By Tử Vi Chân Cơ|
15:48 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái
PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢI PHI CUNG HÓA TƯỢNG
Nguyên tắc phi phục:
Trước tiên cần phải nhắc lại một điều, như bạn đọc đã biết, tứ hóa là dụng thần của Bắc phái Đẩu Số, theo Khâm Thiên môn, tứ hóa bao gồm ba lọại chính: tứ hóa của can năm sinh, tứ hóa phi cung, tự hóa. Tứ hóa [năm sinh] là sinh ra đã có, nó là “thế” của tượng, còn tứ hóa phi cung và tự hóa, đều là “dụng” của tượng, là biến số của hậu thiên. Vì vậy trong Khâm Thiên môn, ngoại trừ phạm vi “tự hóa”, còn có thuyết “tứ hóa phi phục”. Gọi “phi”, chính là tứ hóa phi cung, tức can cung phi hóa, tượng của nó rõ ràng, có thể thấy; còn “phục” là nói về tứ hóa [năm sinh], vì chúng dựa theo thiên can năm sinh mà hóa nhập nguyên cục, nếu không va chạm hiện tượng tứ hóa giao dịch (tứ hóa phi cung và tự hóa), thì động thái của chúng sẽ ẩn đi, không hiển hiện, nên gọi là “phục”.
Do đó bất luận xem xét một cung nào trên mệnh bàn, muốn biết duợc tình trạng cát hung họa phúc, tiến thoái đắc thất mà nó biểu hiện, về cơ bản phải dựa vào vấn đề đang được hỏi là gì, để định cung “lập cực” (lập thái cực), tức định điểm tứ hóa phi cung (tức là cung phát xạ, bao gồm cung phi hóa và cung tự hóa), trước tiên quan sát xem bản cung có tứ hóa [năm sinh] hay tự hóa không, sau đó dựa vào can cung phi hóa mà xem tượng về người, sự việc, vật mà nó sản sinh, để tham chiếu tổng hợp mà luận đoán. Dưới đây lấy mối quan hệ tối quan trọng của một người là “tài, quan” để làm ví dụ thuyết minh:
(1) Cung tài bạch:
Muốn biết mệnh tạo có cách cục “tiền bạc” tốt hay xấu, cần phải lấy “cung tài bạch của nguyên cục” lập thái cực, rồi phối hợp hóa tượng của “cung chức hoán vị" để quan sát.
Tức muốn biết thực lực kiếm tiền của môt người, phương cách kiếm tiền hoặc lối dùng tiền của họ, thì phải dùng cung tài bạch, bản cung tự là thể và dụng, lấy “phi cung hóa tượng” của cung tài bạch làm điểm quy chiếu, xem tứ hóa [can cung] rơi vào cung nào để luận đoán.
Giả thiết muốn biết tài vận và tình hình quản lí tiền bạc của một người, thì cần phải dùng “phi cung hóa tượng" của cung vị quan lộc (tức cung mệnh) của cung tài bạch làm điểm quy chiếu, xem tứ hóa [can cung] rơi vào cung nào để luận đoán.
Muốn biết tình hình vốn liếng tiền bạc, thì phải dùng “phi cung hóa tượng" của cung vị tài bạch (tức cung quan lộc) của cung tài bạch làm điểm quy chiếu, xem tứ hóa rơi vào cung nào để luận đoán.
(2) Cung quan lộc:
Muốn biết cách cục sự nghiệp của mệnh tạo tốt hay xấu, thì phải lấy cung quan lộc của nguyên cục lập thái cực, rồi phối hợp với hóa tượng của “cung chức hoán vị” xem tứ hóa [can cung] rơi vào cung nào, thùy tượng thế nào để luận đoán.
Muốn biết năng lực làm việc của mệnh tạo, hoàn cảnh hữu hình và bối cảnh vô hình của sự nghiệp ưu hay liệt, thì phải dùng cung quan lộc tự làm thể và dụng, lấy tứ hóa [can cung] của nó làm điểm quy chiếu, xem tứ hóa [can cung] rơi vào cung vị nào của cung quan lộc để luận đoán.
Nếu muốn biết tình trạng qua lại giữa mệnh tạo với đồng sự hoặc giữa mệnh tạo với ngân hàng, thì phải dùng tứ hóa [can cung] của cung vị huynh đệ (tức cung điền trạch) của cung quan lộc làm điểm quy chiếu, xem tứ hóa [can cung] của nó rơi vào cung vị nào để luận đoán, vì cung vị huynh đệ của cung quan lộc là sự nghiệp của người hợp tác.
Kế đến, nguyên tắc phi hóa của “tứ hóa phi cung”, Đẩu Số nhấn mạnh sự biến hóa của “Dịch”, Dịch là âm dương vậy. dương chủ về động, âm chủ về tĩnh.
Lấy “tứ hóa phi cung" để nói, nếu cung A là cung phát xạ, phi hóa tượng đến cung B, gọi là “giao dịch". Đối với cung A, tượng “giao dịch” này gọi là “hóa xuất”; đối với cung B, tượng “giao dịch” này gọi là “hóa nhập". Nếu tượng “giao dịch” là Lộc, Quyền, Khoa, phi đến cung B mà gây ảnh hưởng tới đối cung (cung C) thì gọi là "chiếu". Nếu tượng “giao dịch” là Kị, phi đến cung B mà gây ảnh hưởng tới đối cung (cung C) thì gọi là “xung”. Do cung A là cung phát xạ, phi hóa tượng đến cung B, hình thành tình huống hai cung “giao dịch”, nên hai cung này cũng thành là hình thức âm dương của nhau, hợp lại là thái cực, là thành tượng (tức A + B = tượng).
Ví dụ như:
Cung phu thê phi Hóa Kị nhập cung thiên di, tức cung phu thê + cung thiên di = tượng Kị. Cung phu thê + cung thiên di: người phối ngẫu có thể là người xứ khác; tượng Kị: chủ về ở bên ngoài gặp nhiều biến động hoặc không thuận lợi; tổng hợp ý tượng là người phối ngẫu có thể là người xứ khác, người này phải đi nơi khác mưu sinh, nhưng hoàn cảnh bên ngoài nhiều biến động hoặc không thuận lợi, kiếm tiền khá vất vả.
Ví dụ khác:
Tượng “giao dịch” là Kị, phi hóa đến cung B mà gây ảnh hưởng tới đối cung (cung C), gọi là “xung". Cung B xung cung C là cung thiên di xung cung mệnh, tức cung phu thê phi Hóa Kị nhập cung thiên di và xung cung mệnh, cung phu thê và cung mệnh cũng cấu tạo thành hình thức âm dương, Kị xung là chủ về hung; đây tức là cung vị tài bạch (cung thiên di) của cung phu thê xung cung vị phúc đức (cung mệnh) của cung phu thê, hình thành tình trạng cát hung đối với nhau.
Từ hai ví dụ trên có thể thấy, muốn vận dụng Đẩu Số Khâm Thiên môn, trước tiên phải biết chính xác đang xem việc gì để lấy cung đó lập thái cực, không được hỗn loạn. Ngoài ra, thể và dụng phải phân biệt rõ ràng, lúc này đương nhiên, việc lấy tượng để luận sự tình sẽ không sai lệch, nếu không, lúc luận đông lúc luận tây, rối tung cả lên.
Giả thiết cung A phi Hóa Kị nhập cung B, mà cung B có Hóa Kị [năm sinh] tọa thủ lại tự Hóa Lộc phải luận giải thế nào?
Ví dụ, cung mệnh phi Hóa Kị nhập cung phu thê, mà cung phu thê có Hóa Kị [năm sinh] tọa thủ, nhưng lại tự Hóa Lộc. Đây là vấn đề phi cung hóa tượng liên can cả tam dịch là “giao dịch”, “bản dịch” và “biến dịch”.
Trong ví dụ này, cung mệnh phi Hóa Kị nhập cung phu thê, mà cung phu thê có Hóa Kị [năm sinh] tọa thủ lại tự Hóa Lộc; Hóa Kị [năm sinh] ở cung phu thê chủ về “mắc nợ” người phối ngẫu, trước khi kết hôn thì sinh hoạt tình cảm đã có nhiều sóng gió, nên kết hôn muộn; Hóa Kị [năm sinh] ở cung phu thê còn là ý tượng: trong sự nghiệp người phối ngẫu không trợ lực cho mệnh tạo; hơn nữa, ra ngoài làm việc cũng không được thuận lợi, còn gặp nhiều biến động, nên đi làm hưởng lương là tốt nhất.
Ngoài ra, cung mệnh phi Hóa Kị nhập cung phu thê, là ý tượng: mệnh tạo quản thúc người phối ngẫu, giữa vợ chồng dễ xảy ra tranh chấp cãi vã. Nêu gặp cung phu thê có Hóa Kị [năm sinh] lại tự Hóa Lộc, là ý tượng: mệnh tạo đối xử không tốt với người phối ngẫu, nhưng người phối ngẫu lại đối xử tốt với mệnh tạo. Kị của hậu thiên xung phá Kị tiên thiên là “Song Kị”, ở đây vốn có tượng li hôn, nhưng do người phối ngẫu lấy nhu (tự Hóa Lộc) khắc cương (Kị),vẫn đối xử tốt với mệnh tạo, khiến bản thân mệnh tạo tự cảm thấy có lỗi với người phối ngẫu.
Hỏi:
Xem tứ hóa [năm sinh] thì lấy cung nó tọa thủ làm trọng tâm, còn tứ hóa phi cung (phi hóa) và tứ hóa vận hạn thì lấy cung nó chiếu hay xung làm chủ, không biết có đúng không?
Trả lời:
Khâm Thiên môn nhấn mạnh việc dùng “tứ hóa tam dịch” để luận đoán một cách chỉnh thể; điểm quan trọng là xem “cách” và xem hành hạn, phải phân biệt rõ ràng, mới có thể luận đoán được cát hung họa phúc. Chớ không phải chỉ là “xem tứ hóa [nǎm sinh] thì lấy cung nó tọa thủ làm trọng tâm, còn tứ hóa phi cung và tứ hóa vận hạn thì lấy cung nó chiếu hay xung làm chủ".
Nguyên tắc luận đoán của Khâm Thiên môn không có gì huyền bí khó hiểu, mà trọng tâm là nằm ở chỗ tam bàn “thiên địa nhân” hợp nhất, nguyên cục thuộc “thiên”, đại vận bàn thuộc “địa”, lưu niên bàn thuộc “nhân”. Đại vận, lưu niên, lưu nguyệt; lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật cũng đều là tam bàn “thiên địa nhân” hợp nhất. “Thiên” và “địa” là cấu tạo thành tự nhiên, đời người sống trong “thiên địa”, “thiên địa" có thể ứng nghiệm ở bản mệnh, nếu chỉ có một mình “thiên” cũng không được, cho nên "thiên” phải hợp nhất với “nhân”, tức là tìm sự việc ở trong vật (tìm thời gian ứng nghiệm cát hung); còn “địa” thì chứa vạn sự, định số ở trong “địa”, cho nên “địa” là then chốt để “nhân” ứng nghiệm cát hung, đây là thủ pháp Đẩu Số tam dịch thiên địa nhân hợp nhất của Khâm Thiên môn.
Kế đến, “thủ tượng, ứng số” cũng là một loại thủ pháp “tứ hóa tam dịch”, vì hành hạn vốn là bàn về thời gian và không gian có thể xảy ra cát hung họa phúc, cho nên về thủ pháp có nguyên tắc hướng lên để tìm không gian (thủ tượng), hướng xuống để tìm thời gian (ứng số).
Nguyên tắc thuật ở trên cần phải dựa vào các phép tắc như “tam dịch hợp nhất”, “cung chức hoán vị”, "cung trùng điệp”, và “Lộc Kị truy tung” (truy tìm dấu vết của Lộc Kị), từ đó rút ra để diễn dịch phân tích.
Lưu niên (định thời gian) đến (trùng điệp với) cung của đại vận, xem cung của đại vận là cung nào của nguyên cục để định sự kiện (tức không gian hay phạm vi xảy ra sự kiện), đây vốn là hai “mã" của sự kiện. Lúc vận dụng tứ hóa phải dựa vào một cấp để quản cấp còn lại, nguyên tắc trình tự rất rõ ràng, không được phi hóa loạn xạ, mà tạo thành tình hình Lộc Quyền Khoa Kị ùn ùn phi xuất. Lưu niên phi hóa nhập đại vận, phải hướng về đại vận để “thủ tượng" mà “ứng số" ở lưu nguyệt; lúc này đại vận đóng vai trò trung gian, cho nên lưu niên và đại vận định vị trí khác nhau, không được luận giải lẫn lộn thành một.
Hỏi:
Tứ hóa của nguyên cục có thể xung lưu niên không, và ngược lại?
Trả lời:
Tứ hóa của nguyên cục là “tứ hóa [năm sinh]“ hoặc “các cung của nguyên cục phi hóa”. Do “tứ hóa [năm sinh]“ là cái vốn có, thuộc về bất biến, tiên thiên, nên gọi là “phục tượng“; còn “các cung của nguyên cục phi hóa“ là tượng hậu thiên, nên gọi là “phi tượng“; hai thứ có bản chất khác nhau.
Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, “tứ hóa [năm sinh)" rơi vào cung nào, chỉ dùng để quan sát “cách” tiên thiên của mệnh tạo; còn “các cung của nguyên cục phi hóa” thì phải phân chia rõ ràng là xem “cách” hay xem “hành hạn”; xem “cách” thì lấy cung A tự làm thể và dụng, lấy cung B nơi tứ hóa quy nhập để xem “cách” hậu thiên của cung A; còn xem “hành hạn” thì theo nguyên tắc lấy nguyên cục quản đại vận và ứng ở lưu niên. Đương nhiên lúc xem “hành hạn” có thể xung, nhưng chỉ một số ít ngoại lệ, lưu niên xung nguyên cục thì gọi là “nhỏ xung lớn", thương tổn khá nghiêm trọng; còn nguyên cục xung lưu niên thì gọi là “lớn xung nhỏ", thì thương tổn nhẹ.
Hỏi:
Tứ hóa [can cung] chuyển phi hóa cùng loại, kiểu chuyên phi hóa này là dùng trong bàn một tầng, hay dùng trong bàn ba tầng? Ví dụ như lưu niên có Kị [can cung] chuyển phi hóa đến đại vận bàn, rồi từ đại vận bàn chuyển đến nguyên cục; hoặc từ nguyên cục chuyển đến đại vận, đại vận lại chuyển về lưu niên; xin hỏi có quy tắc gì không?
Trả lời:
Tứ hóa [can cung] chuyển phi hóa cùng loại, tức Lộc [can cung] chuyển phi Hóa Lộc, Quyền chuyển phi Hóa Quyền, Khoa chuyển phi Hóa Khoa, Kị chuyển phi Hóa Kị. Tình huống này chỉ dùng ở nguyên cục mà thôi.
(1) Ví dụ thực tế:
Nếu cung mệnh phi Hóa Khoa nhập cung phu thê, cung phu thê cũng phi Hóa Khoa nhập cung mệnh, cung vị phu thê (tức cung tài bạch) của cung phu thê cũng phi Hóa Khoa nhập cung phu thê, như vậy phải luận giải thế nào? Có phải người phối ngẫu sẽ là quý nhân trong tương lai của mệnh tạo không? Nhưng cung phu thê lại có Thái Âm tự Hóa Quyền và Văn Xương Hóa Kị, thì thế nào?
Thực ra, phi cung hóa tượng này chẳng phức tạp, vấn đề là nhìn từ góc độ nào để phân tích. Nếu nắm được góc độ chính xác đương nhiên sẽ không xảy ra tình trạng bối rối. Căn cứ vào tình huống cung phu thê có Thái Âm tự Hóa Quyền và Văn Xương Hóa Kị thì mệnh tạo sinh năm Tân; cung mệnh là can Canh ở cung Tí có Cự Môn, Hữu Bật; cung phu thê là can Mậu ở cung Tuất có Thái Âm, Văn Xương; cung tài bạch là can Bính ở cung Thân, vô chính diệu. (Xem hình 1)
Hình 1
Xin phân tích mệnh bàn như sau:
(1) Ý nghĩa cơ bản của Hóa Khoa:
- Chủ về thi cử, công danh.
- Thông minh, học rộng.
- Chủ về danh tiếng, danh vọng, trọng sĩ diện, thanh bạch.
- Bình ổn, thuận lợi, nho nhã, thiện duyên, chất phác, sở trưòng về lập kế hoạch (công tác kế hoạch), Lộc và Khoa đều thuộc về thiện duyên, thích cho ra, vui với điều thiện, có hàm ý cái sáng xủa đuổi cái tối, trong thuận cảnh thì mình hay giúp người khác, lúc gặp nghịch cảnh thì có người đến giúp mình.
- Chủ về quý nhân giải nguy, có liên quan đến sức khỏe.
- Phong độ, phong tình, quan tâm, quý trọng, nhớ chuyện cũ, hòa mục (phong độ: phong thái của hành vi, cử chỉ biểu hiện bên ngoài của phái nam; phong tình: vẻ phong nhã và tình cảm hàm súc bên trong của phái nữ).
(2) Cung mệnh phi Hóa Khoa nhập cung phu thê:
Là tình duyên với đối tượng hôn phối khá đẹp, sẽ hướng dẫn, quan tâm chăm sóc người phối ngẫu, là quý nhân của người phối ngẫu. Khoa chủ về quý nhân, nhập cung phu thê, dễ phạm đào hoa hoặc có người thứ ba xen vào. Khoa nhập cung phu thê chiếu cung quan lộc, là ý tượng: sự nghiệp bình ổn, thuận lợi.
(3) Cung phu thê phi Hóa Khoa nhập cung mệnh:
Là ý tượng: tình cảm vợ chồng tốt đẹp, đối xử với nhau hòa hợp, vợ chồng đều có duyên với người khác giới.
(4) Cung tài bạch phi Hóa Khoa nhập cung phu thê:
Là ý tượng: tiền bạc bình ổn, người phối ngẫu là quý nhân; cách cục thích hợp đi làm hưởng lương, làm ăn bình ôn, phần lớn đều không thâm vốn (với điều kiện tuyến “phu quan" không được tự hóa).
Loại phi cung hóa tượng này phải chia thành hai góc độ khác nhau để luận giải, hơn nữa, có tự hóa thì sẽ có biến hóa thay đổi.
- Lấy cung mệnh và cung phu thê để luận giải:
Cung mệnh phi Hóa Khoa nhập cung phu thê, cung phu thê cũng phi Hóa Khoa nhập cung mệnh, là ý tượng: tình duyên của mệnh tạo và người phối ngẫu tuy khá đẹp, nhưng cung phu thê tự Hóa Quyền và tự Hóa Kị, nên chủ về cá tính của người phối ngẫu khá mạnh, tính tình hấp tấp, nóng này, ưa ganh đua, không chịu thua ai, còn dễ trở mặt, có lí thì nói không rõ, lại nổi giận lên mà gây gổ. Tự Hóa Quyền và tự Hóa Kị sẽ mang đến cung quan lộc rồi quay lại xung cung phu thê, là ý tượng: sẽ ảnh hưởng đến tình cảm và cách đối đãi giữa vợ chồng.
- Lấy cung tài bạch và cung phu thê để luận giải:
Cung phu thê là cung vị thiên di của cung quan lộc, là ý tượng: sự nghiệp mở rộng ở bên ngoài. Cung tài bạch phi Hóa Khoa nhập cung phu thê, là ý tượng: sự nghiệp ở bên ngoài hay công việc kiếm tiền bình ổn. Nhưng cung phu thê tự Hóa Quyền và tự Hóa Kị là hay nổi giận lên mà gây gổ; tự Hóa Quyền và tự Hóa Kị sẽ mang đến cung quan lộc, về công việc thường chỉ uổng phí sức lực, làm nhiều mà hưởng ít, dễ gặp sóng gió, vất và mà thu hoạch không được bao nhiêu.
(2) Ví dụ thực tế:
Giả thiết cung phúc đức có Hóa Kị [năm sinh] tọa thủ, lại phi Hóa Kị nhập cung tài bạch, phi Hóa Kị này có ảnh hưởng thế nào?
Thực ra vấn đề này thuộc về quan niệm căn bản của phi tinh tứ hóa. Mệnh bàn thực tế như sau: (Xem hình 2)
Cầm một mệnh bàn trong tay, đương nhiên phải quan sát và phân tích theo một trình tự nhất định, nhưng hiện không phải là chủ đề chính, nên xin lược bớt, bạn đọc có thể thử tự mình quan sát tượng trong mệnh bàn theo trình tự. Bây giờ chúng tôi xin phân tích những điểm chính yếu của vấn đề nêu trên như sau:
Trước tiên quan sát thấy mệnh tạo là người sinh năm Đinh Mão, lai nhân cung ở cung huynh đệ, tam hợp của cung huynh đệ là cung tật ách và cung điền trạch có ảnh hưởng lẫn nhau, đều có liên quan đến tài bạch, cơ thể, hôn nhân.
Hình 2
Hóa Kị [năm sinh] ở cung phúc đức:
Cung phúc đức chủ về phúc khí, là cung vị đạo đức (xem phẩm tính, đức tính, tâm tính); là cung vị chủ về hưởng phước và thù tạc; chủ về nhân sinh quan tích cực, tiêu cực, lạc quan, bi quan, yếm thế, tự kỉ, v.v.. đều có liên quan đến cung phúc đức. Cung phúc đức còn là cung vị “nhân quả": Trên thừa hưởng tổ nghiệp, tổ đức thừa thiếu thế nào, cũng chủ về mộ tổ; chủ về nhân quả đời trước của bản thân; dưới để lại phúc ấm cho con cháu; cho nên còn gọi là cung vị “tạo hóa”: là tích đức, tích phúc, hành thiện, có thể cải sửa và tái tạo mệnh vận.
Tứ hóa [năm sinh] thuộc thùy tượng tiên thiên, Hóa Kị [năm sinh] tọa ở cung nào, tức là “mắc nợ” cung đó. Mệnh tạo có Hóa Kị [năm sinh] tọa cung phúc đức, là ý tượng: người này khá thật thà, ngại va chạm, sợ chuốc thị phi, sợ phạm sai lầm, phần nhiều là người tầm thường, hay lo lắng, tự tìm phiền não, dễ có lối suy nghĩ không thoáng, hay đầm đầu vào những vấn đề không giải quyết được, có khuynh hướng mắc chứng ưu uất; hôn nhân không mấy tốt đẹp, vật dục mạnh, hay tính toán, so bì, tự tư nhưng không hại người; không có phúc ấm của tổ tiên, cần phải bố thí tạo phước nhiều để tiêu trừng hiệp chướng, cũng thuộc cách vất vả.
Kế đến, cung phúc đức có Cự Môn, Thiên Hình; Cự Môn thuộc Quý thủy, thuộc âm, là sao thuộc Bắc Đẩu, là thần cai quản miệng lưỡi, hóa khí làm “ám”, chủ về thị phi, còn gọi là “Cách Giác sát”, chủ về đổ kị và đa nghi. Cự Môn cũng chủ về ngầm lo lắng, là tượng trưng của tranh cãi thị phi, có tính hay nói lảm nhảm. Ngoài ra, Cự Môn Hóa Kị chủ về điều tiếng, lại gặp Thiên Hình chủ về dễ xảy ra tai ách lao ngục.
Cung phúc đức có Cự Môn Hóa Kị xung cung tài bạch, chủ về tài vận hậu thiên không tốt. Cung phúc đức cũng là cung vị điền trạch của cung huynh đệ lập cực, là “kho tiền” (tài khố) của anh em mệnh tạo, nên tình hình gia vận cũng không tốt; nhập cung vị điền trạch còn chủ về anh cả trong nhà không yên ổn.
Cung phúc đức vốn có Hóa Kị tiên thiên, Hóa Kị hậu thiên lại nhập cung tài bạch, gặp Hóa Quyền [năm sinh], Hóa Kị này cùng với Hóa Kị [nặm sinh] gộp thành một khí mà phi xuất, sau khi nhập cung tài bạch thì thành cục diện “Quyền Kị giao chiến”, chủ về phàm chuyện gì cũng phải hao tốn sức lực, làm nhiều mà hưởng ít, nhiều sóng gió, vất vả mà thu hoạch chẳng được bao nhiêu. Vì vậy ý tượng là phúc bạc (nên hành thiện tích âm đức nhiều), cơ thể hư nhược, không giữ tiền được, xem nặng tiền bạc, tổn phúc, không giữ được phúc ấm của tổ tiên, ưa hưởng thụ kiểu “thấu chi” (ăn trước trả sau), hôn nhân đối đãi không tốt.
Xem xét ở góc độ khác, Lộc Kị là một nhóm, cung phúc đức có Cự Môn Hóa Kị [năm sinh], Thái Âm Hóa Lộc [năm sinh] ở cung mệnh của nguyên cục, Lộc là “nhân” còn Kị là “quả”, “quả” phúc đức của mệnh tạo không tốt là do duyên khởi ở bản thân, cũng có liên quan đến phái nữ. Mặt khác, cung phúc đức có Hóa Kị [năm sinh], đối cung có Hóa Quyền [năm sinh], bản cung và đối cung là âm dương, đương nhiên ảnh hưởng nhau tuyệt đối. Trung gian của Quyền và Kị là ở Khoa, Thiên Cơ Hóa Khoa [năm sinh] cũng ở cung mệnh, có thể nói tính tới tính lui vấn đề đều xuất phát từ bản thân.
Ngoài những điều đã thuật ở trên, những ý tượng khác trong mệnh bàn cũng đã cho thấy mệnh tạo về tiền bạc, cơ thể, hôn nhân đều có ý tượng không tốt, nếu bạn đọc có hứng thú, xin hãy thử tự quan sát xem sao.
Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số
Phản hồi từ học viên
5
(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)