By Tử Vi Chân Cơ| 07:47 25/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

PHÂN BIỆT Ý TƯỢNG CỦA TỨ HÓA

Phân biệt ý tượng của tứ hóa ở cung Mệnh:

Can cung mệnh khiến sao tọa thủ tự Hóa Kị sẽ có ý tượng hoàn toàn khác với trường hợp cung mệnh có Hóa Kị [năm sinh] và trường hợp cung mệnh không có tứ hóa [năm sinh]. Cung mệnh tự Hóa Kị là người khẳng khái, nhưng thường không biết tự lượng sức mình, mà hầu như ai cần thì đáp ứng, người như vậy ai thấy cũng yêu. Nhưng tự Hóa Kị là động thái "tiết khí" của cung, khí của nó xung kích cung thiên di; cho nên lúc ở bên ngoài, dễ gặp thị phi rắc rối, hoặc chuốc phiền phức. Nhưng bất kể là Hóa Kị [năm sinh] thủ mệnh hay cung mệnh tự Hóa Kị, họ đều thuộc mẫu người vất vả khó nhọc, người dạng này dù có oán đời cũng không thể làm chuyện xấu, chớ đừng nói đến chuyện thương luân bại lí.

Như các bạn đã biết, Hóa Kị [năm sinh] thủ mệnh gặp tự Hóa Quyền là người thích ra oai, phách lối, sẽ bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích, lúc gặp chuyện tranh chấp thường ngang ngược không nói lí lẽ, còn ưa khoe mạnh. Còn người Hóa Quyền [năm sinh] mà tự Hóa Kị, sẽ vì Hóa Quyền hỏa và tự Hóa Kị thủy, tạo thành cục“thủy hỏa giao chiến”; vì vậy người này thường tự mâu thuẫn, lúc nói chuyện dễ thấy bị lạc đề hoặc ngôn từ không diễn đạt được ý, thậm chí vì cách biểu đạt sai lạc mà chuốc oán. Như đã nói ở trước, người cung mệnh tự Hóa Kị sẽ không làm chuyện xấu, còn người cung mênh Hóa Quyền thì khá tự phụ, kì vọng cao ở bản thân, là người nghiêm túc nhưng phần lớn không thể có thế giá cả đời. Còn trường hợp tự Hóa Kị, chủ về cách biểu hiện của mệnh tạo thường tạo ra hiệu ứng "khúc xạ”, không tự nhiên và thô cứng, vốn trong bụng là có thiện ý quan tâm, nhưng rất có thể vì thái độ “vô duyên”của mệnh tạo mà gây ra hiểu lầm. Ví dụ như, lúc thấy thân nhân té bị thương, câu nói đầu tiên giống như bổ xuống đầu người ta, rất có thể là trách thân nhân tại sao không cẩn thận, khiến người bị nạn vừa bị đau đớn còn bị trách mắng; nhưng bản ý của người Hóa Quyền lại tự Hóa Kị là đang đau lòng và quan tâm người thân bị thương, không để ý đến chuyện mình dùng lời lẽ không thỏa đáng! Cho nên cung mệnh có Hóa Kị [năm sinh] lại tự Hóa Quyền và Hóa Quyền [năm sinh] lại tự Hóa Kị đều có thái độ xử thế hoàn toàn khác nhau. Một người là “xấu” theo cách đánh giá của thế tục, còn một người là "xấu” ở bên trong. Riêng người cung mệnh có Hóa Quyền [năm sinh] và Hóa Kị [năm sinh] (song tinh thủ mệnh, một sao Hóa Quyền, một sao Hóa Kị), thì phải cân nhắc xem sao Hóa Quyền lớn hơn hay nhỏ hơn sao Hóa Kị; trường hợp này còn chủ về lao tâm, vất vả; là người xử sự không tốt, lúc gặp ý kiến trái với họ sẽ thấy họ đỏ mặt tía tai, phùng mang trọn mắt để tranh cãi, không phải họ nói lí lẽ, mà là không khoan nhượng ai, ngay cả lúc đuối lí họ cũng bảo thủ kiến giải chủ quan của mình. Người như vậy đại đa số đều ở trong giới chuyên nghiệp hoặc có sở trường đặc biệt; nhưng vận trình cuộc đời ắt sẽ rất thăng trầm, hiếm khi có được thời gian yên ổn.

Ý nghĩa của Hóa Lộc và Hóa Khoa đồng cung:

Trường hợp sao A Hóa Lộc đồng cung với sao B Hóa Khoa, vì khí của Hóa Lộc và Hóa Khoa có xu hướng mềm, nhu hòa, không kịch liệt như Hóa Quyền và Hóa Kị; nên nhiều người lại có hảo cảm với chúng một cách chủ quan, nhưng thực ra sự tình không đơn giản như vậy.

Giả thiết sao A Hóa Lộc, sao B Hóa Khoa ở cung tài bạch, có lẽ các bạn sẽ có quan niệm là: Đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, không thể vì Hóa Lôc và Hóa Khoa cùng có mặt “tốt” rồi nhập thành một được; có điều, sao A và sao B sẽ vì lực tác động của Hóa Lộc và Hóa Khoa mà có biểu hiện đặc biệt hơn "sao A và sao B không Hóa Lộc và không Hóa Khoa”! Vì có độ hoạt bát, cho nên sẽ có biểu hiện khá kiệt xuất trong nghề nghiệp; nhưng cung có Hóa Kị vẫn là then chốt quyết định kết cục tốt hay xấu. Giả thiết Hóa Kị ở cung phụ mẫu, kết quả sẽ là, sau khi trải qua một khoảng thời gian phồn vinh, rốt cuộc tay trắng vẫn hoàn trắng tay một cách đáng tiếc.

(1) Ý tượng của sao A Hóa Lộc ở cung tài bạch là biểu thị "tài lộ” khá thênh thang, có giấc mộng lớn muốn phát tài, tuy lòng ham muốn kiếm tiền rất mạnh, nhưng có biểu hiện ôn hòa, sẽ không nghĩ đến chuyện tranh đoạt ngang ngược, còn có nhiều cơ hội được “hoạnh tài" hơn người bình thường; lúc đối nhân xử thế, khá có tình người và có thái độ thân thiện, hòa nhã, nên sẽ mang lại cho người ta cảm giác có hòa khí.

(2) Ý tượng của sao B Hóa Khoa ở cung tài bạch là nhờ tính chuyên nghiệp hay sở trường đặc biệt để có chỗ đứng trong nghề nghiệp, cho nên sẽ thấy họ tuân thủ quy củ; khó đổi nghề, đòi hỏi nghề nghiệp phải ổn định. Trong nghề nghiệp, họ xử sự nặng về lí tính mà ít cảm tính, cho nên ít thấy có chuyện bất ngờ, cũng sẽ không lập dị đưa ra cái mới. Hóa Khoa trong nghề nghiệp là tác dụng bảo vệ, lợi về giữ thành quả mà không lợi về tiến công, mở rộng phạm vi.

Hóa Lộc là “muốn kiếm được nhiều tiền”, Hóa Khoa là đòi hỏi phải giữ gìn sự ổn định; lúc cố dung hợp hai lực tác động này, sẽ thấy hiện tượng mâu thuẫn; Hóa Lộc và Hóa Khoa đều có "phong độ” riêng, cho nên có thể bổ túc cho nhau, nhưng cũng có thể mâu thuẫn nhau làm tổn hao sức mạnh của nhau. Ngũ hành của Hóa Lộc là “"kim”, Hóa Khoa là “mộc”, “kim khắc mộc” là định luật của ngũ hành; “khắc” ở đây là có hàm ý điêu khắc, uốn nắn “mộc”; cho nên, sẽ nhờ vào “tính chuyên nghiệp”, “tài lộ thênh thang” và “duyên với người tốt” để giành thắng lợi ở nơi làm việc, đó là kết quả của việc bổ túc cho nhau. Nhưng rốt cuộc là “danh lợi song thu”, hay “danh lớn hơn lợi", hoặc “lợi lớn hơn danh”, thì phải xem Hóa Lộc và Hóa Kị nhập vào sao lớn hay nhỏ. Các trường hợp như, lấy “danh" (Hóa Khoa - tính chuyên nghiệp, sở trường đặc biệt) để thủ đắc lợi ích (Hóa Lộc), hay lấy "tài phú” để đổi lấy danh tiếng, danh vị, cũng là hiện tượng Hóa Lộc và Hóa Khoa dung hợp nhau.

Khí kim của Hóa Lộc và khí mộc của Hóa Khoa sẽ xung khắc nhau, cho nên, dục vọng kiếm tiền sẽ không như trường hợp Hóa Lộc độc tọa, thường thường có thể xảy ra tình trạng “ham muốn loạn xạ, không có mục đích rõ rệt”. Do lí trí của Hóa Khoa sẽ phát huy kịp lúc, mộc của Hóa Khoa có thể diễn biến thành một hình tượng, thực lực nội tại, tức là cấu trúc thành tác dụng bảo vệ đến nơi đến chốn, đương nhiên, tính chất tiêu cực “mang lỗi lầm đổ thừa người khác” cũng sẽ thấy được “cường hóa”. Cho nên, lúc Hóa Kị [đại vận] công phá Hóa Lộc [năm sinh] ở cung tài bạch của nguyên cục, đó gọi là "lợi lộc làm cho thần trí mê muội", lúc này, công dụng của sao B Hóa Khoa là giữ lập trường của nó, ngoài việc giữ vững thu nhập cơ bản, còn bị sao A (Hóa Lộc đang bị Hóa Kị phá) gây náo loạn, làm hao tổn sức mạnh. Nếu sao A lớn hơn sao B, thì e rằng Hóa Khoa không đủ sức cứu vãn! Lúc này mệnh vận mà mệnh tạo sẽ đối mặt là nên giữ bình an, mà đừng mong mỏi nhiều quá vào chuyện tăng thêm phúc lộc (thu nhập sẽ thấy bị giảm bớt).

Như đã thuật, lúc cung tài bạch có tứ hóa [năm sinh] mà còn tự hóa, là chủ về sẽ có kiêm nhiệm hoặc làm thêm công việc, làm nghề phụ. Giả thiết cung tài bạch thấy sao A Hóa Lộc, sao B Hóa Khoa, mà can cung khiến sao A tự Hóa Kị, như vậy cũng sẽ có hiện tưọng kiêm nhiệm hoặc làm thêm công việc, làm nghề phụ. Nhưng đừng vì tự Kị phá Lộc [năm sinh] mà cảm thấy chán nản, còn phải truy xem can cung tài bạch phi Hóa Lộc nhập vào cung nào, nếu ở “ngã cung” (không bao gồm cung tật ách), thì cũng luận “đắc” mà không luận “thất”. Lúc Hóa Kị [đại vận] phá Hóa Lộc [năm sinh] ở cung tài bạch, nếu phi Hóa Lộc nhập “ngã cung", đó không phải là hiện tượng xấu hoàn toàn, nhưng trong đại vận này vẫn sẽ có biến động bất an. Ứng nghiệm trong thực tế là đả phá tính mộng ảo của sao A Hóa Lộc rồi “tổ chức lại” thành một cục diện khác tương đối có lợi hơn cho mệnh tạo. Lúc đó, sao B Hóa Khoa, đương nhiên sẽ chủ trì rất hữu lực việc khiến cho cục diện mới được ổn định; nói cho cùng, Hóa Khoa chính là sự dung hợp của các trạng thái khác nhau.

Trường hợp sao A Hóa Lộc [năm sinh] sẽ thấy có tính chuộng hư vinh, trường hợp sao B Hóa Khoa sẽ thấy có cảm giác vinh dự, cả hai phối hợp với nhau để gìn giữ "sĩ diện" (dung hợp hai trạng thái khác nhau); còn chỗ mâu thuẫn là, sao B Hóa Khoa sẽ dùng thái độ lí tính kiềm chế sao A Hóa Lộc, khiến mệnh tạo không đến nỗi quá khoa trương, làm giảm bớt mộng tưởng hư danh hư lợi, sẽ thấy có thái độ thực dụng hơn và thu hẹp khoảng cách giữa mộng tưởng và hiện thực. Nhưng trường hợp Hóa Lộc và Hóa Khoa tụ tập ở cung tài bạch, công việc và nơi làm việc của mệnh tạo thường thường là nghề nghiệp vừa có danh vừa có lợi (ví dụ như, hiệu trưởng, trưởng phòng giáo vụ, người trong giới văn nghệ và văn hóa, tổng biên tập, giám đốc công ti, luật sư, kế toán trưởng, giáo viên nổi tiếng của trường chuyên hay giáo viên các chuyên ngành, người chế tác các tiết mục được nhiều người ưa thích trên đài truyền hình, nhà thiết kế tạo mẫu nhãn hiệu, v.v...). Nhưng điều phải xem xét là, đẳng cấp nghề nghiệp và chức nghiệp cấp cao hay thấp, được quyết định ở tính của các sao và cách cục của cung quan lộc, cho nên không loại trừ mệnh tạo có thể là người làm việc trong lãnh vực tài chính tiền tệ, thậm chí có sở trường về kinh tế tài chính!

Ý nghĩa của Hóa Khoa và Hóa Kị đồng cung:

Thủy sinh mộc, lấy mộc làm mục tiêu để nói, ngoại trừ công dụng hóa giải sự lo lắng của thủy, thủy còn có thể nuôi dưỡng mộc, cho nên lúc phân tích mệnh bàn, Hóa Khoa có thể giải họa hoạn do Hóa Kị xung kích, còn có thể được Hóa Kị làm mạnh thêm khí thế của Hóa Khoa. Cho nên khi giải thích hiện tượng của tổ hợp Hóa Khoa và Hóa Kị đồng cung, chúng ta không chỉ xét ở mặt tiêu cực là công dung hóa giải tai ách của chúng, mà còn phải xét ở góc độ tích cực. Hóa Khoa sau khi bị Hóa Kị xung kích sẽ có thu hoạch mang tính tích cực; ứng nghiệm trong cuộc sống là, mệnh tạo có một nghề sở trường, và cũng có đủ sự nhẫn nại. Vì khí thủy không ngừng làm cho khí mộc ngày càng mạnh.

Cung mệnh có Hóa Khoa là chủ về hình tượng bề ngoài, xét ở góc độ tích cực là nghiêm trang đạo mạo, xét ở góc độ tiêu cực là không bị người ta ghét; thường là người có phong độ tiêu sái, tự nhiên, không gò bó, và đoan chính. Còn cung quan lộc thấy Hóa Khoa là người có nội hàm, biết bồi bổ tâm hồn, làm cho tâm hồn đẹp sáng; trong đó còn có tính chất tránh họa và ít khi gây ra tai họa; ngay cả trường hợp bị Hóa Kị công kích, vẫn có thể dùng bản lãnh và trí tuệ“ dĩ tứ lượng bạt thiên cân” để hóa giải tai ách. Nhưng người cung quan lộc thấy Hóa Khoa thường thường không được xem trọng bằng người cung mệnh thấy Hóa Khoa. Vì sau khi tiếp cận họ mới cảm nhận được "cái đẹp” nội tại của mệnh tạo; còn khuyết điểm của họ là cố chấp thủ cựu, không thể thích nghi với trào lưu thời đại để tiếp thu cái mới, là người thiên về phòng thủ mà không tích cực tiến thủ.

Cung tài bạch chủ về thái độ biểu hiện, và phưong cách mưu sinh. Người có Hóa Khoa ở cung tài bạch, thường là người có sở học chuyên môn, cách ứng đối ở đời hợp cách, thấu hiểu nhân tình thế thái hơn người bình thường, trọng điểm của họ là ở cách đối nhân xử thế và biểu hiện sở trường chuyên môn, làm cho người ta cảm thấy họ là người vững vàng, tín nhiệm được.

Thế nào là Kị phá Lộc?

Nếu Hóa Lộc [năm sinh] ở cung thiên di, còn Hóa Kị [năm sinh] ở cung mệnh; lúc này, Hóa Lộc và Hóa Kị tuy ở vị trí đối nhau, nhưng Hóa Kị [năm sinh] sẽ không công kích hướng Hóa Lộc [năm sinh] ở cung thiên di. Vì cung thiên di có Hóa Lộc [năm sinh] là mệnh tạo có chí hướng, có khát vọng, nguyện vọng, là một viễn cảnh tương lai đầy hi vọng; còn Hóa Kị ở cung mệnh, đó là mệnh tạo bắt buộc phải chịu đựng đắng cay, khổ sở, ủy khúc, có thể nói là tình nguyện tiếp nhận, vì họ tràn đầy hi vọng ở tương lai. Khi luận giải kết cấu này, có lúc họ sẽ đạt thành tâm nguyện, lúc đó phải xem cung thiên di là “ngã cung”, đó là vì Hóa Kị ở “ngã cung”.

Ngược lại, nếu Hóa Lộc [năm sinh] ở cung mệnh, còn cung thiên di có Hóa Kị [năm sinh] tọa thủ, vậy lúc này phải xem cung thiên di là “tha cung”, nhưng Hóa Kị ở “tha cung" sẽ xung kích hướng “ngã cung”, tạo thành hiện tượng Kị phá Lộc. Lúc cung mệnh bị xung kích, sẽ làm cho sự thăng bằng của cung mệnh bị phá hoại, ứng nghiệm trong cuộc sống hiện thực là, mệnh tạo ý thức được hay cảm thấy lo lắng. Lúc Hóa Kị [năm sinh] ở cung thiên di xung phá Hóa Lộc [năm sinh] ở cung mệnh, sẽ vì tính chất khác nhau của sao hóa mà có luận giải khác nhau. Nếu Hóa Lộc [năm sinh] nhập vào cung vị thuộc thủy, sẽ phá hoại hình tượng của mệnh tạo, còn có thể gây tổn thương tình cảm, tình yêu, thậm chí là hôn nhân; vì cung mệnh là cung vị phúc đức của cung phu thê. Tức quan hệ thân mật khó tiếp tục, nếu còn ở với nhau, hình trượng của mệnh tạo trong lòng người phối ngẫu đã không còn như trước, họ không còn cảm thấy hạnh phúc, cho nên khả năng chia tay hoặc li hôn cực cao.

Nếu Hóa Lộc và Hóa Kị [năm sinh] chia ra ở cung phúc đức và cung tài bạch, như vậy Hóa Lộc và Hóa Kị sẽ không “đấu nhau”, mà sẽ có tác dụng khích lệ lẫn nhau. Dù Hóa Lộc và Hóa Kị không xung kích lẫn nhau, nhưng Hóa Kị [năm sinh] nên ở cung tài bạch, còn Hóa Lộc [năm sinh] nên ở cung phúc đức, vì cung phúc đức thấy Hóa Kị, tâm tình sẽ có khuynh hướng không vui, hay rầu lo và suy hơn tính thiệt; đối với vận tình cảm hôn nhân phần nhiều cũng không thuận lợi toại ý. Trường hợp Hóa Lộc [năm sinh] ở cung phúc đức, còn Hóa Kị [năm sinh] ở cung tài bạch sẽ thấy vui vẻ hơn nhiều, tuy hoàn cảnh kiếm tiền sẽ gặp trở lực, không được thuận lợi, hoặc có được phú quý trong khó khăn và gian khổ, kiếm được tiền trong tình hình rối loạn, hoặc kiếm được tiền nhờ lách pháp luật; tính khá thực dụng, có thể bị xem là “thương tiền như mạng sống”. Nhưng, cung phúc đức có Hóa Lộc [năm sinh] là chủ về lòng đầy hi vọng và lạc quan; nguyên nhân của hi vọng là tin tưởng “Hóa Kị [năm sinh] ở cung tài bạch nhất định sẽ phát huy được bản lãnh kiếm tiền”.

Nếu Hóa Lộc và Hóa Kị chia ra ở cung huynh đệ và cung nô bộc, nhất định sẽ “đấu nhau”; bởi vì cung huynh đệ và cung nô bộc đều là “tha cung”, Hóa Kị nhất định sẽ xung kích Hóa Lộc. Người có kết cấu này, cung nào bị xung kích cũng sẽ làm cho mệnh tạo bị tổn thất, đó có thể là tình thân, tình bạn, sức khỏe, tiền bạc. Muốn biết tình hình sự cố nặng nhẹ thế nào, phải xem xét hiện tượng phản ứng dây chuyền của tứ hóa.

Thế nào là Song Kị?

Giả thiết mệnh tạo sinh năm Mậu, ở cung Tí có Thiên Cơ Hóa Kị [năm sinh], lúc đến lưu niên Mậu Tí (2008), cung mệnh của lưu niên nhập cung Tí, vậy trong lưu niên Mậu Tí sẽ gặp Thiên Cơ Song Kị? Đáp án là “không”, bởi vì thiên bàn xạ ảnh lên nhân bàn chỉ là “thùy tượng” của các sao; trừ phi ở can cung đại vận khiến tứ hóa [đại vận] kích động Thiên Cơ, nếu không, trong lưu niên Mậu Tí mệnh tạo chỉ gặp vận lưu niên Thiên Cơ Hóa Kị, chỉ bị ảnh hưởng trong một thời gian ngắn, phúc hay họa đều có mức độ không lớn. Cùng một lí, nếu sinh năm Ất, Thiên Cơ Hóa Lộc ở cung Tí, trong vận lưu niên Mậu Tí (2008), cũng không bị Hóa Lộc chuyển sang Hóa Kị (Song Kị), mà chỉ là Thiên Cơ Hóa Kị [lưu niên], cho nên gặp tình trạng này các bạn không nên hoang mang. Giả thiết ông B sinh năm Ất, ở cung Sửu có Thiên Cơ Hóa Lộc và Thái Âm Hóa Kị, đây có phải là Hóa Lộc chuyển sang Hóa Kị (Song Kị) không? Đáp án cũng là “không”, vì Thiên Cơ và Thái Âm là hai sao riêng biệt, cho nên Thiên Cơ Hóa Lộc là một chuyện, còn Thái Âm Hóa Kị là một chuyện khác. Hai mật mã này tuyệt đối không trộn lẫn thành một được.

Lộc Kị chiến khắc là gì?

"Lộc Kị chiến khắc” là một trường hợp phi hóa đặc biệt. Theo nguyên tắc thông thường trong Khâm Thiên môn, nếu một cung nào đó phát xạ Lộc và Kị nhập vào cùng một cung, thì Lộc và Kị này sẽ thành “Song Kị”; còn lúc hai cung khác nhau, một cung phi Hóa Lộc, một cung khác phi Hóa Kị nhập vào cùng một cung, tượng này gọi là "Lộc Kị chiến khắc”; còn về kết quả của “Lộc Kị chiến khắc” thì phải xem cùng nhập cung nào để luận giải cho thích đáng.

Trường hợp hai cung khác nhau, một cung phi Hóa Lộc, một cung phi Hóa Kị nhập vào cùng một cung, thành tượng “Lộc Kị chiến khắc”.

Ví dụ A:

Cung mệnh phi Hóa Lộc nhập cung phu thê, là chủ về mệnh tạo yêu quý người phối ngẫu; cung tài bạch lại phi Hóa Kị nhập cung phu thê, là ý tượng: tiền kiếm được mệnh tạo đều giao hết cho người phối ngẫu.

Cung mệnh, cung phu thê và cung tài bạch là thuộc cung “nhất hàm tam, tam đồng ư ngũ”, vì cung tài bạch là cung vị phu thê của cung phu thê, tức là hình ảnh của mệnh tạo. Vì vậy tượng này tuy là hai cung khác nhau, một cung phi Hóa Lộc, một cung phi Hóa Kị nhập vào cùng một cung, thành “Lộc Kị chiến khắc”, nhưng ý tượng này là mệnh tạo yêu người phối ngẫu, tiền kiếm được mệnh tạo đều giao hết cho người phối ngẫu. Nói một cách khác, vì mệnh tạo yêu nàng (chàng) là mệnh tạo “mắc nợ” nàng (chàng), đây thuộc về trường hợp bản thân mệnh tạo cam tâm tình nguyện; vả lại, vì cung bị xung là cung quan lộc, nên chỉ là, người phối ngẫu không có trợ lực cho mệnh tạo về sự nghiệp mà thôi, chớ không phải loại “Lộc Kị chiến khắc" gây tổn thất.

Ví dụ B:

Cung mệnh phi Hóa Lộc nhập cung tài bạch, là chủ về mệnh tạo kiếm tiền dễ được như ý muốn; nhưng cung nô bộc phi Hóa Kị nhập cung tài bạch, thì chủ về bạn bè làm hao tài của mệnh tạo (vì cung tài bạch là cung vị điền trạch của cung nô bộc).

Cung mệnh, cung tài bạch và cung quan lộc là cung tam hợp, cung mệnh phi Hóa Lộc nhập cung tài bạch, là cung tam hợp phi hóa nhập cung tam hợp, cung tam hợp thuộc về “động", là ý tượng: tuy mệnh tạo rất biết kiếm tiền, nhưng kiếm được tiền hay không, còn chưa định. Cung nô bộc là “tha cung” lại phi Hóa Kị nhập cung tài bạch, cho nên trường hợp này cũng là hai cung khác nhau phi hóa, một cung phi Hóa Lộc, một cung phi Hóa Kị nhập vào cùng một cung, thành “Lộc Kị chiến khắc”; Lộc là “nhân”, còn Kị là “quả”, "Lộc đi theo Kị”. Vì cung nô bộc phi Hóa Kị là cung vị điền trạch của cung nô bộc, là ý tượng: mệnh tạo đi kiếm tiền nhập vào “kho” của bạn bè, đương nhiên là tượng hao tài.

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ