By Tử Vi Chân Cơ| 09:02 25/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CUNG TỰ HÓA

Lúc (A) cung nô bộc có Hóa Lộc [năm sinh] lại thấy tự Hóa Kị, và (B) cung nô bộc có Hóa Kị [năm sinh] lại thấy tự Hóa Lộc, sẽ xảy ra hiện tượng giống nhau không? Lúc Hóa Lộc [năm sinh] gặp tự Hóa Kị, về quan niệm, là có Hóa Lộc [năm sinh] ở trước, còn tự Hóa Kị là ở sau; hoặc có ý tượng Hóa Lộc [năm sinh] ở bên ngoài, còn tự Hóa Kị thì ở trong. Trong các tiết mục liên quan đến “cung tự hóa”, chúng tôi đã nhiều lần đề cập trường hợp tự hóa sẽ bắn đến đối cung, và trong trường hợp nào thì “bắn mà không bay đến". Nhưng bất luận là bắn đến hay không bắn đến đối cung, chỉ cần có tự hóa thì nhất định sẽ có tình huống nào đó xảy ra.

Cho nên lúc (A) cung nô bộc có Hóa Lộc [năm sinh] lại tự Hóa Kị, sẽ có “hiện tượng của" Hóa Lộc [năm sinh], và cũng sẽ có hiện tượng của “tự Hóa Kị”, còn thêm hiện tượng của quan hệ giữa Hóa Lộc và Hóa Kị. Còn lúc (B) Hóa Kị [năm sinh] lại tự Hóa Lộc, sẽ có hiện tượng của Hóa Kị [năm sinh] và hiện tượng của tự Hóa Lộc, và hiện tượng của quan hệ giữa Hóa Kị và Hóa Lộc.

Cho nên nếu nghiên cứu tỉ mỉ hai trường hợp (A), (B) sẽ phát giác hiện tượng xảy ra hoàn toàn khác nhau; ngay cả trường hợp Hóa Lộc [năm sinh] lại tự Hóa Kị và Hóa Kị [năm sinh] lại tự Hóa Lộc” cũng có hiện tượng khác nhau. Nói về trường hợp cung nô bộc có Hóa Lộc [năm sinh] lại tự Hóa Kị là hiện tượng Hóa Lộc chuyển sang Hóa Kị, là đối xử tốt với bạn bè, nhưng người nhận lãnh ân huệ lại lấy "lấy oán báo đức”, gây bất lợi cho mệnh tạo; Hóa Lộc [năm sinh] sẽ bị tự Hóa Kị xâm thực mất (kim sinh thủy), còn tự Hóa Kị thì sẽ đẩy ra đối cung, khiến cho cung huynh đệ “bị thương”. Còn cung nô bộc có Hóa Kị [năm sinh] lại tự Hóa Lộc, là ý tượng: mệnh tạo cho rằng không cần nghĩ nhiều về mình, nhưng bạn bè lại khá quan tâm mệnh tạo, có điều, cách biểu đạt của họ không được thỏa đáng, cho nên giữa hai bên có sự ngăn cách, hơn nữa tố chất và địa vị xã hội của bạn bè không được cao, cho nên đối với mệnh tạo ít thấy có trợ lực..., mà "tự Hóa Lộc” là sử dụng lực không thích đáng, có ý định phủ lên Hóa Kị [năm sinh]. (Xin nhắc lại, lúc cung nô bộc có Hóa Kị [năm sinh] vốn sẽ bắn ra đối cung, tức cung huynh đệ sẽ bị thương.)

Cho nên trường hợp cung có Hóa Kị [năm sinh] lại tự Hóa Lộc đối với mệnh tạo mà nói, bạn bè càng trợ giúp thì mệnh tạo càng bận rộn, càng tệ hơn; bất luận là họ giả dối hay xuất phát từ chân tình, đối với mệnh tạo mà nói, đều làm cho rối loạn thêm (lí luận là Hóa Kị thuộc thủy, còn Hóa Lộc thuộc kim, lúc kim ở phía sau đấy thủy, sẽ khiến cho thủy thế càng lớn, vì kim sẽ sinh thủy...), cho nên đối với cung huynh đệ, là “bị thương” đến hai lần. Đây là thuật tóm tắt tình hình xảy ra ở cung nô bộc (tha cung). Lúc Hóa Lộc [năm sinh] tự Hóa Kị, hoặc Hóa Kị [năm sinh] tự Hóa Lộc xảy ra ở cung mệnh, các bạn sẽ thấy phương thức luận giải “ngã cung" rất khác với phương thức luận giải “tha cung".

Ví dụ thực tế:

Lúc cung điền trạch thấy Hóa Quyền [năm sinh], mà can của cung khiến sao Hóa Quyền lại tự Hóa Lộc, đó là điềm tượng kiếp này có thể thực hiện ước mơ thành người giàu có. Ví dụ, Liêm Trinh Hóa Lộc, Phá Quân Hóa Quyền ở cung điền trạch là cung Dậu; vậy người này phải sinh năm Giáp, can cung điền trạch ắt là Quý Dậu, sẽ khiến Phá Quân Hóa Quyền lại tự Hóa Lộc. (Xem hình 1)

Hình 1 - Phá Quân Hóa Quyền lại tự Hóa Lộc

Có thuyết cho rằng, sao Hóa Lộc lại tự Hóa Lộc, thì sẽ triệt tiêu lực tác động của Hóa Lộc. Giả thiết trong ví dụ này, Liêm Trinh Hóa Lộc gặp can cung phi hóa khiến Liêm Trinh lại tự Hóa Lộc, thông thường ý tượng là: Trong cuộc đời, năm này qua năm nọ sẽ tiêu hao dần lực tác động của Hóa Lộc. Xin cử ví dụ để thuyết minh, Liêm Trinh Hóa Lộc, Phá Quân Hóa Quyền, can cung khiến Phá Quân lại tự Hóa Lộc, ở đây lại không lo có tình trạng "triệt tiêu”, mà là sẽ phát dương quang đại gia vận từ di sản được thừa kế, nhờ kinh doanh khấm khá mà tăng thêm.

Lúc sao Hóa Lộc [năm sinh] gặp can cung khiến nó lại tự Hóa Quyền, ý tượng của nó sẽ khác với trường hợp Hóa Quyền [năm sinh] gặp can cung khiến nó lại tự Hóa Lộc. Nhưng hiện tượng này lúc xảy ra ở “ngã cung” thì cũng luận giải khác với trường hợp xảy ra ở “tha cung”. Vì tự hóa có cơ chế của nó, tự hóa là phản ứng tác động của tứ hóa [năm sinh], hoặc là phản ứng tác động của tứ hóa [đại vận]. Trở lại ví dụ ở trên, nếu cung điền trạch thấy:

(1) Hóa Quyền lại tự Hóa Lộc:

- Hiện tượng tứ hóa [năm sinh] và tự hóa xảy ra ở “ngã cung", tác dụng của Hóa Quyền quay lại giao cho Hóa Lộc, tức là lúc nỗ lực kinh doanh sẽ sáng lập ra một sự nghiệp mới tốt đẹp. Ngoài rạ, Hóa Quyền có công dung bảo vệ Hóa Lộc không bị Hóa Kị làm thay đổi tính chất, và còn có năng lực biến thành thực tế, cho nên đây là ý tượng: mệnh tạo chỉ cần “gieo trồng” thì sẽ có “thu hoạch lớn".

- Vì biến động thay đổi xảy ra ở “ngã cung", nên không thể vì tự hóa mà thành quả chảy ra ngoài, vì vậy mệnh tạo sẽ có con cháu làm vẻ vang, chớ không phải “phá gia chi tử”.

- Cũng có ý tượng bất động sản tǎng giá, tức tăng thêm tài phú!

(2) Hóa Lộc lại tự Hóa Quyền:

- Mệnh tạo là người hoàn thành được tâm nguyện, có thể thực hiện được ước mơ tự mua bất động sản hoặc tậu dựng nhà cửa. Mệnh tạo mua nhà là để hoàn thành tâm nguyện có một gia đình ấm áp, hạnh phúc; nhờ có nỗ lực thực tế mà có được những điều mình muốn, dù không có di sản thừa kế.

- Vì hiện tượng này xảy ra ở “ngã cung", là cung điền trạch, cho nên đó cũng là thành quả của mệnh tạo do bản thân đã nỗ lực. Đương nhiên ngoài những điều kể trên còn có những ứng nghiệm khác ở tầng thâm sâu hơn. Huống hồ còn phải căn cứ vào ý tượng của các sao trong cung mới có thể luận giải một cách tỉ mỉ.

Nếu hiện tượng (1) và (2) xảy ra ở cung tử nữ, thì lại không tốt. Vì đó là cung hoan lạc, chủ về chi ra và tiêu xài, hơn nữa nó còn đại biểu cho con cái, cho nên không thể dời cơ chế tự hóa ở cung điền trạch sang vận dụng ở cung tử nữ. Lúc hiện tượng tự hóa xảy ra ở “tha cung”, một trong những hàm ý của nó là phân biệt sự kiện xảy ra ở mệnh tạo hay ở người khác!

Như đã thuật ở tiết ý nghĩa của hiện tượng phi Hóa Kị nhập cung phụ mẫu, can cung nào đó khiến sao ở cung phụ mẫu Hóa Kị và xung cung tật ách, đây là “nhược cung” hoặc là cung dễ xảy ra vấn đề. Ví dụ cung tử nữ phi Hóa Kị nhập cung phụ mẫu, có thể sẽ hội xuất hiện tình trạng:

(1) Lúc mang thai dễ xảy ra vấn đề.

(2) Nhiều khả năng bị lưu sản hoặc phá thai.

(3) Thể chất của bé không tốt, thậm chí là yểu mạng.

Nhưng nếu các bạn chỉ khư khư mang những kiến giải ở trên để luận giải mệnh bàn, tuy không phải là sai, nhưng thiếu tường tận. Do đại đa số đều nhắm hướng tiêu cực, nên hễ thấy kết cấu này thì nhất định nói là không tốt. Nhưng nếu lấy mệnh tạo làm bản vị, là xuất phát điểm, trong trường hợp đứa bé còn sống thì sẽ như thế nào? Vì vậy, ngoài ba mục (1), (2), (3) đã thuật ở trên, các bạn phải thêm vào mục (4) con cái là người thiện lương, hiếu thuận với cha mẹ (cách lí giải ý tượng này chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết khác). Ở đây chúng tôi xin nhấn mạnh một điều, liên quan đến hiện tượng tứ hóa, phi hóa và tự hóa, ắt sẽ có các sự cố có thể xảy ra, hoặc sinh ra những ảnh hưởng khác nhau trong vận trình; tuy chúng là trọng tâm lúc luận giải mệnh bàn, nhưng không phải ảnh hưởng toàn bộ quá trình của các hành hạn, vì còn có các sao và các cung không bị tứ hóa tác động. Trong quá trình cuộc sống chúng vẫn phát huy công dụng và sức ảnh hưởng, bởi vì cuộc sống vốn rất phức tạp, trong buồn có vui, trong vui có buồn, buồn vui lẫn lộn... các tình trạng này đều có thể tồn tại song song, một nhà Đẩu Số cao thủ phải biết phân tích mệnh bàn một cách toàn thể. Hơn nữa, giả thiết cung mệnh có sao A Hóa Kị [năm sinh], can cung khiến sao B Hóa Quyền, về cá tính sẽ khác hoàn toàn với trường họp sao A Hóa Kị [năm sinh], can cung khiến sao A lại tự Hóa Quyền.

Rất nhiều người nghiên cứu Tử Vi Đâu Số Tứ Hóa phái cảm thấy mơ hồ, mất phương hướng đối với việc định vị can cung tự hóa. Nếu các bạn định nghĩa nó là "cơ chế phòng vệ” thì tình hình sẽ rõ ràng hơn; có thể nói đây là động thái phản ứng, cũng có người giải thích nó là cung “tiết khí". Nhưng xin các bạn đừng cho rằng “tiết khí" là “chuyện xấu". Nếu trong một cung không có tứ hóa [năm sinh] hoặc tứ hóa [đại vận], có thể trực tiếp xem xét vấn đề tự hóa không? Về lí luận là không được. Nhưng nếu cung này là cung mệnh, cung quan lộc hay cung tài bạch của đại vận, thì phải xét đến vấn đề tự hóa. Vì ba cung này tương quan mật thiết với cuộc sống thường ngày. Còn nếu cung phu thê không có tứ hóa [năm sinh] hoặc tứ hóa [đại vận] thì có luận đến vấn đề tự hóa không? Đáp án khẳng định là không. Giả thiết trong thực tế mệnh tạo đã kết hôn, vậy tình trạng vợ chồng tác động lẫn nhau nhất định sẽ có, cho nên một khi đã kết hôn, thì đương nhiên đã khởi động hệ thống can cung tự hóa. Ngoài ra, can cung lưu niên phi tú hóa cũng có thể khởi động hệ thống can cung tự hóa.

Ví dụ như một chàng trai đang đi trên đường vào ban đêm, đột nhiên bị một người phụ nữ ôm hôn, lúc đó động tác phản ứng của chàng trai sẽ như thế nào? Vấn đề này phải căn cứ hiện tượng tự hóa để luận giải; tùy theo cung tự Hóa Lộc, tự Hóa Quyền, tự Hóa Khoa, hay tự Hóa Kị mà chàng trai sẽ có động thái phản ứng khác nhau.

Một người cung mệnh có Hóa Kị [năm sinh], sẽ chủ về không thích giao du, cũng không thích nói chuyện với người lạ, trong đoàn thể cũng sẽ không bộc lộ bản thân; gặp tình trạng bị đối xử vô lí, tuy trong lòng có tính toán nhưng sẽ nhịn, không nói ra; nhưng trường hợp có tự Hóa Kị thì sẽ không thấy hiện tượng “nuốt nước mắt, nhịn nhục". Cung tài bạch có Hóa Quyền là người giỏi kiếm tiền, việc gì cũng cố sức làm cho tốt, lấy thái độ nghiêm túc để thực hiện chớ không nói suông; họ làm việc tích cực, chăm chỉ để tạo dựng sự nghiệp; nhưng lúc sao Hóa Quyền trong cung tài bạch lại tự Hóa Quyền, sẽ có hiện tượng thế nào? Trước tiên để sang một bên khoan bàn đến tính của sao, chỉ nói về trường hợp Hóa Quyền lại tự Hóa Quyền, đây là hiện tượng triệt tiêu tác dụng của Hóa Quyền, nhưng triệt tiêu là một quá trình, chớ không phải hễ thấy Hóa Quyền lại tự Hóa Quyền thì không nói đến tác dụng của nó. Tức là, biểu hiện của mênh tạo trong nghề nghiệp, ngoại trừ các ý tượng của Hóa Quyền [năm sinh], tình trạng Hóa Quyền lại tự Hóa Quyền còn có thể là ý tượng:

- Chỉ cầu có cơ hội làm việc mà không xem trọng chuyện kiếm được tiền hay không.

- Xem làm việc là cơ hội để khiêu chiến với thử thách mà không tính toán so đo sẽ kiếm được bao nhiêu tiền.

- Làm việc rất nỗ lực và khổ sở mà thu nhập chẳng được bao nhiêu.

Tức là người có Hóa Quyền [năm sinh] ở cung tài bạch đối với công việc nhất định sẽ lấy thái độ nghiêm túc để làm việc, tất nhiên cũng có được thù lao khá cao, nhưng có thành cự phú hay không, hoặc có tích lũy được tiền hay không, thì phải xem xét cung khác để luận đoán; còn người có Hóa Quyền lại tự Hóa Quyền, ngoài chuyện rất nỗ lực, không nhất định họ sẽ kiếm được tiền, vì người này chỉ biết xông tới, mà bất cần có kiếm được tiền hay không, thậm chí còn không tính toán so đo kiếm được tiền nhiều hay ít, cũng có thể xảy ra tình trạng kiếm được bao nhiêu xài hết bấy nhiêu. Đưong nhiên nhất định phải xem xét tính của sao mới biết được chân tướng! Hóa Quyền lại tự Hóa Quyền sẽ không mang ưu điểm của Hóa Quyền [nǎm sinh] để dùng cho bản thân, mà mang tác dụng của Hóa Quyền [năm sinh] làm tiêu hao dần!

Người có Hóa Kị [năm sinh] ở cung mệnh khác vói người cung mệnh có Hóa Khoa và Hóa Kị [năm sinh], chỗ tương đồng của họ là đều thuộc loại người trầm mặc, nhưng người cung mệnh có Hóa Khoa và Hóa Kị [năm sinh] lúc gặp chuyện sẽ căn cứ vào lí lẽ để tìm sự đồng thuận, tuy không phải cật lực tranh đấu, nhưng sẽ không im lặng.

Hóa Kị [năm sinh] ở cung mệnh là người có vận đi xa, nhưng người có Hóa Khoa và Hóa Kị ở cung mệnh thì khác. Lực “dịch động” của Hóa Kị có thể bị Hóa Khoa chuyển hóa, cho nên sẽ giảm bớt cơ hội “dịch động”. Nhưng người có Hóa Khoa và Hóa Kị thường thường là thiên về kĩ thuật; có điều chỉ căn cứ cung mệnh có Hóa Kị [năm sinh] thì không cách nào đoán ra được nghề nghiệp thích hợp.

Trường hợp Hóa Kị lại tự Hóa Khoa khác với trường hợp có Hóa Kị và Hóa Khoa [năm sinh], vì “tự Hóa Khoa” của trường hợp trước có tác dụng ngược lại Hóa Kị, cho nên cũng không thể căn cứ vào đây để luận đoán nghề nghiệp, nhưng lúc gặp chuyện cả hai trường hợp đều có chỗ giống nhau là, sẽ căn cứ vào lí lẽ để tìm sự đồng thuận!

Lúc ứng dụng tứ hóa, can cung tự hóa và phi hóa để đoán mệnh, bạn phải có sự mẫn cảm cao độ, vì dễ rơi vào tình trạng tứ hóa “loạn phi", dễ xuất hiện mâu thuẫn trong lí luận giải đoán. Xin đơn cử một ví dụ thực tế, nữ mệnh có cung tử nữ phi Hóa Kị nhập cung mệnh, còn cung điền trạch tự Hóa Kị. Về lí thuyết, cung tử nữ phi Hóa Kị nhập cung thiên di và xung cung mệnh hoặc cung tử nữ phi Hóa Kị nhập cung mệnh, đều chủ về bản thân không những không thích mà còn ghét sự kiện đào hoa, nhưng cung điền trạch của người phụ nữ này lại tự Hóa Kị, tình hình có thể như sau:

- Sau khi nam nữ giao du thân mật, không nhấn mạnh chuyện kết hôn.

- Chủ về đối tượng đào hoa là người chưa kết hôn (lúc giao du là độc thân, dù đã từng có tình yêu hay đã từng kết hôn nhưng sau đó li hôn).

- Chủ về đối tượng có thể là người đã từng có gia đình (đã có con).

Luận đoán về vận đào hoa sau khi kết hôn là lấy cung điền trạch làm chủ. Trong ví dụ trên, bà X đã kết hôn một lần, chồng của bà đã từng thất bại hôn nhân một lần, bà quen biết người này trước khi ông ta li hôn, nhưng không qua lại gần gũi, sau khi ông ta li hôn họ mới chính thức kết hôn, sau khi kết hôn thì chồng của bà có tình nhân ở bên ngoài, tình hình khá nghiêm trọng, bà cảm thấy lo lắng bất an. Sau đây là nội dung lời phê đã được bà nghiệm chứng và xác nhận là đúng (theo yêu cầu của mệnh chủ, xin không công bố rõ mệnh bàn và một số chi tiết khác...): Lúc bà X và chồng chính thức trở thành tình nhân, lúc đó ông ta đã li hôn, trước đó bà đã từng giao du rất thân mật với một người bạn trai khác (trước khi kết hôn bà đúng là có quan hệ nam nữ, lúc đó bà với người chồng sau chỉ là bạn bè thông thường), nhưng vì quan hệ với bạn trai dần dần trở nên lạnh nhạt, và vì duyên phận giữa bà và người chồng sau sâu đậm hơn, nên bà đã chọn ông, người phụ nữ này có quan niệm nam nữ chỉ cần hợp nhau thì đến với nhau, có kết hôn hay không đều không quan trọng, nhưng thực ra bà không đủ thoải mái như vậy!

Sau khi có con thì tình hình chán ghét sự kiện đào hoa lên đến cực điểm, trước khi có con, bà còn tin rằng ông ấy dần dần sẽ cắt đứt mối quan hệ với người con gái đó, nhưng sau khi có con, bà không cách nào nhịn được chuyện chồng có người tình nhân ở bên ngoài. Mỗi một cá nhân ở trong hoàn cảnh thời gian khác nhau, lập trường sẽ thay đổi từ đó sinh ra quan niệm khác nhau, cho nên một phụ nữ có vận đào hoa cũng sẽ chán ghét chuyện đào hoa, điều này phải căn cứ vào xu hướng của mệnh bàn và quá trình biến động thay đổi trong cuộc sống để tìm ra nguyên nhân.

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ