By Tử Vi Chân Cơ|
16:05 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái
ĐỊNH NGHĨA CUNG VỊ VÀ CUNG CHỨC
Trong Tử Vi Đẩu Số Tứ Hóa phái, người ta phân biệt khái niệm “cung” thành hai loại, đó là cung vị và cung chức
Định nghĩa của cung vị và cung chức ít nhất cũng có ba tầng nghĩa như sau:
(1) Cung vị và cung chức có sự phân biệt về hàm nghĩa có tính chuyên thuộc.
(2) Trong các hàm nghĩa có tính chuyên thuộc, cung vị và cung chức còn phân biệt “tính tuyệt đối” và “tính tương đối”.
(3) cung chức và cung vị còn có hàm nghĩa “tính tổng hợp”và “tính tác động lẫn nhau".
Cung chức (tức cung mệnh, cung huynh đệ, cung tử nữ...) chúng tôi thường gọi tắt là “cung”, riêng 12 cung vị địa chi chúng tôi vẫn viết theo thói quen là “cung Tí”, “cung Sửu"... khi đọc xin hiểu là “cung vị Tí", “cung vị Sửu"... Các trường hợp được viết là cung vị khác có lúc là gọi chung hai tính năng cung vị và cung chức, nhưng phần lớn là dùng để chỉ vị trí số của các cung chức, như sẽ trình bày ở dưới.
"Cung chức” và "cung vị" sau khi được định vị ở “tịnh bàn địa chi” (là bàn cố định) và định 12 cung chức thì:
- Thiên can được an trước địa chi.
- Thảo luận về sự tình của con người, 12 cung chức được bài bố theo thứ tự nghịch chiều kim đồng hồ. Cung vị và cung chức đã định thì luận lí lẽ và định cát hung mới được hình thành.
- Các sao Nam Bắc Đẩu mới có trú sở cố định.
- Phương vị đã định thì tác động giao dịch lẫn nhau xuyên suốt giữa cung với cung, giữa sao với sao, phép luận mệnh mới thành lập được khung giá kết cấu.
- Dùng can để bài bố tứ hóa, là biểu thị hiện tượng diễn biến ảo hóa vô cùng !
- Không gian và thời gian được định vị.
Cho nên cung chức và cung vị có liên quan rất mật thiết với phi tinh tứ hóa, thông thường người mới học Bắc phái Tử Vi Đẩu Số rất dễ bỏ sót hoặc không biết rõ sự biến hóa giữa chúng với nhau.
Phân biệt hàm nghĩa có tính chuyên thuộc của cung chức.và cung vị:
(1) Hàm nghĩa có tính chuyên thuộc của cung chức:
Tử Vi Đẩu Số tuy là học thuyết của Đạo gia, nhưng về mặt thiết kế toàn bộ chỉnh thể đều lấy “con người" làm đối tượng để biểu hiện.Theo quan niệm của Đẩu Số, đời người sẽ tiếp xúc với 12 phạm trù, định thành 12 cung chức. Gọi là “chức”, là để phân biệt các phạm trù của sự việc, có chức danh mới được phú cho công năng. Nói một cách khác, có chức danh mới có công năng và phạm vi của vấn đề thực tế, giữa chúng với nhau giống như thái cực âm dương lưỡng nghi.
Mười hai cung chức, từ cung mệnh đếm nghịch theo thứ tự là: cung huynh đệ, cung phu thê, cung tử nữ, cung tài bạch, cung tật ách, cung thiên di, cung nô bộc, cung quan lộc, cung điền trạch, cung phúc đức và cung phụ mẫu. (Mười hai cung của Đẩu Số vốn bắt nguồn từ Quả Lão Tinh tông, tên gọi của 12 cung ban đầu của Quả Lão Tinh tông có hơi khác với Đẩu Số.)
- Có hai nguyên nhân khiên 12 cung chức được xếp theo chiều nghịch: Một là, Đạo gia chuộng âm, nghịch là âm. Hai là, từ xưa dòng thời gian vận chuyển theo chiều thuận; còn 12 cung sự tình của con người là thuộc "không gian” nên được bài bố theo chiều nghịch; một thuận một nghịch gọi là “thiên nhân tương dữ”, mới có thể ảo hóa vô cùng. Nếu đi theo chiêu thuận thì chỉ có một tổ hợp đơn nhất, cho nên bày bố nghịch là khái niệm rất quan trọng của Đẩu Số.
(2) Hàm nghĩa có tính chuyên thuộc của cung vị:
“Vị” là vị trí, cung vị tức là “tịnh bàn" của Tử Vi Đẩu Số. Cung vị của tịnh bàn là bất động, cố định. Tịnh bàn biểu thị phương hướng, dựa vào vòng chu thiên 360 độ, chia đều làm 12 phận (mỗi phận là 30 độ), tức là 12 phương vị địa chi. Như cung vị Ngọ luôn ở phía trên của tịnh bàn.
Vấn đề “xung” và “tam hợp” của địa chi tức là mối quan hệ góc độ giữa hai cung vị; có cung vị mới cấu tạo thành góc độ. Nếu cung vị Tí là 0 độ, thì cung vị Ngọ là 180 độ; cho nên địa chi lục xung theo Tử Bình mệnh lí học là mối quan hệ giữa cung vị A - cung vị B = 180 độ. Nhưng trong Bắc phái Tử Vi Đẩu Số; thì mối quan hệ giữa cung vị Tí và cung vi Ngọ còn là mối quan hệ giữa "bản cung" và "đối cung”. Ở đây có một điều cần lưu ý, rõ ràng mối quan hệ giữa Tí và Ngọ là mối quan hệ của cung vị, nhưng người ta lại gọi là "bản cung” và "đối cung”, vì như đã thuật ở trên, cung vị là bất động, nhưng 12 cung chức thì có thể động, "bản cung" và "đối cung” ở đây còn bao gồm nghĩa của cung chức.
Mười hai cung vị có thể chia ra như sau: Tí Ngọ Mão Dậu làtứ chính địa hay “Tứ Tuyệt địa”, hoặc “Tứ Bại địa”; Dân, Thân, Tị,Hợi là “Tứ Sinh địa” hoặc “Tứ Mã địa”; Thìn Tuất Sửu Mùi là “TứKhố địa”. Tí Ngọ Mão Dậu thuộc “thiên”, vì “thiên” mở ra ở Tí. ThìnTuất Sửu Mùi thuộc “địa”, vì “địa” đóng lại ở Sửu. Dân, Thân, Tị,Hợi thuộc “nhân”, vì đời người bắt đẩu ở Dân.
Cung Dần trong Tử Vi Đẩu Số, có rất nhiều cách an đều lấy cung Dần là điểm xuất phát, như an cung mệnh thì lấy cung Dần đếm thuận đến tháng sinh rồi đếm nghịch đến giờ sinh. Đây là vì đời người bắt đầu ở Dần. Nếu cung mệnh ở Dần, cung tài bạch ở Tuất, cung quan lộc ở Ngọ, góc độ Dần Ngọ Tuất gọi là tam hợp, còn gọi là tam phương; mà bất cứ nhóm tam hợp nào cũng đều có “thiên, địa, nhân”.
“Thiên, địa, nhân” tam tài hoàn bị thì có thể luận cát hung. Cho nên Hợi Mão Mùi cũng cấu tạoo thành tam tài “thiên, địa, nhân”. Nếu cung mệnh ở cung Mùi thuộc “địa”, thì cung mệnh chịu ảnh hưởng của khí trường địa chi, “địa tải vật” (đất chở vạn vật) người này khá vất vả, bảo thủ.
"Tứ chính” vốn là các cung “mệnh di tử điền”, nhưng lúc gọi"tam phương tứ chính", tức là các cung tam hợp cộng thêm đối cung. Nhưng khái niệm “tam phương tứ chính" không giới hạn ở bốn cung “mệnh tài quan di”. Lấy cung tử nữ ở Hợi làm ví dụ, tam phương tứ chính của nó là “tử nô phụ điền”. Trong Tử Vi Đẩu Số, Tam Hợp phái đặc biệt chú trọng cách cục các sao của tam phương tứ chính và tinh độ miếu vượng lợi hãm; còn Tứ Hóa phái thì chú trọng phi tinh tứ hóa; xác định tứ chính của cung nào đó là thể, còn tam hợp của cung nào đó là dụng. Cho nên bất kể thuộc lưu phái nào, phàm thảo luận về cát hung thành bại của các cung đều cần phải tham chiếu tam phương tứ chính.
Tính tuyệt đối và tính tương đối của cung vị và cung chức:
Cung chức và cung vị đều có hàm nghĩa mang tính tuyệt đối và tính tương đối của chúng, như sau:
(1) Hàm nghĩa có tính tuyệt đối và tính tương đối của cung chức:
Lúc bày định 12 cung của mệnh bàn, là tiên thiên mệnh bàn, còn gọi là tịnh bàn; nếu lấy cung mệnh là “1”, mà cung mệnh tọa lạc ở cung Dần, thì đối với tiên thiên mệnh bàn, cung mệnh là “1” chính là “1”. Cung mệnh chính là cung mệnh, ở đây là “tính tuyệt đối”.
Nhưng theo thòi gian lưu chuyển; cứ 10 năm chuyển hoá nnhập vào một cung vị. Như âm nam dương nữ, đại vận đi nghịch, thì đại vận thứ hai nhập vào cung huynh đệ; lúc này cung huynh đệ của nguyên cục biến thành cung mệnh của đại vận này. Còn cung mệnh của nguyên cục biến thành cung phụ mẫu của đại vận này. Cùng một lí, lưu niên bàn mỗi năm cũng hoán chuyển như vậy. Đây là cung chuyển hoán theo hạn vận, cũng là theo thời gian lưu chuyển vậy, là tính tương đối. Tức cung mệnh có thể biến thành 11 cung còn lại, và các cung còn lại cũng có thể biến thành 11 cung khác.
Một loại tính tương đối khác là y chiếu theo chủ đề đang xem xét, lấy cung vị chủ về việc đang nói tới là số “1”, các cung còn lại theo nó mà thay đổi. Như hỏi về nhân duyên là ở cung phu thê của nguyên cục; lấy cung phu thê của nguyên cục lập thái cực, là số “1”, thì cung phúc đức của nguyên cục biến thành “9”; tức cung phúc đức của nguyên cục biến thành cung vị quan lộc của cung phu thê, tức cung phúc đức là cung vị “khí số” của cung phu thê (nguyên cục).
Như vậy vận hôn nhân của mệnh tạo đã có bộ phận trông coi. Lúc luận đoán thì cung phúc đức của nguyên cục là cung vị quan lộc của cung phu thê, do đó tình trạng sự nghiệp, hành vi, vận thế của người phối ngẫu có thể quan sát từ cung phúc đức của nguyên cục để tìm manh mối. Dạng cung phúc đức của nguyên cục biến thành cung vị quan lộc của cung phu thê, gọi là cung chức hoán vị, trực tiếp chuyển hoán, thuộc tính tương đối, vì theo sự thay đổi chủ đề đang luận đoán mà hoán vị.
(2) Hàm nghĩa có tính tuyệt đối và tính tương đối của cung vị:
Lúc tịnh bàn chia đều thành 12 phương vị, tức 12 phương vị địa chi, thì Ngọ chính là Ngọ, là phương Nam thuộc hỏa, lấy tịnh bàn để nói, tam phương của cung Ngọ luôn là Dần và Tuất. Đây là tính tuyệt đối.
Nhưng ví dụ người sinh năm Nhâm Tí, theo thời gian lưu chuyển, cung Tí có thể là lúc người này 1 tuổi, 13 tuổi, 25 tuổi... cho nên hàm nghĩa của cung Tí ở đây thực ra đã chuyển thành tính tương đối.
Còn một loại tính tương đối khác là, đó là do sự ánh chiếu giữa phương vị với phương vị sản sinh. Vì không gian là một sự so sánh mà ra, không có bên trái thì đâu là bên phải? Sự ánh chiếu giữa phương vị với phương vị có liên quan mật thiết với Hà Đồ Lạc Thư. Nhưng loại tính tương đối này lấy cung vị để nói thì khá sâu kín. Nếu lấy cung vị làm chất, lúc cung chức nhập vào, thì giữa phương vị với phương vị xảy ra sự ánh chiếu. Để cho rõ ràng hơn, ví dụ cung mệnh ở cung Tí là “1”, bài bố nghịch chiều kim đồng hồ thì cung huynh đệ là “2”, cung phu thê là “3”, cung tử nữ là “4”, cung tài bạch là “5"...theo nguyên tắc “tam tam quy nhất” (3, 3 quy về 1), “nhất hàm tam, tam đồng ngũ" (1 gồm 3, 3 như 5), “tứ cửu chi dụng” (4, 9 làm dụng), có nghĩa là: “1" là cung mệnh, người phối ngẫu của mệnh tạo là cung phu thê “3”, cung phu thê của người phối ngẫu là cung tài bạch “5”, vì vậy cung tài bạch giống như cung mệnh của mệnh tạo. Cho nên cung tài bạch là cung vị đối đãi của phu thê.
Nói “tam tam quy nhất" cũng là nói cùng một sự kiện, vì từ cung mệnh (1) đếm đến 3 là cung phu thê, từ cung phu thê (3) đếm đến 3 là cung tài bạch (5), cho nên cung tài bạch cũng quy nhất (1), là sao khác cũng vậy), tại sao? Đó là vì ngũ hành của Thiên Tướng thuộc Nhâm thủy (dương thủy), mà nữ mệnh là thuộc âm, là âm dương điều hòa, còn nam mệnh Thiên Tướng là dương với dương tạo thành độ thiên lệch. Tại sao "Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh ở cung Mùi, sẽ nặng quan niệm truyền thống gia đình hơn trường hợp "Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh ở cung Sửu? Đó là vì cung Mùi có hỏa, mà hỏa là chủ về “lễ", là một khâu trong đạo lí luân thường. "Tử Vi, Phá Quân” tọa thủ cung quan lộc ở Sửu hoặc ở Mùi còn có sự phân biệt thành tựu cao thấp, và còn có sự phân biệt về trình độ tu dưỡng đạo đức. Nếu chưa nghiên cứu tìm hiểu kĩ huyền nghĩa của cung quan lộc, thì sẽ xuất hiện rất nhiều luận giải mơ hồ, bởi vì cung quan lộc là then chốt chung của lãnh vực tinh thần, cũng là nơi tàng chứa tư tưởng tình cảm, khí tiết, trí tuệ, học vấn.
Lấy trường hợp “Tử Vi, Tham Lang" tọa thủ cung tật ách ở Mão hoặc ở Dậu làm ví dụ. Ông A, “Tử Vi, Tham Lang" tọa thủ cung tật ách ở Mão, vậy ông A là người dâm đãng? Lúc “Tử Vi, Tham Lang” bị giấu ở cung tật ách, đó là tính ẩn, không thể hiện ra bên ngoài. Ngoài ra, ngũ hành của Tham Lang thuộc Ất mộc, mà ở cung Mão, chỉ có lợi cho khí Giáp mộc trong Tham Lang; còn ngũ hành của Tử Vi thuộc thổ là bị khắc chế; Tham Lang tuy có khí đào hoa, nhưng ngũ hành thủy của đào hoa đã bị mộc của cung Mão hấp thu, cho nên chỉ ham muốn học hỏi để tăng thêm kiến thức và ưa thích vǎn nghệ. Vì vậy, người này ngầm ngạo mạn về sự hiểu biết của mình, mà không phong lưu, cũng không có tính phách lối, thích ra oai của Tử Vi, mà có tính toán kế sách (dương mưu) của ngũ hành dương mộc, chớ không phải kiểu “âm mưu" của Ất mộc.
Người Tử Vi thủ mệnh ở cung Tí có nhiều khuynh hưóng tính cách khác nhau, do liên quan đến cát tinh, hung tinh đồng cung và tứ hóa, còn có thể vì liên quan đến can cung Tí. Ví dụ như, người can cung Tí là Nhâm (Nhâm Tí) rất có nghị lực, ý chí phấn đấu mạnh mẽ, thường thường có đủ kiên nhẫn, tinh thần không dao động và thái độ thực dụng để ứng phó với hoàn cảnh; còn nguời can cung Tí là Mậu sẽ có tạo tác kinh người, tức là một khi có thành tựu thì cả thiên hạ đều biết tên, nhưng về phương diện tính khí thì lại thiếu ổn định; người can cung Tí là Bính thì ít nhiều cũng có khuynh hướng hấp tấp, lo lắng, cũng có thể sẽ vì đạt mục đích mà bất chấp thủ đọan; người can cung Tí là Canh có phong thái của đại tướng, nhưng cực kì cố chấp... Còn đặc tính chung của nó là kiên trì với những gì mình cho là đúng, tức là nói, người can cung Tí là Canh sẽ tìm lí do cho việc cố chấp nguyên tắc của mình.
Như các bạn đã biết, cung điền trạch còn đại biểu cho nơi làm việc. Lấy “Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh ở cung Sửu hoặc Mùi làm ví dụ, cung điền trạch tất sẽ thấy Thái Âm tọa thủ cung Thìn hoặc Tuất. Trước tiên, điều các bạn sẽ cảm thấy đáng tiếc là: Thái Âm ở cung Thìn cũng giống như mặt trăng mọc vào ban ngày; còn Thái Âm ở cung Tuất thì giống như vầng trăng sáng, tại sao có sự khác biệt này? Đương nhiên, nếu luận về sự nghiệp và công việc, trước tiên phải xem Thái Dương ở cung vị nào. Lúc Thái Âm tọa cung Thìn là cung điền trạch, vậy Thái Dương tất sẽ mất sáng ở cung Tuất; lúc Thái Âm ở cung Tuất, vậy Thái Dương sẽ tọa cung Thìn và tỏa sáng vạn trượng. Đó cũng là nói, người “Tử Vi, Phá Quân" tọa cung Sửu, thường thường làm việc ở cơ cấu tư nhân dạng lớn, hay công ti lớn; còn người “Tử Vi, Phá Quân” ở cung Mùi, có thể làm việc trong cơ cấu công, nơi làm việc cũng thuộc loại “rất lớn”. Thái Âm chủ về những nghề nghiệp có liên quan đến kinh tế, tài chính, tiền tệ, và những nghề nghiệp liên quan đến đất đai, tài sản, cho thuê.
Tại sao “Tử Vi, Phá Quân" ở cung Suu và cung Mùi lại có điểm tượng hoàn toàn khác nhau như vậy? Bởi vì ngũ hành của cung Sửu lấy thổ làm chủ, tạp khí của nó kế đó là kim và thủy; còn cung Mùi cũng lấy thổ làm chủ, kèm tạp khí là Đinh hỏa và Ất mộc. Tử Vi thuộc thổ, có thể ước thúc, khống chế thế phá hao dữ dội của Phá Quân, khiến cho nó đi vào khuôn phép; mà thổ của cung Sửu và cung Mùi còn trợ giúp Tử Vi mạnh thêm để điều khiển Phá Quân thủy; cung Mùi còn có khí Đinh hỏa điều tiết Phá Quân Quý thủy; còn khí Tân kim và Quý thủy của cung Sửu sẽ trợ giúp khí thủy của Phá Quân.
Tuy đều bị Tử Vi và ngũ hành thổ của cung vị điều khiển, nhưng Phá Quân ở cung Mùi khá hợp với quy phạm và tuân theo phép tắc, phương thức hành sự biết tiết chế. Đó cũng là nguyên nhân người "Tử Vi, Phá Quân” tọa thủ cung Mùi có nhiều cơ hội làm việc trong cơ cấu công hoặc cơ cấu có kỉ luật nghiêm ngặt; họ có thái độ làm việc khá nghiêm túc, cẩn thận, dù đi làm cho cơ cấu tư nhân cũng rất tuân thủ nguyên tắc, phần nhiều xử sự hơi thiếu tình người (tại sao?). Bởi vì, người "Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh ở cung Sửu thường thường có nhiêu kinh nghiệm đời, thấu hiểu nhân tình thế thái, thực tế, sùng thượng giai cấp, chú trọng địa vị xã hội; còn người"Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh ở cung Mùi thì có thể bảo vệ người nhà của mình, củng cố thành viên gia đình từ trong ra ngoài; người "Tử Vi, Phá Quân" ở cung Sửu thường thường là từ ngoài vào trong, tức là phải được người ngoài khẳng định, tán thưởng, rồi mới làm theo yêu cầu của người nhà. Người ở cung Mùi lo cho người thân và gia đình trước, để bản thân sau này khỏi phải lo lắng, rồi mới rình rang hướng ra ngoài phát triển. Tại sao cùng là "Tử Vi, Phá Quân” mà họ có quan niệm khác nhau như vậy?
Ngoài ra, người Thiên Tướng thủ mệnh ở cung Hợi, sẽ luôn chịu thua thiệt trong tình cảm và tình yêu; người “Vũ Khúc, Thiên Tướng” thủ mệnh ở cung Dần, đối với tình yêu, họ lại thường cho rằng, chuyện tình sau sẽ càng đẹp hơn?! Tại sao vậy?
Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)