By Tử Vi Chân Cơ| 20:14 24/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

QUAN HỆ GIỮA CAN CUNG MỆNH VÀ CỤC NGŨ HÀNH

Cục số ngũ hành là một trong những nhân tố quyết định sân khấu cuộc đời của mệnh tạo lớn hay nhỏ. Mỗi một cục số, ví dụ như: thủy nhị cục, gồm có 6 hình thái: Giản hạ thủy, Đại khê thủy, Trường lưu thủy, Thiên hà thủy, Tuyền trung thủy, Đại hải thủy. Suy nghĩ về tên của chúng, “Đại hải thủy” tất nhiên lớn hơn “Giản hạ thủy" rất nhiều. Ngoài ra, cục số ngũ hành còn có thể định hướng về tâm tính của mệnh tạo.

* Cung mệnh của người Kim Tứ Cục:

(1) Hải Trung Kim:

Kim tứ cục ở cung Tí và cung Sửu là Hải trung kim tứ cục, can cung mệnh là Giáp Tí hay Ất Sửu.

Ý tượng của Hải trung kim:

- Có thể lấy ngọc trai trong bụng con trai để hình dung, nó là vật quý nhưng cần phải gặp người có tâm phát hiện, chiếu cố, đề bạt.

- Là người có tính khí trầm và trụ.

- Phú bẩm khí chất ưu tú, nhưng có khuynh hướng bị động, cần phải dựa vào sự trợ giúp của ngoại lực mới phát huy được thực lực.

- Tâm cơ kín đáo, nhưng bất kể trong đời có được gặp tri kỉ hay không, thông thường họ khó phát huy thực lực nội tại của bản thân.

- Tinh thần dễ sa sút, suy nhược, bởi vì kim sinh thủy, thủy lại quá nhiều, muốn thoát ra tình trạng này phải hao tốn rất nhiều trí lực và thể lực.

(2) Kim Bạc Kim:

Kim tứ cục ở cung Dần và cung Mão là Kim Bạc Kim tứ cục, can cung mệnh là Nhâm Dần, Quý Mão.

Ý tượng của Kim Bạc Kim:

Kim Bạc Kim là vàng dát mỏng như tờ giấy, thông thường dùng để trang trí tượng Phật hoặc các đồ trang sức khác, gọi là “dát vàng”.

- Dễ uốn nắn, có thể trải qua sự học tập và rèn luyện để thích ứng với các loại nghề nghiệp.

- Cá tính nhu thuận, ý thức về "cái tôi” không cao.

- Có khuynh hướng chạy theo thời thượng, có tính hay dựa dẫm, thích trang điểm bề ngoài để tăng thêm hào quang của bản thân.

(3) Bạch Lạp Kim:

Kim tứ cục ở cung Thìn và cung Tị là Bạch Lạp Kim tứ cục, can cung mệnh là Canh Thìn và Tân Tị.

Ý tượng của Bạch Lạp Kim:

- Chất phác, thuần chân, cởi mở, sảng khoái.

- Phong cách hành sự không được tỉ mỉ, thiếu tế nhị.

- Cá tính minh bạch, không giả dối, tuy thông minh nhưng còn phải tôi luyện thêm.

(4) Sa Trung Kim:

Kim tứ cục ở cung Ngọ và cung Mùi là Sa Trung Kim tứ cục, can cung mệnh là Giáp Ngọ, Ất Mùi.

Ý tượng của Sa Trung Kim:

- Cần phải trải qua tôi luyện mới thành thành nhân tài, tức là trong cuộc đời phải gặp trắc trở, khốn đốn, mới có thành tựu.

- Về cá tính thường có khuyết điểm đầu voi đuôi chuột, mơ hồ thiếu rõ ràng, hoặc tâm có dư mà lực không đủ.

(5) Kiếm Phong Kim:

Kim tứ cục ở cung Thân và cung Dậu là Kiếm Phong Kim tứ cục, can cung mệnh là Nhâm Thân, Quý Dậu.

Ý tượng của Kiếm Phong Kim:

- Phần nhiều là người có tài năng trác việt, có bản lãnh tự đột phá với chính mình, có thể sáng tạo ra cục diện mới.

- Hành sự quyết đoán, cương nghị, có chí hướng lớn, có tính cầu tiến hơi thái quá hoặc quá bức thiết.

- Có thể làm được những điều không thể, nên thường trở thành nhân tài trong các lãnh vực chuyên môn, bản thân tôi luyện càng nhiều thì bản lãnh càng thâm sâu, tố chất chuyên nghiệp càng cao.

(6) Thoa Xuyến Kim:

Kim tứ cục ở cung Tuất và cung Hợi là Thoa Xuyến Kim tứ cục, can cung can mệnh là Canh Tuất, Tân Hợi.

Ý tượng của Thoa Xuyến Kim:

- Thuộc mẫu người văn nhã, thích yên tĩnh, diện mạo không tệ, cá tính nhu thuận, nhưng thiếu hoạt bát.

- Có khuynh hướng định hình bản thân theo một “kiểu mẫu” nào đó, lúc vận dụng tài trí thường hay phụ thuộc vào người khác, thiếu khả năng khai sáng cục diện mới hoặc phát triển tài năng riêng của mình.

- Khá chuộng hư vinh, nhưng rất thực dụng.

* Cung mệnh của người Thổ Ngũ Cục:

(1) Bích Thượng Thổ:

Thổ ngũ cục ở cung Tí và cung Sửu là Bích Thượng Thổ ngũ cục, can cung mệnh là Canh Tí, Tân Sửu.

Ý tượng của Bích Thượng Thổ:

- Là người có ranh giới trong ngoài rõ ràng, hay che chở cho “người của mình”.

- Không thích bộc lộ bản thân, âm thầm hành sự, có thể cẩn thận thủ phận, không tranh công, không mang lỗi lầm đổ thừa cho người khác, người ngoài rất khó hiểu được cách suy nghĩ của họ.

- Cần phải dựa vào cái gì đó mới có thể đứng vững, dựa vào vật mạnh thì mạnh theo; nếu dựa vào vật yếu tuy tận trung với chức vị của mình nhưng cũng là thế yếu!

(2) Thành Đầu Thổ:

Thổ ngũ cục ở cung Dần và cung Mão là Thành Đầu Thổ ngũ cục, can cung mệnh là Mậu Dần, Kỉ Mão.

Ý tượng của Thành Đầu Thổ:

- Là người có tính nguyên tắc, cá tính cô độc, cao ngạo, không hợp quần thể.

- Có thể y vào kế hoạch mà hành sự, hoặc tuân thủ giới hạn của quy định, không vượt ra ngoài quy củ.

- Quá ư kiên trì và cố chấp, vì vậy có cơ hội thành tựu đại sự, hoặc sẽ là người cô độc và tự đánh giá cao về mình một cách ảo tưởng.

(3) Sa Trung Thổ:

Thổ ngũ cục ở cung Thìn và cung Tị là Sa Trung Thổ ngũ cục, can cung mệnh là Bính Thìn, Đinh Tị.

Ý tượng của Sa Trung Thổ:

- Thoạt nhìn có vẻ thiếu tập trung, nhưng trên thực tế lại tích lũy rất nhiều trí thức và kinh nghiệm của các bậc trưởng bối.

- Tâm tình hoặc cách ứng xử biến hóa đa đoan, lúc vận tốt thì giống như rồng bay trên trời, lúc gặp vận xấu thì giống như rồng ở bể cạn.

- Ngầm biểu thị phải trái qua sự phấn đấu, sau cùng mới thu được kết quả viên mãn.

(4) Lộ Bàng Thổ:

Thổ ngũ cục ở cung Ngọ và cung Mùi là Lộ Bàng Thổ, can cung mệnh là Canh Ngọ, Tân Mùi.

Ý tượng của Lộ Bàng Thổ:

- Phần nhiều phải trải qua sự đả kích của nghịch cảnh mới được thuận lợi.

- Người tọa mệnh ở các cung này phần lớn đều có tâm tính chất phác, rất có tiềm lực, biết sử dụng thời gian để bồi đắp cho bản thân; nếu họ biết nắm thời cơ thì sẽ phát đạt, còn để ngày tháng trôi qua một cách vô vị thì cuộc đời sẽ hoang phế!

- Người tọa mệnh thuộc Lộ Bàng Thổ ngũ cục thường có thành tựu khá muộn.

(5) Đại Dịch Thổ:

Thổ ngũ cục ở cung Thân và cung Dậu là Đại Dịch Thổ ngũ cục, can cung mệnh là Mậu Thân, Kỉ Dậu.

Ý tượng của Đại Dịch Thổ:

- Già dặn, vững vàng, hướng nội.

- Có tính tốt, hay lo cho mọi người mà không than oán.

- Chỉ cần sống khoáng đạt, lạc quan thì có thể thành tựu; nếu thiếu tích cực là tự giới hạn bản thân, thành người tầm thường.

(6) Ốc Thượng Thổ:

Thổ ngū cục ở cung Tuất và cung Hợi là Ốc Thượng Thổ ngũ cục, can cung mệnh là Bính Tuất, Đinh Hợi.

Ý tượng của Ốc Thượng Thổ:

- Là người giữ vững cương vị của mình, không chịu khuất phục.

- Có biểu hiện bề ngoài cứng cỏi, nhưng thực ra nội tâm khá mềm yếu, giống như miếng ngói không chịu nổi sự va chạm mạnh.

- Người tọa mệnh thuộc loại Ốc Thượng Thổ ngũ cục muộn thành công, thường thường phải trải qua nghịch cảnh mới có được.

* Cung mệnh của người Hỏa Lục Cục:

(1) Phích Lịch Hỏa:

Hỏa lục cục ở cung Tí và cung Sửu là Phích Lịch Hỏa lục cục, can cung mệnh là Mậu Tí, Kỉ Sửu.

Ý tượng của Phích Lịch Hỏa:

- Thế đến cực mạnh, đủ uy lực, có thể nói là chấn động bốn phương, đáng tiếc là giai đoạn sau lại thiếu sức mạnh.

- Người thuộc Phích Lịch Hỏa lục cục có tư duy mẫn tiệp, có đủ thế nhưng cần phải dựa vào lực bộc phát để hoàn thành; nếu không, tuy có thể chiếu sáng ngàn dặm, nhưng cũng chỉ giống như ánh chớp cực sáng nhưng mau chóng tàn lụi!

(2) Lô Trung Hỏa:

Hỏa lục cục ở cung Dần và cung Mão là Lô Trung Hỏa lục cục, can cung mệnh là Bính Dần, Đinh Mão.

Ý tượng của Lô Trung Hỏa:

- Là người có nhiệt tâm và nhiệt tình.

- Người có bụng dạ lớn thì thành tựu lớn, người có bụng dạ nhỏ thì thành tựu cũng nhỏ.

- Nếu họ dụng tâm theo chính đạo thì phần nhiều sẽ có thành tựu rất lớn, có thể trở thành nhân vật anh hùng; còn người không theo chính đạo thì lực phá hoại cũng mạnh, dễ trở thành là những người có vấn đề.

(3) Phú Đǎng Hỏa:

Hỏa lục cục ở cung Thìn và cung Tị là Phú Đăng Hỏa lục cục, can cung mệnh là Giáp Thìn, Ất Tị.

Ý tượng của Phú Đǎng Hỏa:

- Có cá tính quang minh lỗi lạc, là người có nhiệt tâm và nhiệt tình, có bụng dạ tốt, hay lo cho người khác.

- Nếu là người sinh vào ban ngày: dũng cảm, hào sảng, chí khí lớn, bụng dạ rộng rãi, có tinh thần trách nhiệm, nhưng ưa biểu hiện bản thân, thường có thái độ thái quá hoặc bất cập, không hợp cách.

- Nếu là người sinh vào ban đêm: cá tính khá văn nhã, thích yên tĩnh, không ưa biểu hiện bản thân, nhưng lúc cần thiết thì đáp ứng, biểu hiện ôn hòa, có bụng dạ hay lo cho người khác.

(4) Thiên Thượng Hỏa:

Hỏa lục cục ở cung Ngọ và cung Mùi là Thiên Thượng Hỏa lục cục, can cung mệnh là Mậu Ngọ, Kỉ Mùi. Hỏa lục cục thuộc can Mậu Ngọ là chỉ mặt trời, còn hỏa lục cục thuộc can Kỉ Mùi là chỉ mặt trăng.

Ý tượng của Thiên Thượng Hỏa:

- Quang minh lỗi lạc, bác ái, công chính.

- Người thủ mệnh ở cung Ngọ: có ý niệm bác ái, công chính ở trong lòng, nhưng thường không nghĩ đến sự cảm thụ và mức độ tiếp nhận của đối tượng.

- Người thủ mệnh ở cung Mùi: âm nhu, hiền hòa, có lòng yêu thương kiểu bị động, nhưng thiếu nhiệt tình, tâm trạng hay trồi sụt thất thường.

(5) Sơn Hạ Hỏa:

Hỏa lục cục ở cung Thân và cung Dậu là Sơn Hạ Hỏa lục cục, can cung mệnh là Bính Thân, Đinh Dậu.

Ý tượng của Sơn Hạ Hỏa:

- Dễ gặp thời vận xấu, giống như vận động viên bóng rổ có tư thế rất đẹp, nhưng lại khó xông tới làm bàn.

- Là người có bề ngoài cứng, nhưng bên trong thường cảm thấy trống rỗng.

- Nếu họ biết tiến thoái hợp thời cơ, và kích thích thực lực của bản thân thì không đến nỗi theo đuổi ảo mộng cao xa một cách đáng tiếc!

(6) Sơn Đầu Hỏa:

Hỏa lục cục ở cung Tuất và cung Hợi là Sơn Đầu Hỏa lục cục, can cung mệnh là Giáp Tuất, Ất Hợi.

Ý tượng của Sơn Đầu Hỏa:

- Nội tâm tuy trong sáng, nhưng bề ngoài thì u ám, cần phải điều chỉnh tâm tính cho khoáng đạt hơn, mới có thể tránh được tính hay oán than, nghi kị và ghét đời.

- Có lúc quá xung động, kịch liệt, hừng hực nhiệt tình, nhưng cuối cùng vẫn có thể bình tĩnh lại. Nếu người này có thể mang kinh nghiệm và trí tuệ của mình biến thành sự tu dưỡng, hành động đúng đắn, thì họ là mẫu người cơ trí, nếu không sẽ thành kẻ gian trá.

* Cung mệnh của người Mộc Tam Cục:

(1) Tang Đố Mộc:

Mộc tam cục ở cung Tí và cung Sửu là Tang Đố Mộc tam cục, can cung mệnh là Nhâm Tí, Quý Sửu.

Ý tượng của Tang Đố Mộc:

- Có nhiệt tâm theo kiểu bị động, cần tới mới đáp ứng, nhưng thường thường mất rồi mới tiếc, chẳng giỏi chọn lựa.

- Là người mang hết tâm lực để vào công việc.

- Chỉ cần trong lòng vui vẻ thần phục, thì họ sẽ tuân theo chỉ thị mà hoàn thành sứ mệnh.

(2) Tùng Bách Mộc:

Mộc tam cục ở cung Dần và cung Mão là Tùng Bách Mộc tam cục, can cung mệnh là Canh Dần, Tân Mão.

Ý tượng của Tùng Bách Mộc:

- Có tính chất càng gian khổ thì càng kiên định, càng hung hiểm thì càng trầm tĩnh, càng trắc trở thì càng dũng cảm.

- Bản thân giữ kỉ luật nghiêm minh, nhưng đối với người khác thì rộng rãi, sức chịu đựng khá mạnh.

- Có lòng tự tôn quá độ, vì vậy mặc cảm tự ti cũng nghiêm trọng.

(3) Đại Lâm Mộc:

Mộc tam cục ở cung Thìn và cung Tị là Đại Lâm Mộc tam cục, can cung mệnh là Mậu Thìn, Kỉ Tị.

Ý tưởng của Đại Lâm Mộc:

- Có sức mạnh tinh thần, hiền hòa, không cố chấp, không thích hành động một mình.

- Tâm chí cao, lúc gặp cảnh không thuận lợi cũng không đánh mất chí hướng.

- Nếu quá theo thói thường thì sẽ đánh mất bản ngã. Nói về cục, Đại Lâm Mộc xem trọng tinh thần đồng đội; còn Tùng Bách Mộc là cá nhân anh hùng; Tang Đố Mộc thì xem trọng tính kĩ thuật và công dụng của sự việc; Đại Lâm Mộc thì có bụng dạ rộng rãi hơn hai loại mộc vừa nói.

(4) Dương Liễu Mộc:

Mộc tam cục ở cung Ngọ và cung Mùi là Dương Liễu Mộc tam cục, can cung mệnh là Nhâm Ngọ, Quý Mùi.

Ý tượng của Dương Liễu Mộc:

- Cá tính nhu hòa nhưng không yếu đuối, có sức chịu đựngdẻo dai, và có sức bật dậy.

- Biểu hiện bề ngoài nhu hòa, khiêm cung, bên trong tâm tư tinh tế, thường vì hoàn cảnh thay đổi mà tình cảm cũng thay đổi theo, dễ bị nhân tố bên ngoài làm thay đổi sự chọn lựa.

(5) Thạch Lựu Mộc:

Mộc tam cục ở cung Thân và cung Dậu là Thạch Lựu Mộc tam cục, can cung mệnh là Canh Thân, Tân Dậu.

Ý tượng của Thạch Lựu Mộc:

- Bề ngoài bình thản, vững vàng, nhưng nội tâm thì hay nóng nảy, bực bội.

- Khá cố chấp, khó trò chuyện trao đổi với người khác.

- Cá tính quật cường, có thể vượt qua thử thách.

(6) Bình Địa Mộc:

Mộc tam cục ở cung Tuất và cung Hợi là Bình Địa Mộc, can cung mệnh là Mậu Tuất, Kỉ Hợi.

Ý tượng của Bình Địa Mộc:

- Thường là người có tài năng, có trí tuệ, nhưng khi chưa chuẩn bị tốt hoàn toàn họ sẽ giấu tài năng, không dễ gì lộ ra ngoài.

- Trước khi được xem trọng hoặc được người khác khẳng định, họ sẽ tuần tự tiệm tiến, rồi mới biểu hiện tài năng.

* Cung mệnh của người Thủy Nhị Cục:

(1) Giản Hạ Thủy:

Giản Hạ Thủy nhị cục chỉ xuất hiện ở cung Tí và cung Sửu, can cung mệnh là Bính Tí, Đinh Sửu.

Ý tượng của Giản Hạ Thủy:

- Cá tính kịch liệt, yêu ghét rất cực đoan.

- Có thể phát huy đến cực độ nghề chuyên môn, hay sở trường của mình.

- Rất khó có bụng dạ để mắt tới thiên hạ, khó có được khí khái hồn hậu.

- Dễ bất bình, dám khiêu chiến với hiện thực, nhưng cũng có thể đầu hàng hiện thực; về tính tình thường rất khó đoán, khó xác định.

(2) Đại Khê Thủy:

Đại Khê Thủy nhị cục chỉ xuất hiện ở cung Dần và cung Mão, can cung mệnh là Giáp Dần, Ất Mão

Ý tượng của Đại Khê Thủy:

- Thuộc mẫu người không kiên trì với kiến giải của chính mình, nhưng có thể tiếp thu tri thức, kiến giải, và kiến nghị của người khác để tạo ra tình thế có lợi cho bản thân. Có điều, khi họ đắc lí thì ít khi tha cho người khác.

- Cuộc đời của người này thường hay thay đổi với góc độ khá lớn; lúc vận xấu phần nhiều là người hữu danh vô thực.

(3) Trường Lưu Thủy:

Thủy nhị cục ở cung Thìn và cung Tị là Trường Lưu Thủy nhị cục, can cung mệnh là Nhâm Thìn, Quý Tị.

Ý tượng của Trường Lưu Thủy:

- Người tọa mệnh thuộc Trường Lưu Thủy có tượng phiêu bạc, xa rời quê hương.

- Về tình cảm phần nhiều khó tránh trường hợp vì tình thế bức bách mà phải đứt đoạn.

- Thường có hành động không thiết thực, đáng tiếc là hay vì tương lai mà hi sinh hiện tại, hoặc nhìn cao mà thiếu thực tế.

- Vì phong cách hành sự hoặc vì hoàn cảnh biến thiên, thường thường sẽ cắt đứt đường đi của bản thân, khiến cho trong lòng chỉ toàn là lời oán than, mà không cách nào quay đầu trở lại.

(4) Thiên Hà Thủy:

Thủy nhị cục ở cung Ngọ và cung Mùi là Thiên Hà Thủy nhị cục, can cung mệnh là Bính Ngọ, Đinh Mùi.

Ý tượng của Thiên Hà Thủy:

- Người tọa mệnh ở cung vị này phần nhiều đều có lòng bác ái công bình.

- Thường hay cho người khác mà không cần biết đối tượng có cần hay không.

- Trong sinh hoạt thực tế, thường sẽ khéo quá mà thành vụng, tuy rất nỗ lực nhưng lại vô bổ.

- Chỉ chú trọng hình thức, mà không suy nghĩ đến việc cần phải điều chỉnh phương pháp khi tình thế đòi hỏi.

(5) Tuyền Trung Thủy:

Thủy nhị cục ở cung Thân và cung Dậu là Tuyền Trung Thủy nhị cục, can cung mệnh là Giáp Thân, Ất Dậu.

Ý tượng của Tuyền Trung Thủy:

- Tâm tư khó đoán.

- Phần nhiều có phong cách hành sự khá bị động.

- Cách đối nhân xử thế lại khá tốt, có thể nói người này rất có nhiệt tâm giúp người khác.

(6) Đại Hải Thủy:

Thủy nhị cục ở cung Tuất và cung Hợi là Đại Hải Thủy nhị cục, can cung mệnh là Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Ý tượng của Đại Hải Thủy:

- Người tọa mệnh ở các cung này, cuộc đời dễ thăng trầm với biên độ lớn.

- Nếu thuộc cách cục lớn có thể thành là anh hùng hào kiệt.

- Người tọa mệnh ở cung vị này có điều kiện thành kẻ đại ác hay đại thiện, đại trung hay đại gian, đại phúc hay đại họa.

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ