By Tử Vi Chân Cơ| 15:58 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐOÁN ĐẠI VẬN

Như các bạn đã biết, cứ mỗi 10 năm là một đại vận, nói một cách đơn giản đây chính là một giai đoạn lớn trong mệnh vận; ví dụ như khoảng thời gian từ 3 tuổi đến 13 tuổi, hay từ 5 tuổi đến 15 tuổi. Mỗi cá nhân đều có thời điểm khởi vận khác nhau, vì các sự kiện cuộc đời của một người không thể chỉ căn cứ vào một năm nào đó mà có thể đoán ra, mà mỗi một sự kiện đều có tính liên tục của nó. Do đó Tử Vi Đẩu Số dùng hệ thống đại vận để quan sát các giai đoạn diễn biến trong mệnh vận. Trong đời người có mấy đại vận 10 năm quan trọng, thường thường là thời kì then chốt xảy ra các sự kiện trọng đại. Vì thời gian đại vận khá dài và liên tục, nên có thể luận đoán toàn thể quỹ tích vận hành của một người một cách rõ ràng; còn lưu niên là một loạt quá trình ứng nghiệm trong khoảng thời gian một năm của đại vận này. Phải xem xét cả hai thì mới có thể nắm được toàn bộ diện mạo của mệnh vận một cách xác thực.

Vận dụng tứ hóa [đại vận]:

Theo Tứ Hóa phái, mệnh bàn nguyên cục gọi là “thiên bàn”, còn “đại vận bàn” gọi là “địa bàn”. Trong lúc tính toán vận trình, lấy thiên bàn làm “thể”, địa bàn làm “dụng”. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa thể và dụng, lúc vào các đại vận, các bạn lấy tổ hợp tam phương của mệnh bàn nguyên cục làm bản thể, còn lấy tổ hợp sao của đại vận làm tâm cảnh. Về phương pháp luận đoán những biến động thay đổi thăng trầm, bộ phận tối quan trọng là quan hệ thể dụng giữa tứ hóa [đại vận] với mệnh bàn nguyên cục (thiên bàn). Dưới đây chúng ta sẽ lấy tứ hóa [đại vận] để phân tích cách luận đoán quan hệ thể dụng.

(1) Tứ hóa [đại vận] nhập “ngã cung” và “tha cung" của thiên bàn:

Như các bạn đã biết, trường hợp Hóa Lộc và Hóa Kị [năm sinh] đều ở “ngã cung” là tình huống “thu vào” hợp lí, còn Hóa Lộc và Hóa Kị [năm sinh] ở “tha cung" là tình huống “thu vào” không thỏa đáng. Trường hợp tứ hóa [đại vận] nhập thiên bàn cũng vậy. Cung đại vận là đại biểu cho cung mệnh của lúc đó, cũng là “ngã cung" của lúc đó. Lúc Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] nhập “ngã cung”của thiên bàn, là ý tượng: có giúp ích cho tuyến cung này, đối với cuộc sống của mệnh tạo có thể có sự tăng trưởng; còn lúc Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] nhập “tha cung" của thiên bàn, là chỉ hướng hành vi nỗ lực trong hiện tại, trong tuyến cung này có thể nói là bất lợi cho bản thân. Bởi vì lúc Hóa Lộc nhập “tha cung”, thì tất nhiên Hóa Kị nhập “ngã cung” sẽ gây ra tiêu hao; còn nếu Hóa Kị nhập “tha cung", ắt sẽ xung kích “ngã cung” gây ra tổn thất. Hai loại tổn hại này, vì là “dụng” hậu thiên tác động lên “thể” tiên thiên, cho nên đều tạo thành hậu di chứng lâu dài.

(2) Tứ hóa [đại vận] nhập “ngã cung” và “tha cung” địa bàn:

Lúc Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] phi nhập “ngã cung” của địa bàn, là ý tượng: trong 10 năm này, phần nhiều lí tưởng và kì vọng đều có thể thuận lợi toại ý; có điều, nếu Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] này nhập “tha cung” của thiên bàn, thì sau khi 10 năm qua đi, nỗi buồn lo thầm kín và hậu di chứng phía sau nó cũng sẽ xuất hiện. Lúc Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] nhập địa bàn không đúng vị trí, lấy tượng: hiện tại, tạm thời hướng nỗ lực và kì vọng sẽ khiến cho đương sự chịu áp lực rất lớn; nhưng nếu Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] này nhập “ngã cung" của thiên bàn, thì tuy trong 10 năm này sẽ gian khổ, nhưng rốt cuộc, theo ý tượng của tuyến cung này mà nói, địa vị xã hội sẽ được nâng cao, hoặc tích lũy được thực lực thâm hậu.

(3) Cung địa bàn trùng điệp với cung thiên bàn:

Mười hai cung của địa bàn trùng điệp với 12 cung của thiên bàn, lúc đó tác động của tứ hóa [đại vận] sẽ chủ về cát hung trong 10 năm này, cũng liên quan nhiều đến cung của thiên bàn. Ví dụ như Hóa Kị [đại vận] nhập cung tử nữ của đại vận, nhưng Hóa Kị nhập cung tử nữ ắt sẽ xung kích cung điền trạch của đại vận, ý tượng của sự xung kích này có thể là:

- Trong đại vận này, sẽ xảy ra vấn đề về sức khỏe.

- Những đầu tư trong khoảng 10 năm này chưa thấy thu hoạch. Giả dụ lúc này cung tử nữ của đại vận trùng điệp với cung tật ách của thiên bàn, hoặc Hóa Quyền [đại vận] nhập cung điền trạch của thiên bàn. Do ý tượng của hai cung trùng điệp, và ý tượng của Hóa Quyền nhập cung điền trạch, nên ứng nghiệm thường thường xuất hiện ở cung trùng điệp này, có thể đoán định sự kiện xảy ra sẽ có liên quan đến vấn đề sức khỏe và cách chữa trị.

Ba phương pháp luận đoán ở trên là cách vận dụng cơ bản của tứ hóa [đại vận]. Các bạn cần biết, ảnh hưởng do tứ hóa [đại vận] gây ra đều có ý nghĩa “dụng xung thể”. Phải nắm vững các phép tắc thuật ở trên mới có thể phân tích ảnh hưởng của đại vận đối với mệnh bàn nguyên cục. Ví dụ như Hóa Kị [đại vận] nhập cung thiên di của thiên bàn và xung kích cung mệnh của thiên bàn; vì xung kích cung mệnh của thiên bàn, nên bất luận Hóa Lộc [đại vận] nhập cung nào, đối với mệnh tạo, sự xung kích này nhất định phải mãnh liệt hơn Hóa Kị xung kích cung mệnh của địa bàn; hơn nữa, ắt sẽ gây tổn hại mang tính vĩnh viễn. Lại ví dụ như, cung mệnh của đại vận này trùng điệp với cung phúc đức của thiên bàn, vận dụng tính chất của hai cung trùng điệp, có thể đoán định trong đại vận này, về tình cảm, sẽ xảy ra vấn đề, đối với mệnh tạo sẽ gây ra thất lợi rất lớn, vì tổn hại này mang tính vĩnh viễn, tạo thành vết thương trong tâm hồn vĩnh viễn không cách nào lành. Tượng trưng trong cuộc sống thực tế là, một khi chia tay, đến già đến chết cũng không gặp lại nhau! Do đó ngoài ý nghĩa rộng cơ bản của các cung, các bạn còn cần suy nghĩ thêm về tính chất của hai cung trùng điệp, như trong cách phân tích tứ hóa trên đây, thì mới có thể luận đoán chính xác.

Trường hợp Lộc và Kị [đại vận] phát xuất từ tha cung:

Giả thiết ông A hiện tại hành hạn đến cung nô bộc (là “tha cung” của thiên bàn), can cung đại vận sẽ dẫn phát tứ hóa nhập “ngã cung” hoặc “tha cung” của thiên bàn, chúng ta sẽ căn cứ vào đây để luận đoán về tình hình cát hung họa phúc của ông A trong đại vận này. Trưòng hợp này bao gồm một số tình huống, xin phân tích như sau:

(1) Hóa Lộc xung “ngã cung", Hóa Kị nhập “ngã cung":

Ví dụ: Đại vận hiện tại của ông A là ở cung nô bộc của thiên bàn), can cung đại vận này khiến Hóa Lộc [đại vận] nhập cung thiên di (thiên bàn) và Hóa Kị [đại vận] nhập cung tài bạch (thiên bàn). Đây là cát tượng, nếu lấy thiên bàn của mệnh tạo làm bản vị, đó tức là nói, bạn bè cung cấp “Hóa Lộc” cho mệnh tạo, muốn mệnh tạo lấy cung tài bạch đại biểu cho sự "giao dịch” để tiếp nhận. Các hiện tưọng có thể xảy ra trong hiện thực như sau:

- Muốn mệnh tạo làm việc cho họ và được trả tiền thù lao hào phóng.

- Đi công tác xa làm thay cho họ, hoặc làm đại biểu cho công việc làm ăn của họ.

- Bạn bè mắc nợ và trả lại tiền cho mệnh tạo.

Các ứng nghiệm trên phải hội đủ điều kiện là: Hóa Lộc phát xuất từ “tha cung" (của thiên bàn) nhập cung thiên di, cung tài bạch hoặc cung phúc dúc cua thiên bàn; còn Hóa Kị nhập “ngã cung” của thiên bàn, nhưng Hóa Lộc và Hóa Kị không được đồng cung hoặc đối xung.

(2) Hóa Lộc nhập “ngã cung”, Hóa Kị nhập “ngã cung”:

Đây là cát tượng. Lấy Hóa Lộc và Hóa Kị [đại vận] phát xuất từ cung nô bộc làm ví dụ, giả thiết Hóa Lộc [đại vận] nhập cung tài bạch, Hóa Kị [đại vận] nhập cung quan lộc, là ý tượng: bạn bè (hoặc khách hàng) là quý nhân, họ cung cấp cho mệnh tạo cơ hội kiếm tiền, muốn mệnh tạo lấy cung quan lộc để tiếp nhận tiền bạc. Tức là lấy hình thái sự nghiệp kinh doanh để tiếp nhận lợi ích nền tảng do bạn bè cung cấp.

(3) Hóa Lộc nhập “ngã cung", Hóa Kị xung “ngã cung":

Ví dụ như cung nô bộc (nguyên cục) khiến Hóa Lộc [đại vận] nhập cung tài bạch (nguyên cục), Hóa Kị [đại vận] ở cung tử nữ (nguyên cục) và xung cung điền trạch (nguyên cục). Tuy Hóa Lộc nhập “ngã cung", nhưng Hóa Kị ở “tha cung” ắt sẽ quay lại xung “ngã cung”, và phá hoại tính hoàn chỉnh vốn có “ngã cung”, cho nên dù kiếm được tiền cũng phải trả giá một cách thảm thương. Các hiện tượng có thể xảy ra trong hiện thực như sau:

- Lấy “Hóa Lộc” là mồi câu, muốn mệnh tạo hợp tác đầu tư.

- Trong đại vận này, mệnh tạo sẽ cầm cố bất động sản hoặc bán đổi bất động sản để lấy vốn làm ăn.

- Trong đại vận này, mệnh tạo làm ăn bị lỗ vốn, thậm chí là bị phá sản.

(4) Hóa Lộc nhập “tha cung”, Hóa Kị nhập “ngã cung”:

Ví dụ đại vận đến cung nô bộc của nguyên cục, can cung này khiến Hóa Lộc [đại vận] nhập cung phu thê (nguyên cục), Hóa Kị [đại vận] nhập cung mệnh (nguyên cục). Hóa Lộc nhập cung phu thê và xung cung quan lộc, bề ngoài là cát tượng (vì Hóa Lộc không nhập ba cung thiên di, phúc đức, tài bạch), nhưng muốn mệnh tạo phải trả giá cho những gì mình thu được, có khả năng như sau:

Bạn bè đối xử tốt với người phối ngẫu của mệnh tạo, hoặc muốn giúp mệnh tạo làm ăn, hoặc hứa giúp cơ hội cho mệnh tạo trong vấn đề sự nghiệp, công việc, nhưng rốt cuộc, vì vậy mà mệnh tạo phải thất vọng hay tổn thương hình tượng của bản thân, hoặc kết quả là đổ vỡ mối quan hệ hợp tác. Cũng có thể nói, bạn bè vốn có ý muốn giúp mệnh tạo nhưng lực bất tòng tâm, hoặc bạn bè vốn có ý đồ không tốt, lấy lợi ích làm chiêu bài để lừa mệnh tạo chi ra tiền bạc hoặc bị các bất lợi khác.

(5) Hóa Lộc nhập “tha cung”, Hóa Kị nhập “tha cung":

Lúc đại vận đến “tha cung” (cung huynh đệ, cung phu thê, cung tử nữ, cung nô bộc, cung phụ mẫu của nguyên cục), khiến Hóa Lộc và Hóa Kị đều nhập “tha cung” của nguyên cục, là ý tượng: trong đại vận này mệnh tạo hành sự phải thật cẩn thận, có thể vì người khác mà vất vả khổ sở, đã không được lợi ích gì, mà còn có thể chuốc thị phi, gặp “quan phi”, mất sức khỏe, v.v... Nói một cách khác, đây là người khác được lợi còn mệnh tạo thì gánh hậu quả.

Vai trò của cung chức trong luận đoán đại vận:

Như các bạn đã biết, ba cung mệnh, tài, quan là “nhất thể tam diện” (ba mặt của một thể), sức ảnh hưởng của chúng có tính nhất trí. Đó cũng là nói, cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị xung cung mệnh của thiên bàn, hung tính của nó sẽ ngang với cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị xung cung tài bạch của thiên bàn. Ngoài ra, xin đừng bỏ qua sức ảnh hưởng của tam hóa khác. Ví dụ như Hóa Quyền của đại vận nhập cung có Hóa Lộc [năm sinh], lưu niên đến cung hạn này, đây là năm thực hiện nguyện vọng.

Ví dụ, ông A thủ mệnh ở cung Hợi, trong cung có “Liêm Trinh, Tham Lang” tọa thủ; cung phu thê ở Dậu, có Thiên Phủ đồng cung với Hỏa Tinh (ông A là sinh vào giờ Tí, tháng Hợi). Trong cung phu thê có Hỏa Tinh là tượng trưng cho sự khống chế không thỏa đáng của mệnh chủ đối với người phối ngẫu (Thiên Phủ là đại biểu cho người phối ngẫu). Hỏa Tinh có thuộc tính ngũ hành là hỏa, Thiên Phủ thuộc thổ, hỏa sinh thổ, cho nên người phối ngẫu cần phải biết tự lập tự cường. Xét ở góc độ khác, đây là người phối ngẫu có tinh thần chịu đựng; đương nhiên, nói về mối tương giao với “Liêm Trinh, Tham Lang”, thì Thiên Phủ có tính chất “thu vào” khá vững vàng. Ở đây chua xét đến tác dụng của tứ hóa và các sao ở cung phúc đức (là cung vị khí số của cung phu thê).

Hình 1

Ví dụ, ông A sinh năm 1975 (Ất Mão), tứ hóa [năm sinh] là Thiên Cơ Hóa Lộc, Thiên Lương Hóa Quyền, Tử Vi Hóa Khoa, Thái Âm Hóa Kị. Ở cung tật ách (cung Ngọ) thấy Thiên Cơ Hóa Lộc tọa thủ (xem hình 1). Cung tật ách là cung vị luận đoán IQ, dựa vào Thiên Cơ tọa thủ cung Ngọ có thể đoán ra ông A có đầu óc khá tốt, IQ cao, phản ứng nhanh nhạy. Thiên Cơ thuộc mộc, còn cung Ngọ thì thuộc hỏa, mộc sinh hỏa, cho nên ông A sẽ tiêu hao khí mộc ở đất hỏa, đây là hiện tượng dùng đầu óc quá độ.

Hóa Lộc thuộc kim, kim khắc mộc, cho nên Thiên Cơ Hóa Lộc là quy phạm, chớ không phải sự ước thúc theo kiêu ép buộc; Hóa Lộc còn đại biểu cho dục tình, ở cung tật ách là chủ về lạc quan; vì cung tật ách có tính “ẩn”, vì vậy Thiên Cơ Hóa Lộc tọa cung Ngọ (hỏa) là mẫu người có bề ngoài lạnh nhạt, trầm tĩnh, ít nói, nhưng nội tâm rất phong phú. Có điều, sau khi Thiên Cơ Hóa Lộc bị kích phát, lúc cung tật ách của nguyên cục theo đại vận biến thành là cung khác, sẽ giống như ngọn núi lửa bộc phát (lúc cung mệnh của đại vận nhập cung Bính Tuất, cung Ngọ là cung tài bạch của đại vận), Thiên Cơ lại bị can cung Bính Tuất làm cho thành Hóa Quyền. Lúc đó, ông A có biểu hiện ham vui, còn thấy “trái tim” mở rộng (suy đoán từ cung tài bạch), nhưng thành tựu về học vấn thì không tốt (do cung phụ mẫu của đại vận thấy Liêm Trinh Hóa Kị) ...

Ví dụ như ông A có “Liêm Trinh, Tham Lang” thủ mệnh ở cung Hợi, hành hạn đến cung Kỉ Mão; còn cô B có Cự Môn thủ mệnh ở cung Tí (xem hình 2), hành hạn đến cung Đinh Mão, hai trường hợp này có hiện tượng hoàn toàn khác nhau.

Hình 2

Dù sao tọa thủ cung Mão đều là “Vũ Khúc, Thất Sát", nhưng rất có thể trong đại vận Kỉ Mão sự nghiệp của ông A lại huy hoàng; còn cô B trong đại vận Đinh Mão có thể phải đối mặt với sự nghiệp gia đình đổ vỡ. Do các cung có tứ hóa [năm sinh] khác nhau sẽ sinh ra ảnh hưởng khác nhau đối với “Vũ Khúc, Thất Sát". Ngoài ra, can cung đại vận sẽ định giới hạn của “Vũ Khúc, Thất Sát”; thêm vào đó là tác dụng của các sao khác trong cung, sẽ khiến cho cùng là đại vận ở cung Mão (khác cung chức), nhưng hai người A và B sẽ gặp phải cảnh ngộ cuộc đời hoàn toàn khác nhau. Tuy hành hạn cũng đều là "Vũ Khúc, Thất Sát”, nhưng ở địa bàn khác nhau, lúc hành hạn đến cung này sẽ thấy cát hung họa phúc hoàn toàn khác nhau. Huống hồ, cung mệnh, cung tài bạch và cung quan lộc của đại vận có tính liên quan bất khả phân “nhất thể tam diện”; can cung của chúng phi hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hưng suy của hành hạn “Vũ Khúc, Thất Sát".

Ví dụ về phương pháp giải đoán đại vận:

Lấy hai mệnh bàn A và B làm ví dụ (xem hình 3, 4):

Hình 3

Hình 4

Mệnh bàn A: “Thái Dương, Thiên Lương" thủ mệnh ở cung Mão, hành hạn đến đại vận Thái Âm tọa thủ cung Hợi. Mệnh bàn B: "Thiên Đồng, Cự Môn" thủ mệnh ở cung Sửu, hành hạn đến đại vận Thái Âm tọa thủ cung Hợi.

(1) Đối với người "Thái Dương, Thiên Lương" thủ mệnh, cung Hợi là cung tài bạch của nguyên cục (thiên bàn); còn đối với người "Thiên Đồng, Cự Môn” thủ mệnh thì cung Hợi là cung phu thê của nguyên cục; do đó trong đại vận 10 năm này trục chính của cuộc đời hai người hoàn toàn khác nhau.

(2) Bố cục tứ hóa và các sao cát hung trong mệnh bàn nguyên cục “Thái Dương, Thiên Lương” thủ mệnh có ảnh hưởng rất lớn đối với hướng đi của mệnh vận. Lúc vào đại vận Thái Âm, Thái Âm lúc này được xem là hiện tượng của đại vận. Can cung đại vận này dẫn phát tứ hóa, đối với người có "Thái Dương, Thiên Lương” thủ mệnh, đây là căn cứ khá quan trọng để xem xét hành hạn. Cùng một lí, ông B, người có "Thiên Đồng, Cự Môn” thủ mệnh cũng sẽ bị bố cục tứ hóa và các sao cát hung trong mệnh bàn nguyên cục tác động đến hướng đi của mệnh vận; lúc hành hạn đến cung Hợi, hiện tượng cung Thái Âm tọa thủ này dẫn phát tứ hóa sẽ có ảnh hưởng hoàn toàn khác với ông A.

Lúc hành hạn đến cung Hợi, ông B sẽ đối diện với vấn đề tình cảm hôn nhân, còn lúc hành hạn của ông A đến đại vận cung Hợi, có thể gặp phải đào hoa hoặc có tình cảm ở bên ngoài. Tuy cùng vấn đề "duyên với người khác giới", nhưng tình trạng “duyên với người khác giới” của ông A có thể là li hôn, còn ông B có thể là kết hôn. Hai hướng đi của mệnh vận rất khác nhau, làm sao chỉ dùng ý tượng của Thái Âm mà luận giải bao quát tất cả được? Ngoài ra, còn có rất nhiều trường hợp khác, lúc đến vận Thái Âm có thể họ đại phát tài hay thất nghiệp, mua bất động sản hay rơi vào tình cảnh khó khǎn về tài chính, hỏi vay tiền không ai cho.

Trong Tử Vi Đẩu Số, cung mệnh đồng thời còn là đại vận thứ nhất, lúc này mệnh tạo rất có thể đã ở vào đại vận thứ ba, thứ tư hoặc thậm chí là thứ năm. Giả thiết mệnh tạo mang các sao trong đại vận hiện tại ra để xem, vậy các sao của đại vận quan hệ thế nào với các sao của cung mệnh của nguyên cục?

Các sao trong cung đại vận là thuộc về mệnh tạo, “tốt” hay “xấu” nói chung đều do mệnh tạo gánh chịu hay tiếp nhận... Nhưng nếu mang các sao của đại vận xem là thực thể, thì chúng sẽ mất liên hệ với cung mệnh của nguyên cục, cho nên cần phải bỏ "hình phú” của các sao không xét đến, mà chỉ lấy hiện tượng “hóa khí” của nó làm “dụng”. Ví dụ, mệnh tạo là “Liêm Trinh, Thiên Tướng" thủ mệnh ở cung Tí, đại vận hiện tại vào cung Sửu, trong cung có Thất Sát tọa thủ. Lúc phân tích mệnh bàn, không loại bỏ ý tượng của "Liêm Trinh, Thiên Tướng" thủ mệnh ở cung Tí, mà phải giải đoán cảnh ngộ gặp phải của người có “Liêm Trinh, Thiên Tướng” thủ mệnh lúc đến hiện tượng Thất Sát, hiện tượng Thất Sát này phải quy chiếu về "Liêm Trinh, Thiên Tướng” mà đưa ra định luận, mà hoàn toàn không có liên quan gì đến "hình phú" của Thất Sát (xem hình 5).

Hình 5

Một ví dụ khác, người có Thiên Đồng thủ mệnh ở cung Mão, lúc vào đại vận Thất Sát tọa thủ cung Sửu, vận Thất Sát của người có Thiên Đồng thủ mệnh và vận Thất Sát của người có “Liêm Trinh, Thiên Tướng" thủ mệnh sẽ khác nhau rất nhiều.

Tuy hai trường họp đều có tên là “Thất Sát”, nhưng sẽ khác nhau về mức độ! Các bạn đều biết giám đốc của một công ti nhỏ và giám đốc của một công ti tâp đoàn tài chính, tuy đều gọi là “giám đốc", nhưng quyền lực và địa vị xã hội của họ khác nhau hoàn toàn. Cũng cùng là Tử Vi thủ mệnh ở cung Tí, có người tốt, có người xấu, có người giàu, có người nghèo, có người hôn nhân mĩ mãn, cũng có người bị đổ võ hôn nhân mấy lần.

Cổ nhân thường quy nạp các kết cấu mệnh bàn thành những cách cục, như: Thạch trung ẩn ngọc, Phủ Tướng triều viên, v.v...Nhũng cách cục này có tiện lợi là dễ nhớ, có dụng ý phân biệt mệnh cách tôn quý và thấp hèn. Nhưng các bạn cần phải biết rằng, những cách cục này chỉ mang tính khái quát, hơn nữa phần lớn cổ nhân chỉ đưa ra các điều kiện phải có mà không đề cập các điều kiện đủ. Vì một cách cục bị “phá cách”, có khả năng là do tác động của các phụ tinh và tứ hóa! Một người có “Tử Vi, Phá Quân" thủ mệnh ở cung Mùi, lúc vào đại vận gặp hiện tượng “Liêm Trinh, Tham Lang” đồng cung với Đà La, có giống trường hợp “Tử Vi, Phá Quân" đồng cung với Đà La thủ mệnh ở cung Mùi vào đại vận có hiện tượng“Liêm Trinh, Tham Lang” tọa thủ không? Đáp án đương nhiên là không!

Lấy trường hợp "Tử Vi, Phá Quân" đồng cung với Đà La thủ mệnh ở cung Mùi vào đại vận có hiện tượng “Liêm Trinh, ThamLang” đồng cung với Linh Tinh để làm ví dụ. Cách cục “Tử Vi, Phá Quân” đồng cung với Đà La ở cung mệnh, bị Đà La phá cách (xin các bạn đừng vì thuật ngữ "phá cách “ mà kinh hoảng), sẽ phá vỡ tính thăng bằng của “Tử Vi, Phá Quân". Vì vậy phải mang tác động của Đà La nhập vào tổ hợp “Tử Vi, Phá Quân” để luận giải. Lúc vào đại vận “Liêm Trình, Tham Lang" có Linh Tinh phát tác, thì tính chất "dũng mãnh, hung hãn, cố chấp, chủ quan” của tổ hợp “Tử Vi, PháQuân” đồng cung với Đà La sẽ thành ngoan cố, không linh hoạt, tự cho mình là đúng, rất khó cảm thông và hòa hợp với người khác. Do tính thǎng bằng của tổ hợp “Tử Vi, Phá Quân” đồng cung với Dà La bị khiêu chiến, ngoài việc phải đối diện với cục thế biến động của“Liêm Trinh, Tham Lang", còn bị Linh Tinh quấy rối. Nên lúc luận đoán chúng ta cần phải biết trong đại vận này mệnh chủ phải đối mặt với sự kết họp của hai tác động xấu là Đà La và Linh Tinh. Lúc luận đoán phải cộng thêm ảnh hưởng xấu của Linh Tinh, đã phá vỡ tính hài hòa của tổ hợp “Tử Vi, Phá Quân” đồng cung với Đà La để phân tích hiện tượng xảy ra trong đại vận này.

Điều quan trọng hơn cả là phải xem xét tình hình tứ hóa của đại vận, kết hợp với sức mạnh của cát tinh (nếu có) mới có thể đưa ra luận đoán một cách tinh vi và chính xác. Các bạn không được chỉ căn cứ kết cấu sao mà đưa ra phán đoán “đại vận này ắt thất bại”; vì cần phải phối hợp với ảnh hưởng của tứ hóa ở thiên bàn mới có thể thấy rõ tình hình cát hung của đại vận này. Nếu chỉ đứng ở góc độ tốt xấu của các sao để xem xét, là thiên lệch. Dù là hung tinh, nó cũng có tác dụng hai mặt tốt và xấu, hung tinh tọa thủ đại vận cũng có thể có điềm cát trong đó. Hiện tượng trong cuộc sống không phải là một "game" có tổng bằng không, và cũng không đơn thuần như trong thế giới phim hoạt hình. Lúc gặp đại vận có hung tinh, rất có thể bạn phải đối mặt với tình hình đột phá, hoặc dễ xảy ra trở ngại. Ý tượng của hung tinh tụ tâp nhiều lúc chỉ là vất vả, bôn ba bận rộn hoặc không cách nào an nhàn; nên không thể lấy đó để định luận thành quả thắng bại, hay định luận cát hung.

Mênh bàn của ông X là Thiên Tướng độc tọa thủ mệnh ở cung Mão, trong cung còn có Địa Kiếp, ông chìm nổi trên thương trường đã 20 năm. Lúc khốn đốn ông mắc nợ rất nhiều, để trốn nợ ông phải lang bạt sang nước Mĩ, Trung Quốc Đại Lục, đến nay không những đã trả hết nợ, mà công ti kinh doanh của ông còn làm ăn phát đạt ở Trung Quốc (xem hình 6).

Hình 6

Từ ví dụ này cho thấy, không thể chỉ căn cứ các sao ở cung mệnh của nguyên cục hay các sao ở cung mệnh của đại vận mà đưa ra phán đoán. Tổng bố cục các sao và tứ hóa của toàn bộ mệnh bàn mới là chìa khóa giải mã mệnh bàn. Then chốt nhất là đại vận, thành bại vinh khổ tuyệt đối không thể chỉ lấy các sao ở cung mệnh của đại vận mà luận đoán, mà phải xem các sao ở tam phương tứ chính và vị trí phân bố tứ hóa có hợp cách hay không, quan trọng hơn nữa là phải quy chiếu về thiên bàn, mới có thể định đoạt phần được và phần mất trong đại vận này.

Trong một trận chiến, năng lực và ý chí chiến đấu là then chốt quan trọng quyết định thắng bại. Mà năng lực và ý chí phấn đấu được quyết định ở cung quan lộc, vì đó là cung vị khí số và cũng là cung vị chủ về khí thế của cung mệnh. Còn muốn biết mưu kế sách lược cao minh hay thiển cận thì phải xem xét cung phúc đức. Lúc cung quan lộc của đại vận hoặc lưu niên gặp “song Hóa Kị” hay Hóa Lộc chuyển phi Hóa Kị, hoặc sao Hóa Kị gặp Địa Kiếp, Địa Không, như vậy không cách nào chiến đấu lâu dài được, hoặc không chống đỡ nổi một cuộc chiến lớn. Một người nếu cung mệnh có Hóa Quyền, mà vào đại vận có Địa Kiếp hay Địa Không, thì giống như đi vào nơi đầm lầy, lúc dó cần phai có người dẫn đường tài giỏi, dù bình thường họ không tin quỷ thần cũng sẽ trông mong kì tích xuất hiện hoặc được quý nhân tương trợ, để lấp cái hố sâu do Địa Kiếp hay Địa Không gây nên.

Nguyên tắc thể dụng:

Trong Tử Vi Đẩu Số, mệnh bàn nguyên cục là thể, đại vận bàn là dụng; “dụng” tác động “thể” thì sự kiện sẽ lớn, còn thể tác động dụng, đó là “điều kiện” để sự kiện xảy ra, bất luận đó là trợ lực hay trở lực, tuy đều có ảnh hưởng, nhưng chỉ cần không phải là tình trạng cực kì nghiêm trọng, phần lớn mệnh tạo đều có thể thích ứng hoặc khắc phục bằng cách nỗ lực. Cho nên thể tác động xuống dụng sẽ không kích thích và có tính khiêu chiến mạnh bằng dụng tác động ngược lên thể.

Về việc ứng dụng nguyên tắc “dụng tác động lên thể" không được giới hạn quá hẹp ở tứ hóa xung khắc, mà phải có cái nhìn rộng để quan sát toàn bộ mệnh bàn, nếu không, tri thức sở đắc chỉ là cục bộ mà thôi. Ví dụ như, đại vận nhập cung phu thê của thiên bàn, về nghĩa rộng đây cũng là “dụng tác động lên thể”. Trong đại vận 10 năm này mệnh tạo là nhập “khu vực hôn nhân”, đối với quá trình cuộc sống đó là sự kiện trọng đại, còn đối cung của nó là cung quan lộc của thiên bàn, tức là cung thiên di của địa bàn. Định nghĩa của cung thiên di là: hướng đến tiền đồ tương lai; có thể đó là hiện tượng đã tồn tại, hoặc là sự thực mà mệnh tạo phải đối diện, đó cũng có thể là viễn cảnh chưa xảy ra, là phạm vi mà đương sự đang nhắm đến. Cung mệnh của đại vận tác động lên cung phu thê của thiên bàn là “dụng tác động lên thể”", theo nguyên tắc nhất thể tam diện, thì cung tài bạch của địa bàn cũng sẽ tác động lên cung thiên di của thiên bàn, và cung quan lộc của địa bàn cũng sẽ tác động lên cung phúc đức của thiên bàn. Về lí thuyết, đây là điều kiện nguyên thủy nhưng thuộc về “thể” cố định, bất động, vì thời gian lưu chuyển mà xảy ra “biến động”, mà “biến động” này bị đại vận định giới hạn thành cung mệnh của địa bàn, cung tài bạch của địa bàn, cung quan lộc của địa bàn, cung thiên di của địa bàn, dạng thay đổi này đối với mệnh tạo là những chuyện chưa từng tiếp xúc nhưng sẽ thành kinh nghiệm thiết thân, cho nên đây là đại sự.

Tứ hóa [năm sinh] nhập vào các sao là “thể”, cung chứng tọa lạc cũng là “thể", còn tứ hóa [đại vậnl la “dụng“ dụng tác động lẫn thể" sẽ tạo thành sự kiện hay sự cố lớn, thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến tương lai của cả cuộc đời mệnh tạo. Ví dụ như: cung phụ mẫu có sao A Hóa Khoa [năm sinh], mà can cung đại vận khiến sao A Hóa Lộc, đó là “Lộc phá Khoa" (trong Tứ Trụ Tử Bình là “Tài phá Ấn”), nhưng có hình thành tình trạng “lợi lộc làm cho thần trí mê muội” hoặc tạo thành họa hoạn hay không, thì phải xem can cung đại vận khiến Hóa Kị nhập vào cung nào, và Hóa Kị [năm sinh] ở cung nào, nếu vị trí không thích đáng, thì “Lộc phá Khoa” có thể cấu tạo thành hiện tượng hủy hoại thanh danh. Hóa Lộc [đại vận] tác động lên Hóa Khoa [năm sinh], tức là “dụng tác động lên thể", sức ảnh hưởng của nó rất mạnh, chớ xem thường!

Ví dụ, năm 2009 là lưu niên Kỉ Sửu, cung mệnh của lưu niên trùng điệp với cung phúc đức của đại vận, cũng là "dụng tác động lên thể” (lưu niên là dụng, đại vận là thế), quan hệ xung khắc của tứ hóa [lưu niên] với tứ hóa [đại vận] cũng là “dụng tác động lên thể”. Nhưng nếu can cung đại vận khiến Thái Âm Hóa Quyền, nhưng lưu niên Kỉ Sửu lại khiến sao đồng cung là Văn Khúc Hóa Kị, vậy Hóa Kị của Văn Khúc thế tất sẽ khởi động Thái Âm Hóa Quyền sinh ra tác động; tuy sức mạnh của Văn Khúc ít hơn, nhưng vẫn sẽ kiềm chế tác dụng của Thái Âm Hóa Quyền, nhất là ngũ hành của Thái Âm thuộc thủy, mà Văn Khúc cũng thuộc tính thủy, sẽ thấy hiện tượng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, tạo thành tình trạng chuyển động tại chỗ, khiến chuyện dự định bị rối loạn, không cách nào chiếu theo kế hoạch đã định để tiến hành. (Vì Hóa Quyền và Hóa Kị là hai sao khác nhau, cho nên đây là sự rối rắm, phiền phức của hai sự kiện; do đây không phải là sự thay đổi của Thái Âm Hóa Quyền chuyển sang Hóa Kị, cho nên không phải thay đối chất, mà là sự can thiệp của ngoại lực.)

Như đã các bạn đã biết, lúc giải đoán đại vận và lưu niên, chúng ta có thể vận dụng mối quan hệ giữa tứ hóa [đại vận] với mệnh bàn nguyên cục để quan sát tình hình thể và dụng. Chúng ta có thể căn cứ trạng thái Lộc và Kị [đại vận] để giải đoán sơ lược về nội dung sự kiện, nguyên do của sự tình, và tình hình cát hung trong đại vận này. Tuy “thể" cũng ảnh hưởng đến “dụng”, nhưng lúc “dụng" xung kích “thể" thì tình huống xấu có thể xảy ra sẽ mang tính nghiêm trọng. Dưới đây là một số trường hợp "dụng xung thể”:

(1) Hóa Kị [đại vận] ở cung A của đại vận xung kích cung A của nguyên cục:

Trường hợp “dụng xung thể” rõ ràng nhất là cung của đạivận xung kích cung chức cùng loại của nguyên cục. Ví dụ như Hóa Kị [đại vận] ở cung mệnh của đại vận (trùng điệp với cung thiên di của thiên bàn) xung cung mệnh của thiên bàn. Vì cung mệnh của "dụng" xung cung mệnh của “thể”, nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mệnh chủ. Thông thường, trường hợp "dụng xung thể" thuộc lại mệnh xung mệnh, là tổn thất về vật chất biến thành sự đả kích nghiêm trọng đối với tinh thần. Ví dụ như, Hóa Kị [đại vận] ở cung điền trạch của đại vận (trùng điệp với cung tử nữ của thiên bàn) xung cung điền trạch của thiên bàn. Trường hợp “dụng xung thể” này dễ xảy ra tổn thất về bất động sản, tổn thất về đầu tư. Nếu tổ hợp sao ở cung điền trạch của thiên bàn không tốt, thì dễ có vấn đề về sức khỏe. Một ví dụ khác, nếu Hóa Kị [đại vận] ở cung nô bộc của đại vận trùng điệp với cung huynh đệ của thiên bàn, như vậy nó sẽ xung kích cung nô bộc của thiên bàn. Vì tuyến “huynh nô” ở thiên bàn đều là cung không cách nào “thu vào” (đều là “tha cung”), nên lực xung kích này sẽ thành lực phản kích qua lại giữa hai cung, vì vậy tình trạng “dụng xung thể” không cách nào dừng lại, làm cho cả hai cung huynh và nô đều bị tổn hại. Tình trạng “dụng xung thể” kiểu này gây nguy hiểm cho mệnh chủ, cần phải đề phòng họa hoạn từ bên ngoài đến, và vấn đề sức khỏe, bệnh tật có thể phát tác đột ngột. Cho nên lúc Hóa Kị [đại vận] ở cung A của đại vận xung kích cung A của thiên bàn, nếu không có tứ hóa khác trợ giúp làm hoãn lực xung kích, thì trong đại vận này, tất sẽ xảy ra vấn đề cực lớn theo ý nghĩa turọng trưng của hai cung chức cùng loại.

(2) Cung A của đại vận khiến Hóa Kị nhập cung A của thiên bàn lại tự Hóa Kị:

Lúc xảy ra trường hợp Hóa Kị [đại vận] xung nguyên cục, tất nhiên phải tính là Lộc Hóa Kị [đại vận] ở không đúng vị trí. Một tình huống “dụng xung thể" khác là, không nhất định là do Lộc Hóa Kị [đại vận] ở không đúng vị trí, mà là do tự Hóa Kị khởi động sự xung kích. Lúc Hóa Kị [đại vận] ở cung A của đại vận trùng điệp với cung A của thiên bàn, mà cung này còn tự Hóa Kị, vì Hóa Kị [đại vận] nhập vào mà còn tự Hóa Kị [can cung], nên cũng tạo thành lực xungkích đối với cung A của thiên bàn. Nếu Lộc Hóa Kị [đại vận] ở không đúng vị trí, tất nhiên các cung có Lộc Hóa Kị [đại vận] đều sẽ bị tổn hại; dù vị trí của Lộc Hóa Kị [đại vận] tương đối đúng, thì cũng vì tự Hóa Kị mà thành vừa tốt vừa xấu. Ví dụ trường hợp Hóa Kị [đại vận] ở cung quan lộc của đại vận trùng điệp với cung quan lộc của thiên bàn rồi còn tự Hóa Kị, thì trong đại vận này dễ xảy ra trở ngại về phương diện sự nghiệp, hoặc gặp trở lực ở nơi làm việc; dù Lộc Kị ở đúng vị trí, thì tự Hóa Kị vẫn gây ảnh hưởng không tốt đối với quan hệ vợ chồng, có thể vì quá bận rộn trong sự nghiệp mà ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, tạo thành lực xung kích đối với hôn nhân.

(3) Hóa Kị [đại vận] xung kích Hóa Lộc [năm sinh]:

Hóa Kị [đại vận] xung kích Hóa Lộc [năm sinh] có ba tình huống:

Một là, trường hợp Lộc Kị [năm sinh] đều ở “ngã cung", Hóa Kị [đại vận] ở đối cung xung kích Hóa Lộc [năm sinh], thành tình huống Hóa Kị [đại vận] ở “tha cung" xung kích Hóa Lộc [năm sinh]. Trong tình huống “dụng xung thể" này, Hóa Lộc [năm sinh] sẽ bị tổn thương, muốn biết bị “tổn thương” về vấn đề gì, thì phải xem Hóa Lộc [năm sinh] ở cung chức nào.

Hai là, Hóa Lộc [năm sinh] ở “tha cung", có Hóa Kị [đại vận] đồng cung, cũng tạo thành lực xung kích đối với Hóa Lộc [năm sinh]. Lúc này Hóa Lộc [năm sinh] cũng bị tổn hại vì “dụng xung thể”. Do bị thương ở “tha cung”, nên những kì vọng lâu nay của nguyên cục thành “bọt nước”, hơn nữa, Kị còn gây tổn hại đối với“ngã cung” ở đối diện.

Ba là, Hóa Lộc [năm sinh] ở “ngã cung", Kị [năm sinh] ở “tha cung”, lúc này bất kể Hóa Kị [đại vận] đồng cung với Hóa Lộc [năm sinh], hay ở đối cung, thì Hóa Lộc [năm sinh] cũng đều bị thương. Vì cũng là “dụng xung thế”. Muốn biết sự cố “bị tổn thương” thế nào thì phải xem Hóa Lộc [năm sinh] ở cung chức nào của đại vận. Ví dụ, Hóa Lộc [năm sinh] ở cung huynh đệ của đại vận, cung tài bạch của thiên bàn lại bị Hóa Kị [đại vận] nhập, thì trong khoảng 10 năm này, tất sẽ có vấn đề về tiền bạc trong sự nghiệp, khó khăn về vốn liếng.

Phân tích trên chỉ thảo luận riêng về tình huống Hóa Kị [đại vận], chưa tính đến tác dụng của các tứ hóa khác, tính ngũ hành của các sao và sự biển hóa giữa các cung. Tuy phương thức phân tích kiểu này có hơi hạn hẹp, nhưng đây là phương pháp giải đoán cơ bản, dù không thấy được toàn cảnh, nhưng cũng biết được đại khái lúc nào bất lợi, và bất lợi về chuyện gì.

Trong tình huống cần giản tiện, các bạn có thể chỉ dựa vào Hóa Kị để đoán sơ lược về cát hung họa phúc. Trước đã đề cập, lúc giải đoán đại vận và lưu niên, bạn có thể xem xét Hóa Kị [đại vận] ở cung chức nào để biết sơ lược về tình hình cát hung; trong tiết này chúng tôi xin giới thiệu một vài tình huống nghiêm trọng hơn trong đó, đồng thời thuyết minh trạng thái đặc thù có liên quan, và thời điểm có thể sự kiện dễ xảy ra. Xin liệt kê như sau:

(1) Hóa Kị [đại vận] nhập cung mệnh của thiên bàn, nhưng trong cung mệnh của thiên bàn lại có tự Hóa Kị, Hóa Lộc [năm sinhl, Hóa Kị [năm sinh]:

Điều kiện này muốn thành lập, đương nhiên trước tiên phải xem xét vị trí Lộc Hóa Kị [đại vận], và vị trí Lộc Kị [năm sinh]. Nếu vị trí của cả hai đều ở cung không hợp lí, lúc này Hóa Kị [đại vận] sẽ thành lực phá hoại nghiêm trọng, vì bất luận là gặp tự Hóa Kị, Hóa Lộc [năm sinh], hay là Hóa Kị [năm sinh], thì tác động của Hóa Kị [đại vận] đều sẽ thành "song Hóa Kị” ở cung mệnh của thiên bàn! Nhất là lúc Hóa Lộc [năm sinh] ở cung mệnh của thiên bàn, khi đó Hóa Kị [đại vận] sẽ phá Hóa Lộc [năm sinh], làm tiêu tan mọi kì vọng, mọi hi vọng sẽ hóa thành ảo ảnh. Ngoài ra, thường thường còn dễ tổn thất về tài sản; nhưng tác động của nó không chỉ như vậy, vì trạng thái "song Hóa Kị" sẽ làm cho mọi sự tình đều bị ngừng hoạt động, mà tình huống ngừng hoạt động này lại xảy ra ở cung mệnh, vì vậy rất có thể vì không còn hi vọng, hoặc vì không còn trông mong vào đâu được mà mệnh chủ nguy đến tính mạng. Ví dụ, lúc cung mệnh của đại vận trùng điệp với cung phu thê của thiên bàn, Hóa Kị [đại vận] nhập cung mệnh của thiên bàn lại gặp tự Hóa Kị. Xem xét về tác dụng của cung chức, quá nửa sẽ vì xảy ra vấn đề về tình cảm mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách suy nghĩ và cuộc sống; còn vì dính đến cung phúc đức của đại vận (tức cung mệnh của thiên bàn), nên tâm trạng của mệnh chủ thường thường sẽ nặng trĩu, suy nghĩ không thông, không buông bỏ được phiền não trong lòng! Vì tứ hóa phát xuất từ can cung mệnh của đại vận tác động lên cung mệnh của thiên bàn, cho nên lúc cung mệnh của lưu niên đến cung có Hóa Kị [đại vận], thường thường sự cố sẽ xảy ra trong lưu niên này, hơn nữa, có thể còn nguy đến tính mệnh; hoặc lúc cung quan lộc của lưu niên (cung vị khí số của sinh mệnh) trùng điệp với cung có Hóa Kị [đại vận] cũng là thời điểm cần phải cân thận chú ý.

(2) Hóa Kị [đại vận] ở cung quan lộc của đại vận xung kích cung quan lộc của thiên bàn:

Trước đã đề cập, cung quan lộc là cung vị khí số của sinh mệnh. Chúng ta thường nói “người đó khí số đã tận”, trong Đẩu Số nói “khí số" là nói tới cung quan lộc. Lúc khí số của sinh mệnh bị xung kích, hoặc khí số bị đình trệ, thì trong đại vận này phần nhiều sẽ gặp thử thách khá nghiêm ngặt. Do đó lúc Hóa Kị [đại vận] ở cung quan lộc của đại vận trùng điệp với cung phu thê của thiên bàn và xung kích cung quan lộc của thiên bàn, ngoại trừ chủ về hoàn cảnh làm việc không ổn định, hoặc xuất hiện nguy cơ trong sự nghiệp, còn cần phải tính đến nguy cơ về tính mệnh. Nhất là lúc cung mệnh của đại vận trùng điệp với cung tật ách của thiên bàn hay cung điền trạch của thiên bàn, tần suất liên quan đến tính mệnh càng cao. Muốn biết năm xảy ra sự cố thì phải xem Hóa Kị [đại vận] ở cung quan lộc của đại vận là thuộc cung vị nào, lúc lưu niên nhập vào cung có Hóa Kị [đại vận] (tức cung phu thê của thiên bàn) thì tần suất xảy ra sự kiện khá cao. Trong cùng điều kiện, lúc cung quan lộc của lưu niên trùng điệp với cung phu thê của thiên bàn, thì cung quan lộc của lưu niên cũng sẽ chịu ảnh hưởng như vậy, cho nên trong năm này tần suất xảy ra vấn đề hoàn toàn nhắm vào cung phu thê của thiên bàn.

(3) Hóa Kị [đại vận] ở cung nô bộc của đại vận xung kích cung nô bộc của thiên bàn:

Như đã đề cập, cung nô bộc là đại biểu tổng họp của mệnh chủ, chủ về những người thuộc về hay có liên quan đến mệnh chủ; những chuyện xảy ra chung quanh mệnh mệnh chủ đều có thể lấy cung nô bộc làm hình ảnh thu nhỏ. Đương nhiên, nếu cung nô bộc bị xung kích có tính hủy diệt, thì cũng là điềm báo mối liên lạc qua lại giữa những gì ở bên ngoài thuộc về hay có liên quan với mệnh chủ đều bị đình trệ hoặc bị mất đi. Suy diễn mở rộng là, rất có thể là mệnh chủ không còn, hoặc mất đi năng lực liên hệ với bên ngoài. Do đó lúc Hóa Kị [đại vận] ở cung nô bộc của đại vận xung kích cung nô bộc của thiên bàn, thường thường sẽ xảy ra vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến năng lực ngôn ngữ, hành vi,thậm chí liên quan đến vấn đề sống còn. Nhất là khi cung mệnh của đại vận trùng điệp với các cung nguyên cục như tật ách, điền trạch, nô bộc, thì tình huống càng nặng nề; do sự tình liên quan đến sức khỏe, nên lưu niên xảy ra vấn đề thường là lúc tuyến “tử điền” hay tuyến “phụ tật” của lưu niên trùng điệp với cung nô bộc của đại vận, là cung có Hóa Kị [đại vận].

Những điều thuật ở trên là cách kiểm tra nhanh tình hình cát hung của đại vận. Nếu các bạn muốn tường tận hơn thì phải phân tích sâu thêm, đó là phải tính đến vị trí Hóa Khoa [đại vận] tọa lạc, và xem có hay không các lực hưởng ứng của tứ hóa [năm sinh], hoặc hiện tượng phi hóa và tự hóa.

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ