By Tử Vi Chân Cơ| 15:31 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

KHÁI NIỆM KỊ NHẬP VÀ XUẤT, LỘC NHẬP VÀ XUẤT

Khâm Thiên môn lúc luận đoán rất chú ý mối quan hệ “Lộc Kị nhập xuất”, họ cho rằng tứ hóa phải bay vào cung tam hợp của nguyên cục mới được gọi là “nhập", nếu không nhập cung tam hợp của nguyên cục mà nhập các cung khác, đều chủ về trống rỗng, không có thực chất. Tức là, cung tam hợp của đại vận phi hóa Lộc Quyền Khoa, cần phải nhập cung tam hợp của nguyên cục, mới được gọi là “nhập”. Nếu cung tam hợp của đại vận phi hóa “tam cát” nhập cung tam hợp của đại vận, mà không nhập cung tam hợp của nguyên cục, thì cũng vậy, chủ về trống rỗng, không có thực chất, là “hư lộc”, tức chủ về có kiếm được tiền, cũng tiêu xài hết, còn bị tổn thất.

Phân biệt “nhập” và “xuất”:

Lúc cung mệnh của đại vận phi Hóa Kị nhập cung mệnh của nguyên cục, hoặc cung tài bạch của đại vận phi Hóa Kị nhập cung tài bạch của nguyên cục, hoặc cung quan lộc của đại vận phi Hóa Kị nhập cung quan lộc của nguyên cục, tức là cung tam hợp của đại vận phi Hóa Kị nhập cung tam hợp của nguyên cục thì gọi là “Kị nhập“, chủ về không gặp trở ngại gì lớn, không gây ra tổn hại nghiêm trọng. Nếu cung tài bạch của đại vận phi Hóa Kị nhập cung phúc đức của nguyên cục và xung cung tài bạch của nguyên cục, tình hình xung cung tam hợp của nguyên cục này gọi là “Kị xuất”. “Kị xuất” chủ về tổn thất, sẽ gây ra tổn hại ở một mức độ nào đó.

Như đã nói ở trên, tứ hóa cần phải phi nhập cung tam hợp của nguyên cục mới gọi là “nhập“, nếu không nhập cung tam hợp của nguyên cục mà nhập các cung khác, đều chủ về trống rỗng, không có thực chất. Ví dụ như cung tài bạch của đại vận phi Hóa Lộc không nhập các cung mệnh, tài, quan của nguyên cục mà nhập cung thiên di của nguyên cục, mà cung thiên di còn trùng điệp với cung tài bạch của đại vận hoặc lưu niên, đây gọi là “Lộc nhập không”, chủ về “hư tài” (tiền không giữ được), tức sẽ kiếm được tiền nhưng tiêu xài hết. Nói cách khác, cung tam hợp của đại vận phi Lộc, Quyền, Khoa cần phải nhập cung tam hợp của nguyên cục mới “cát”; nếu nhập cung tam hợp của đại vận mà không nhập cung tam hợp của nguyên cục, thì cũng là “hư tượng” (tượng trống rỗng), tất sẽ có được có mất. Còn Hóa Kị không nhập cung tam hợp của nguyên cục, cũng không xung cung tam hợp của nguyên cục, thì hung tượng này chỉ chủ về một phen hú vía mà thôi.

Ngoài ra, lúc luận đoán cần đặc biệt lưu ý, Hóa Lộc dù có nhập cung tam hợp của nguyên cục, cũng không thể lập tức luận là “cát”, vì cần phải xem Hóa Kị nhập cung nào? Nếu Hóa Kị xung cung mệnh, mà Hóa Lộc nhập cung tam hợp, thì vì Hóa Lộc yếu mà Hóa Kị mạnh, nên Lộc sẽ theo Kị mà “xuất”, tức “Lộc theo Kị đi mất”, cho nên Hóa Lộc này là vô dụng.

Vì đại vận ở giữa thiên bàn và nhân bàn, thấy Hóa Lộc hoặc Hóa Kị (Hóa Quyền hoặc Hóa Khoa) cần phải phân biệt chúng là “nhập” hay “xuất”. “Nhập” thì cát, “xuất” thì lúc lưu niên đến cung bị sao hành hóa (“nhập”) này xung, cũng không cát hoặc không hung. Giữa thiên bàn và địa bàn cũng cần phải phân biệt, lưu niên nhập cung nào thì cung đó ứng cát hung. Phương pháp phân biệt như sau:

Nếu đại vận khiến Hóa Kị nhập cung tài bạch của nguyên cục là “Kị nhập”, lưu niên đến cung bị “Kị nhập” xung, cũng không hung. Nêu cung tài bạch của đại vận phi Hóa Kị nhập cung mệnh của nguyên cục, cũng là “Kị nhập”, lưu niên đến cung “Kị nhập” cũng không chủ về tổn tài, hao tài, mà chủ về thu chứa.

Do đó muốn luận đoán mệnh vận, trước tiên phải xác định đại vận nào, rồi quan sát xem Kị [đại vận] là “nhập” hay “xuất" và Lộc [đại vận] là “nhập” hay “xuất", sau đó mới xem ảnh hưởng của lưu niên. Nếu Hóa Kị là “Kị nhập”, lúc lưu niên đến cung bị “Kị nhập” xung, lực của Kị đã yếu, đương nhiên sẽ không phát tác được hung tính, vì vậy không phải thấy Kị thì liền sợ, đây là một nguyên tắc quan trọng của Khâm Thiên môn, không thể không biết.

Sự khác biệt giữa “Lộc Kị xuất nhập”:

Lấy trường hợp “tha cung” phi hóa để làm ví dụ thuyết minh, tức là Hóa Lộc và Hóa Kị do “tha cung" phi hóa.

(1) “Tha cung” phi Hóa Lộc nhập “ngã cung”, phi Hóa Kị nhập“ngã cung”:

Nếu cung nô bộc phi Hóa Kị nhập cung quan lộc, phi Hóa Lộc nhập cung tài bạch, là tiền chưa đi mất, chưa bị bạn bè cầm đi, mà là bạn bè mang lại cái tốt cho mệnh tạo, thuộc cát tượng.

(2) “Tha cung" phi Hóa Lộc nhập “ngã cung”, phi Hóa Kị xung “ngã cung":

Nếu cung nô bộc phi Hóa Lộc nhập cung tài bạch, phi Hóa Kị nhập cung tử nữ và xung cung điền trạch, là hung tượng, tượng của Hóa Lộc này là “hư lộc”, là mô thức “Lộc theo Kị đi mất”, là chủ về tổn thất. (xem hình 1)

Hình 1 - “Tha cung" phi Hóa Lộc nhập “ngã cung”, phi Hóa Kị xung “ngã cung"

(3) “Tha cung” phi Hóa Lộc chiếu “ngã cung”, phi Hóa Kị nhập “ngã cung":

Ví dụ như cung nô bộc phi Hóa Lộc nhập cung thiên di và chiếu cung mệnh, phi Hóa Kị nhập cung quan lộc, đây là tượng cát. Còn nếu cung nô bộc phi Hóa Lộc chiếu cung mệnh, phi Hóa Kị nhập cung tài bạch, đó là bạn bè mang Hóa Kị bỏ vào cung tài bạch của ta, họ mắc nợ ta, sẽ mang nguồn lực tài chính đến trợ giúp ta; nhưng nếu đã mắc nợ ta, mà ta lại mang tiền đưa cho họ, đó là Hóa Lộc chiếu cung mệnh của ta, tức sẽ mất tác dụng cát lợi, bạn bè mang Hóa Kị đến, là tượng đã mắc nợ ta, ta cần gì phải đi trợ giúp họ? Họ giàu hơn ta, đương nhiên sẽ trợ giúp ta. Hình thái này cần phải ứng dụng Hóa Kị, nhưng Hóa Kị phải tái “xuất”, để thu Hóa Lộc về, mới cấu tạo thành tình hình cát lợi. (xem hình 2)

Hình 2 - “Tha cung” phi Hóa Lộc chiếu “ngã cung”, phi Hóa Kị nhập “ngã cung"

(4) “Tha cung” phi Hóa Lộc và phi Hóa Kị đều nhập “ngã cung":

Là có tổn thất, thuộc hung. Nếu Lộc và Kị đồng thời nhập"tha cung”, là Song Kị xung “ngã cung”, càng hung, có tổn thất lớn.

Ví dụ 1:

Cung nộ bộc phi Hóa Lộc và phi Hóa Kị đều nhập cung mệnh. (xem hình 3)

Hình 3 - Cung nộ bộc phi Hóa Lộc và phi Hóa Kị đều nhập cung mệnh

Ví dụ 2:

Cung nô bộc phi Hóa Lộc và phi Hóa Kị đều nhập cung phụ mẫu và xung cung tật ách. (xem hình 4)

Hình 4 - Cung nô bộc phi Hóa Lộc và phi Hóa Kị đều nhập cung phụ mẫu và xung cung tật ách

(5) “Tha cung" phi Hóa Lộc nhập “tha cung”, phi Hóa Kị nhập “ngã cung":

Nếu cung nô bộc phi Hóa Lộc nhập cung tử nữ, phi Hóa Kị nhập cung mệnh, là Lộc xuất. Điểm đặc biệt này cần chú ý, cung nô bộc phi Hóa Lộc nhập cung tử nữ và chiếu cung điền trạch, thoạt nhìn là cát lợi, nhưng lúc Hóa Kị nhập cung mệnh, Hóa Lộc này sẽ đi mất, là tượng Lộc xuất. Đây là Lộc của ta “xuất” (tượng này là cung nô bộc phi Hóa Kị nhập cung mệnh của ta, còn Hóa Lộc chiếu “kho tiền” của ta, tức bạn bè có mục đích nhờ cậy, ỷ lại vào mệnh tạo, là nhìn tiền bạc của mệnh tạo muốn cùng hưởng, hay muốn tiền bạc của mệnh tạo), chủ về bạn bè đối xử tốt với mệnh tạo là có mục đích, mệnh tạo phải đền đáp, chi tiền thay cho họ. (xem hình 5)

Hình 5 - “Tha cung" phi Hóa Lộc nhập “tha cung”, phi Hóa Kị nhập “ngã cung"

(6) “Tha cung” phi Hóa Lộc nhập “tha cung”, phi Hóa Kị xung “ngã cung”:

Hiện tượng này rất hung, vì lúc “tha cung” phi Hóa Lộc nhập “tha cung”, đã cấu tạo thành điều kiện bất lợi đối với mệnh tạo, lại còn bị sao Hóa Kị của nó đến xung “ngã cung”, chủ về tổn thất lớn. Nếu là Hóa Kị nhập “ngã cung” thì cũng chủ về tổn thất, nhưng tổn thất nhẹ mà thôi.

Xung “ngã cung" có một vấn đề, đó là hai cung phúc đức và tài bạch đều là “ngã cung”, nhưng tuyến “phúc, tài” này ghét hiện tượng này; nếu Hóa Kị nhập cung phúc đức và xung cung tài bạch, tuy Hóa Kị “nhập” nhưng có ý nghĩa là cùng nhau mời khách; nếu Hóa Kị nhập cung tài bạch và xung cung phúc đức thì bất lợi hơn. Hóa Lộc đến "tha cung” còn Hóa Kị nhập “ngã cung”, là chủ về cái tốt thì cho người khác còn cái xấu mới đến tìm mệnh tạo. Cho nên không phải hễ cung nô bộc phi Hóa Lộc chiếu cung điền trạch thì có lợi đối với mệnh tạo, vì nếu Hóa Kị xung cung mệnh thì sẽ moi một số lớn của mệnh tạo mang đi; tức mang lộc cho người khác, mệnh tạo chỉ có chi trả mà không có thu hoạch. (xem hình 6)

Hình 6 - “Tha cung” phi Hóa Lộc nhập “tha cung”, phi Hóa Kị xung “ngã cung”

Vấn đề “xuất nhập” của cung thiên di:

Cung mệnh và cung thiên di là “nhất thể lưõng diện”, nói“nhất thể lưỡng diện” là, vì cung thiên di là “ta” dùng, nhưng “tha cung" cũng dùng được. Nếu “tha cung" phi Hóa Lộc nhập cung thiên di, phi Hóa Kị nhập cung mệnh là cát tượng; nhưng nếu phi Hóa Kị xung cung mệnh là tượng phá “ta", làm “ta" tổn thất.

Các “ngã cung” như cung mệnh, cung tài bạch, cung quan lộc, hoặc cung điền trạch, phi Hóa Kị nhập cung thiên di, là thuộc về sự tình của bản thân mệnh tạo, tức là “ngã cung” phi Hóa Kị nhập cung thiên di, lấy Lộc là cát và Kị là hung, để luận đoán. Ví dụ như: Cung quan lộc phi Hóa Kị nhập cung thiên di và xung cung mệnh của nguyên cục, đây là sự tình của bản thân mệnh tạo, cho nên nói“nhất thể lưỡng diện”, tức là cát nhưng không hoàn toàn cát, Kị lại không hoàn toàn hung. Vì “nhất thể lưỡng diện” có lúc là nhập, có lúc là xuất, “tha cung” có thể nhập, bản cung cũng có thể nhập. Bản cung là nhập, “tha cung” là xuất, nếu Lộc nhập bản cung, Kị nhập“tha cung", là hung tượng.

Một ví dụ khác như: Cung nô bộc phi Hóa Lộc nhập cung thiên di rốt cuộc là nhập hay xuất? Nên cẩn thận châm chước mà luận đoán. Nhưng nếu một sao Hóa Kị khác nhập cung mệnh của nguyên cục, thì đoán là có lợi đối với mệnh tạo, vì là “nhập”. Nếu cung nô bộc phi Hóa Kị nhập “tha cung”, Lộc này có tượng tổn thất đối với mệnh tạo, chủ về dẫn dụ mệnh tạo và có hung tượng “Lộc theo Kị mà đi”, cho nên cung thiên di rất khó luận đoán, vì nguyên cớ “nhất thể lưỡng diện”.

Cung thiên di phi Hóa Lộc nhập cung mệnh của nguyên cục, phi Hóa Kị nhập tha cung, đều phải tổn thất, vì hướng về phía tha cung. Hóa Kị chủ về “dính vào”, Hóa Kị từ tha cung phi nhập tha cung là “dính vào” tha cung, còn Hóa Lộc nhập bản cung thì giống như đến chiêu dụ “ta”, bất lợi đối với mệnh tạo. Hóa Kị nhập “tha cung” là nơi “mắc nợ”, còn Hóa Lộc nhập bản cung là bấu víu vào giao tình của mệnh tạo, chỉ là nhờ và vào duyên mà thôi, không có ích lợi thực chất. Ví dụ khác: cung nô bộc phi Hóa Kị nhập cung huynh đệ, còn phi Hóa Lộc nhập cung tài bạch, là bạn bè anh em muốn đến cuỗm tiền của mệnh tạo.

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ