì đúng là quá bi thảm! Đương nhiên, Hóa Kị [năm sinh] ở mệnh bàn nguyên cục không quan hệ với các cung của lưu niên, nói gì tới lưu nguyệt; nhưng lúc can cung đại vận khiến cho tứ hóa [đại vận] tạo ra mối quan hệ giữa tứ hóa [lưu niên] và tứ hóa [năm sinh], thì phải luận khác.

Tác động của tứ hóa [đại vận] và [lưu niên]:

Cung Hợi có Hóa Quyền [năm sinh], giả thiết lưu niên năm nay là Đinh Hợi, cho nên về lí luận, cung Hợi là cung mệnh của lưu niên. Tác dụng của Hóa Quyền [năm sinh] sẽ thi triển uy lực trong năm nay? Ở 12 năm trước hoặc 12 năm sau trong mệnh bàn lại có một năm Hóa Quyền đóng ở cung Hợi, vậy Hóa Quyền của lúc trẻ, Hóa Quyền của hiện tại, và Hóa Quyền của 12 năm sau sẽ giống nhau hay sao? Đáp án là không giống nhau Hóa Quyền này sẽ không phát huy tác dụng, nếu như tứ hóa [đại vận] hay tứ hóa [lưu niên] không khởi động tác dụng của Hóa Quyền này. Đây cũng giống như “thùy tượng" đang ở trong trạng thái tĩnh, nhưng lúc tứ hóa [đại vận] hoặc tứ hóa [lưu niên] tiếp xúc với Hóa Quyền [năm sinh], thì sẽ xảy ra các phản ứng khác nhau. Lại giả thiết, lúc tứ hóa [đại vận] và tứ hóa [lưu niên] đều không khởi động Hóa Quyền của cung Hợi, vậy phải luận giải như thế nào?

Thực ra cơ hội này không lớn, bởi vì, dù tứ hóa [đại vận] và tứ hóa [lưu niên] đều không gặp Hóa Quyền [năm sinh], nhưng chỉ cần nhập cung tam phương tứ chính của cung Hợi, cũng có thể khiến Hóa Quyền phát huy tác dụng. Cung mệnh là chủ về hình tượng của mệnh tạo, cung tài bạch là năng lực thực hiện, làm cho tiềm năng của mệnh tạo phát huy, cung quan lộc là nơi chủ về năng lực tinh thần, còn cung thiên di là cung vị chủ về viễn cảnh của nguyện vọng (dẫn dắt hành động của mệnh tạo), bất cứ cung nào có tứ hóa [đại vận] hay lưu niên, cũng đều khiến Hóa Quyền ở cung Hợi phát huy tác dụng. Vì về nguyên tắc, bốn cung tam phương tứ chính mệnh, tài, quan, di tạo thành những sự tình tượng quan rất mật thiết với cuộc sống thường ngày, đó cũng là những cảnh ngộ nhất định sẽ phải thể nghiệm trong cuộc sống.

Trường hợp tứ hóa [năm sinh], tứ hóa [đại vận], và tứ hóa [lưu niên] gặp nhau là sự kiện ngẫu nhiên có thể xảy ra trong năm đó, nhưng năm sau có thể không thấy xảy ra. Giả thiết hiện đang đến lưu niên Mậu Tí, vậy cung mệnh của lưu niên sẽ dời đến cung Tí, vậy cung Hợi biển thành cung huynh đệ của lưu niên. Trong cung Hợi vốn đã giả thiết có Hóa Quyền [năm sinh] tọa thủ, mà tứ hóa [đại vận] hoặc tứ hóa [lưu niên] Đinh Hợi không khởi động được Hóa Quyền; nhưng tứ hóa [lưu niên] Mậu Tí lại khiến sao Hóa Quyền biến thành Hóa Lộc, hoặc khiến sao đồng cung Hóa Lộc, như vậy Hóa Lộc [lưu niên] sẽ khởi động Hóa Quyền [năm sinh], thành sự kiện xảy ra ngẫu nhiên (vì 12 năm sau lúc đến cung Tí, sẽ không thấy tình trạng khởi động Hóa Quyền [năm sinh], nhưng có khả năng sẽ khiến Hóa Quyền gặp Hóa Kị, thành cục "thủy hỏa giao chiến“, đó lại là một sự kiện xảy ra ngẫu nhiên khác). Lúc đoán mệnh, chúng ta phải tìm hiểu sự kiện xảy ra ngẫu nhiên do ảnh hưởng cát hung của lưu niên Mậu Tí. Nhưng Hóa Lộc đã gặp Hóa Quyền trong cung huynh đệ của lưu niên, đó là nói năm Mậu Tí có cơ hội kiếm được tiền hoặc hoạnh tài. Đương nhiên sao Hóa Quyền lại biến thành Hóa Lộc hoặc sao Hóa Quyền gặp sao Hóa Lộc, đều có ý nghĩa khác nhau (chúng ta sẽ tìm hiểu đề tài này sau).

Nhưng các bạn đừng  cho rằng "có tiền" là vận may mắn, trong cùng một điều kiện, lúc cung quan lộc của lưu niên gặp “Song Kị", như vậy trọng cung huynh đệ của lưu niên sẽ có điềm tượng phải chia ra để trả một khoản tiền lớn, đó có thể là tiền bồi thường hoặc tiền cấp dưỡng.

Tìm lưu niên ứng nghiệm sự kiện:

(1) Cùng loại tương xung:

Bất kể Hóa Kị [năm sinh] xung địa bàn, hay Hóa Kị [đại vận] xung thiên bàn, nếu là cung chức cùng loại xung nhau, đều thuộc trường hợp này. Lúc cung chức cùng loại xung đến nhân bàn, đó là năm ứng nghiệm. Ví dụ: cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị [đại vận] xung cung tài bạch của nguyên cục, đó là cung tài bạch "cùng loại tương xung"; lúc cung lưu niên trùng điệp với cung thiên di của nguyên cục, cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị [đại vận] lại trùng điệp với cung tài bạch của lưu niên, vì vậy lưu niên này sẽ ứng nghiệm. Đương nhiên, nếu sang lưu niên khác, cung tài bạch của lưu niên có kết cấu không cát lợi, cũng có khả năng xảy ra sự cố bất lợi về tài chính trong lưu niên đó.

(2) Xung cung mệnh:

Cung mệnh là chủ soái, bất kể cung chức nào của địa bàn cũng không đưọc để Hóa Kị [đại vận] xung cung mệnh của thiên bàn. Nếu bị xung, lúc đến lưu niên trùng với cung bị xung, thì phải cẩn thận, sẽ xảy ra tổn thất theo ý nghĩa của cung chức đến xung. Ví dụ như: cung phụ mẫu của nhân bàn có Hóa Kị [đại vận] đến xung cung mệnh của thiên bàn, thường phải phòng vấn đề sức khỏe của cha mẹ, nghiêm trọng có thể có tang cha mẹ.

(3) Hóa Kị đối xung nhau:

Cung A của thiên bàn có Hóa Kị [năm sinh], còn cung B của địa bàn có Hóa Kị [đại vận] ở đối cung của cung A. Đây là Hóa Kị [đại vận] đối xung Hóa Kị [năm sinh], là trường hợp Hóa Kị xung nhau, lúc lưu niên đến tuyến cung xung nhau này sẽ xảy ra ứng nghiệm tai ương, cũng là hiện tượng Hóa Kị xung kích rất hung hiểm.

(4) Hóa Kị trùng điệp:

Cung A của thiên bàn có Hóa Kị [năm sinh] trùng điệp với cung B của địa bàn có Hóa Kị [đại vận], như vậy trong cung này có "Song Kị"; lúc lưu niên đến cung có “Song Kị” hoặc đến đối cung của nó, đều sẽ xảy ra úng nghiệm.

(5) Hóa Kị tam hợp:

Cung của thiên bàn và cung của địa bàn có Hóa Kị ở vị trí cung tam hợp, (tam hợp là: Hợi Mão Mùi, Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất, Tị Dậu Sửu...) Ví dụ: thiên bàn Hóa Kị [năm sinh] ở cung Tí, địa bàn Hóa Kị [đại vận] ở cung Thân, là cấu thành Hóa Kị tam hợp Thân Tí Thìn; lúc lưu niên đến cung Thìn sẽ xảy ra ứng nghiệm.

(6) Đơn Hóa Kị:

Hóa Kị nhập cung là chủ về “thu vào”, không chủ về hung hiểm, nhưng phải có một số điều kiện tiên quyết, nếu không có các điều kiện tiên quyết này phối hợp, thì cũng là bất lợi, nhất là lúc lưu niên đến cung bị Hóa Kị này xung, là ý tượng: không thuận lợi, qua lưu niên này mới có thể chuyển nguy thành an.

Trên là các tổ hợp Hóa Kị chủ về hung hiểm, hoặc tổn thất. Còn muốn biết vì chuyện gì? Hung tượng loại nào? Thì cần phải phối hợp ý tượng của cung chức và các sao để luận đoán. Tức là nói, kết cấu tứ hóa chủ về cát hung, còn kết hợp sao và cung chức là chủ về hình tượng của sự kiện.

Luận đoán thời gian ứng nghiệm của nhân bàn nhất định phải bắt đầu từ thiên bàn và địa bàn. Lúc thiên bàn và địa bàn đều có điềm tượng, lúc lưu niên đến cung này mới ứng nghiệm cát hung. Nếu chỉ cung của thiên bàn hoặc cung của địa bàn có “thùy tượng”, thì tác động khá nhỏ, lúc đến cung này sẽ ứng nghiệm cát hung nhẹ.

Phối hợp mối quan hệ cung của địa bàn phi hóa với thiên bàn và nhân bàn, để định thời gian ứng nghiệm, có một số quy tắc như liệt kê sau đây:

- Lấy trường hợp cung bị xung là hung nhất. Lúc địa bàn chuyển động, đến cung hạn lưu niên bị Hóa Kị [đại hạn] xung là thời gian xảy ra sự kiện.

- Lúc cung của địa bàn trùng điệp với cung của thiên bàn có tổ hợp sao cực xấu, mà cung của địa bàn có Hóa Kị [đại vận], nếu lại bị Hóa Kị xung kích, sự kiện này sẽ ứng nghiệm trong đại vận này.

- Lúc phi Hóa Kị nhập cung A của thiên bàn, cũng có thể xảy ra sự kiện nào đó, lúc này trước tiên cần phải tra từ năm bắt đầu của đại vận này. Nếu hành hạn lưu niên đến cung B của thiên bàn phi xuất Hóa Kị, nhưng chưa đến cung bị xung, thì phải chú ý cung hạn lưu niên phi xuất Hóa Kị; nếu hành hạn lưu niên đến cung bị xung trước, thì phải chú ý cung hạn lưu niên bị xung, có khả năng sẽ ứng nghiệm trong năm này.

- Lúc Hóa Kị xung cung quan lộc của nhân bàn, do cung quan lộc chủ về động thái vận trình của sự nghiệp, nếu Hóa Kị xung cung quan lộc, là sự nghiệp sẽ không thuận lợi, có hiện tượng trở ngại, rồi phối hợp với tình thế không tốt của tổ hợp sao Hóa Kị của thiên bàn và địa bàn, thì có thể giải đoán ra sự kiện sẽ ứng nghiệm trong lưu niên này.

- Nếu là tình huống đơn Hóa Kị, thì phải chú ý lúc lưu niên đến cung của thiên bàn có Hóa Kị phi nhập, nếu cung của nhân bàn cùng loại lại có tổ hợp sao không cát tường, đây là lưu niên sẽ bạo phát sự kiện bất hạnh (nếu lại có Hóa Kị đến xung, thì không còn cách nào khác, càng ứng nghiệm).

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ