By Tử Vi Chân Cơ|
07:31 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái
CUNG THIÊN DI CÓ TỨ HÓA [NĂM SINH] LẠI TỰ HÓA
Có người suốt ngày tất bật, miệt mài một cách mù quáng; có người suốt ngày ngu ngu ngơ ngơ, sống bừa bãi chờ chết; có người cận thị một cách nghiêm trọng, chỉ thấy cái lợi trước mắt, muốn mau chóng thành công; có người nhìn xa trông rộng, thành tựu hơn người/v.v... những viễn cảnh tương lai của cuộc đời vừa kể đều được biểu thị ở cung thiên di. Mở mắt ra để nhìn thế giới chung quanh mình, tức là nhìn “tượng" ở trong cung thiên di, “tượng" của một phút trước và “tượng” của một phút sau đều có thể thay đổi.
Trong 12 cung chức của Tử Vi Đẩu Số, ngoại trừ cung thiên di là mệnh tạo không kiểm soát được, 11 cung còn lại nếu không phải là định số (như cung phụ mẫu, cung huynh đệ, cung phu thê, cung tử nữ...), về lí luận, đều có thể dùng nhân tố ý thức và tạo tác của con người để làm thay đổi. Sách Thiên Cơ luận 天 機 論 giải thích cung thiên di là “nhỏ là những cảnh vật, âm thanh, mùi vị... mà mắt, tai, mũi có thể cảm nhận được; cho đến mục tiêu sự nghiệp mà tâm ý nhận biết, trong đó bao gồm cảnh hiểm trở, khó khăn và áp lực hữu hình hay vô hình mà mệnh tạo phải đối mặt". Các sao trong cung thiên di là lực thôi thúc “dịch động", đó cũng là cái thế giới mà mệnh tạo thấy được, thảy đều là “thiên di...”
Từ cung mệnh là "1”, đếm nghịch đến “6" là cung tật ách; còn từ cung mệnh là “1”, đếm thuận đến “6” là cung nô bộc; đều không cách nào bao gồm cung thiên di trong đó. Như đã thuật, cung nô bộc là “đại ngã” ở bên ngoài, cung tật ách là “đại ngã" ở bên trong, mà cả cung nô bộc và cung tật ách đều giáp cung thiên di đủ biết nó nguy nga, to lớn đến cỡ nào. Cung thiên di là đối cung của cung mệnh, là nơi xa hay gần, mệnh tạo có thể nhìn tới hoặc không thể nhìn tới. Sách Thiên Cơ luận định nghĩa cung thiên di là “Thiên Cơ cung”. Gọi là “Thiên Cơ”, đó là khế cơ với cuộc đời.
Ví dụ, trường hợp cung thiên di là “Vũ Khúc, Thiên Tướng” tọa thủ, chúng ta phải luận thuật như thế nào mới là cách biểu đạt chính xác và tinh tế phù hợp với chân tướng sự thực? Các bạn không thể đưa ra luận đoán chính xác và tinh tế nếu chúng ta không thấu triệt định nghĩa của cung thiên di ở tầng thâm sâu, cho nên phần nhiều luận thuật thành hai dạng, hoặc nói không đâu vào đâu. Lúc luận giải trường hợp hai sao này tọa lạc tại cung thiên di, phải hiểu rõ hai sao “Vũ Khúc, Thiên Tướng", ngoài ra còn phải nhớ định nghĩa của cung thiên di là mục tiêu đời người, là cái nhìn về tương lai của mệnh tạo; cho nên, “Vũ Khúc, Thiên Tướng” là hai mục tiêu, hay nói đúng hơn, đây là mục tiêu phức hợp “Vũ Khúc, Thiên Tướng".
Trong ví dụ này, cung mệnh là Phá Quân tọa thủ, ngũ hành của nó thuộc thủy, là đã có yếu tố không ổn định trong đó. Lấy Phá Quân thủy để nói, ở đối cung là Vũ Khúc kim, là có tính ổn định đối nhau với Phá Quân Quý thủy; Thiên Tướng là Nhâm thủy thuộc dương, Vũ Khúc kim lại có thể sinh Thiên Tướng thủy (Vũ Khúc Tân kim sinh Thiên Tướng Nhâm thủy, là âm dương hữu tình tương sinh), cho nên, quy hoạch của mệnh tạo đối với tiền đồ là nâng cao tính cách và hoàn cảnh sinh trưởng, nhắm mục tiêu mà tiến tới...
Lại ví dụ, nếu cung thiên di thấy Tử Vi, thông thường người ta sẽ đoán rằng “xuất ngoại sẽ gặp quý nhân”, thực ra phải luận giải là “mệnh tạo có chí lớn” mới đúng. Lúc Tử Vi độc thủ cung thiên di ở Tí hoặc Ngọ, sẽ y theo thuộc tính ngũ hành của cung vị mà sản sinh độ khó dễ khác nhau lúc thực hiện tâm nguyện (ngũ hành của Tử Vi thuộc thổ). Lại ví dụ, Địa Kiếp hoặc Địa Không đồng cung với Tử Vi, đó là có tâm chí quá lớn mà thành mơ hồ. Cung thiên di gặp cát tinh không phải là gặp quý nhân; vì nếu cung này có quý nhân, tiểu nhân; vậy, nhân vật trong cung nô bộc là ai? Dưới đây là luận thuật trường hợp cung thiên di có sao A Hóa Khoa [năm sinh] tự Hóa Lộc, để bạn đọc tham khảo.
(1) Cung thiên di có Hóa Khoa [năm sinh] tự Hóa Lộc, trường hợp Hóa Lộc và Hóa Kị [năm sinh] ở vị trí không thích đáng:
- Nguyện vọng có tính lí tưởng và ổn định, sẽ không bị tiền bạc, dục tình, xa hoa, phù hoa giả tạo... dẫn dụ mà tiêu ma chí hướng.
- Hóa Khoa là lực tác động bảo vệ, là danh vọng, danh vị, thành tựu... thậm chí còn là cơ hội hay nguyện vọng học tập; vì tự Hóa Lộc không thích đáng mà bị phá hỏng, cho nên, danh vọng của mệnh tạo có thể bị mất sạch, hoặc sẽ bỏ học.
(2) Hóa Lộc và Hóa Kị [năm sinh] ở ví trí đối nhau (ngã cung):
- Là tượng “danh lợi song thu”, nhờ khoa danh mà tạo ra tài phú, cũng là tượng tình yêu hôn nhân (phải xem sao nào hành hóa mà định).
- Ứng nghiệm tác dụng bảo vệ của Hóa Khoa: có hàm dưỡng học thuật mang tính chuyên nghiệp; tượng theo đuổi tài phú, tình cảm, vật dục.
- Nếu phi Hóa Kị nhập “ngã cung”, đó là cung thu hoạch thành quả.
- Nếu phi Hóa Kị nhập “tha cung”, là tượng vì đạt mục đích bất chấp thủ đoạn, vị trí phi Hóa Kị nhập vào là cung gánh chịu tiền nhân hậu quả; sẽ lại xung kích “ngã cung”, đó là phải “trả giá", sự thành tựu không được hoàn mĩ.
Hóa Kị Inăm sinh] lại tự Hóa Quyền:
Cung phúc đức và cung tài bạch đều là “ngã cung”, người có Hóa Kị [năm sinh] ở cung phúc đức, bụng dạ khó cởi mở, thường lo lắng bất an, hay ôm lấy buồn phiền; lúc nghiêm trọng sẽ có cách suy nghĩ bi quan “chuyện tốt không đến với mình”; vì vậy người này thường hay lo lắng, dễ xung động. Như đã thuật, “ngã cung” phi Hóa Kị nhập “ngã cung” là hoạt động nội bộ của cá nhân mệnh tạo. Nhưng cung phúc đức là cung vị thuộc về phương diện tinh thần, cũng là cung vị hậu cần của cung tài bạch, còn cung mệnh là cung vị chủ về hình tượng; vì vậy, lúc cung phúc đức phi Hóa Kị nhập cung mệnh là chủ về cách suy nghĩ tiêu cực, dù mệnh tạo chân thành nhưng vẫn có thể không được chào đón. Cảm giác này cũng giống như mệnh tạo đến nhà bạn bè, nhưng mẹ của bạn bè (là cung phúc đức Hóa Kị nhập cung mệnh) có thể sẽ nói với mệnh tạo, con trai của họ dang học hành, đừng ở lại quá lâu tại nhà bà, cũng đừng rủ con của bà đi chơi, hoặc “cậu có thể đến chơi nhà tôi, nhưng đừng có động vào đồ để trong tủ lạnh...”.
Nếu cung phúc đức (ngã cung) phi Hóa Kị nhập cung thiên di, là ý tượng: người này có tâm thuật bất chính. Tệ nhất là lúc cung phúc đức phi Hóa Kị nhập cung mệnh hay cung thiên di, mà cung mệnh hay cung thiên di còn tự Hóa Quyền, là ý tượng: tâm địa phách lối, thích ra oai không thể lường được, còn có cách suy nghĩ sai trái, không có thiện ý, trong cuộc sống thực tế họ luôn dùng phương thức bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Đương nhiên, muốn biết phương thức biểu hiện và mức độ nghiêm trọng, thì phải xem sao nào Hóa Kị rồi tự Hóa Quyền mà định. Nhưng cũng có thể vì bị ảnh hưởng của các sao khác đồng cung, nên biểu hiện có thể không rõ rệt như vậy, hoặc không nghiêm trọng nhu vậy. Có điều, lúc liên can đến vấn đề lợi ích, có thể khiến cho người ta cảm thấy mệnh tạo là người rất đáng sợ!
Tóm lại, Hóa Kị lại tự Hóa Quyền là kết cấu đáng sợ (theo cách đánh giá của người khác), nhưng có thể mệnh tạo lại cho đó là phòng vệ chính đáng, mình tự tìm kiếm điều may mắn, người không vì mình, trời tru đất diệt. Cách suy nghĩ của con người rất phức tạp và cũng đầy mâu thuẫn; trong tình thế bất lợi, mặt đen tối trong nhân tính thường thường sẽ trỗi dậy.
Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)