By Tử Vi Chân Cơ| 15:38 26/04/2024|
Tứ Hóa Bắc Phái

QUAN HỆ GIỮA HÓA KỊ VÀ MỆNH VẬN

Tử Vi Đẩu Số lấy tứ hóa làm dụng thần, dụng thần là dựa vào các cung có tứ hóa phi phục để luận đoán cát hung họa phúc.

Tại sao tứ hóa phải phi cung? Bởi vì như vậy mới phù hợp đạo của “tam dịch”. “Tam dịch” là “bản dịch”, “biến dịch”; “giao dịch"; cho nên phương pháp vận dụng tứ hóa, đầu tiên cần phải phù hợp lí luận và nguyên tắc của “tam dịch" mới có thể vận dụng để luận đoán chính xác, dùng một cách vô ngại, nếu không, phi tinh đầy mệnh bàn, cả mệnh bàn toàn là tứ hóa, không hoa mắt cũng khó, làm sao cảm nhận được huyền cơ.

Tứ hóa của Đẩu Số là Hóa Lộc, Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị. Nói về phương pháp vận dụng tứ hóa, thì Hóa Kị là thường dùng nhất; về luận đoán, cũng có thể nhanh chóng nhìn ra vấn đề ở đâu. Đây là vì tính chất của Hóa Kị có đặc tính niêm dính, do đó Hóa Kị đến chỗ nào thì dính chỗ đó, dễ hiện ra vấn đề.

Lúc luận đoán, nếu luận Hóa Kị thì phải xem Hóa Lộc, chỉ xem xét Hóa Kị thì không cách nào phán đoán chính xác tình hình ngọn nguồn của cát hung họa phúc. Hóa Kị là vận dụng số thành “6” của Hà Đồ (thủy); Hóa Lộc là vận dụng số thành “9” của Hà Đồ (kim), “6” là thái âm, “9" là thái dương, âm dương giao nhau mới có biến hóa sinh thành; Hóa Quyền là vận dụng số thành “7" của Hà Đồ (hỏa); Hóa Khoa là vận dụng số thành “8” của Hà Đồ (mộc); “7” là thiếu dương, “8" là thiếu âm. Số thành “9”, “6”, “7”, "8” của Hà Đồ là thái dương, thái âm, thiếu dương, thiếu âm, tức là “tứ tượng”.Cộng số “9” với “6” là “15”, cộng số “7" với “8" cũng là “15”, cho nên Hóa Lộc và Hóa Kị là một nhóm nên phải xem xét cùng lúc, còn Hóa Quyền và Hóa Khoa là một nhóm nên phải xem xét cùng lúc, mới không thiên lệch.

Ý tượng của Hóa Kị là thu vào, đạo nghĩa, ít, không thuận, thu nạp cất chứa, vất vả, dịch mã, biến động, tai ách, phá hao. Đặc tính của nó được xem là nơi “kết khí”, do đó cung có Hóa Kị dễ xảy ra vấn đề.

Hóa Kị trong tam tài của tứ hóa là thuộc “nhân”, cho nên linh động tương quan mật thiết với mệnh của con người. Hóa Kị không thì gia đình nhiều sóng gió, bản thân khá tự tư tự lợi.

(2) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung huynh đệ, là mệnh tạo quan tâm anh em, nhưng anh em không giúp ích gì cho mệnh tạo, tài hoa và năng lực của anh em đều không bằng mệnh tạo, làm cổ đông họp tác với bạn bè hoặc cho vay mượn, sự nghiệp đều mất lợi lộc, không phát triển, dễ gặp kiếp số.

(3) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung phu thê, phần nhiều mối tình đầu không có kết quả, sinh hoạt tình cảm không như ý. Nam mệnh sẽ vì nhân tố tình cảm hay gia đình mà ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp. Nữ mệnh thì dễ xảy ra điều tiếng thị phi, vợ đoạt quyền chồng, nặng về sự nghiệp, dễ vì quá quan tâm chồng mà sinh ra hay lảm nhảm, khiến vợ chồng không hòa hợp.

(4) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung tử nữ, rất yêu thương chiều chuộng con cái, nhưng con cái bướng bỉnh, không chịu nghe lời,hay phản kháng, cho nên cuộc đời là nỗi phiên lo về con cái; mệnh tạo dễ gặp đào hoa thị phi.

(5) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung tài bạch, phần nhiều dễ thiếu nợ, kiếm tiền vất vả, thu nhập không ổn định, nên đi làm hưởng lương để sinh hoạt được ổn định. Có sát tinh đồng độ thì dễ hao tổn tiền bạc, không có phúc hưởng thụ.

(6) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung tật ách, lúc bé cơ thể không được khỏe mạnh, thể chất kém, sức đề kháng yếu, tính bảo thủ, hay lo sợ, tự kỉ, dễ mắc bệnh ngầm, thường gây phiền phức cho cha mẹ, khiến cha mẹ lo lắng.

(7) Ngưòi có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung thiên di là mệnh xuất ngoại, từ nhỏ đã rời xa gia đình, ở bên ngoài ít gặp quý nhân, mà còn dễ phạm tiểu nhân, ở quê hương khó mưu sinh, cho nên cần phải đi xa tìm cơ hội.

(8) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung nô bộc là người nặng tình cảm, xem trọng tình bạn, nhưng giao du bạn bè dễ bị hao tổn, tài năng của bạn bè đều không bằng mệnh tạo; người làm thuê cho mệnh tạo có tính tự tư tự lợi mà còn không trung thực, vì vậy không được hợp tác với người khác.

(9) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung quan lộc nên làm công việc cố định, công việc có tính lao lực hoặc tính xung lực. Công việc thường không ổn định, làm ăn không thuận lợi, nên đi làm hưởng lương, không nên sáng lập cơ nghiệp , sinh hoạt vợ chồng gần nhau ít mà xa nhau nhiều, hoặc người phối ngẫu thường hay oán trách.

(10) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung điền trạch, tính tiết kiệm, mắc nợ gia đình, hao phí nhiều tâm lực cho việc nhà, không có ý thừa kế tổ nghiệp, luôn muốn kiếm tiền để tự tậu sản nghiệp, nhưng mua nhà lần đầu dễ xảy ra chuyện không thuận lợi hoặc thị phi, nơi ở khá hỗn loạn, con cháu ít.

(11) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung phúc đức, chủ quan, đầu óc bế tắc, lối suy nghĩ không thông, tiêu xài tiền loạn xạ, tự tìm phiền não, chấp trước quan niệm của mình, chuộng hư vinh, ham hưởng thụ, không có phúc ấm tổ tiên, dễ bị tình trạng chi nhiều hơn thu, túng dục.

(12) Người có sao Hóa Kị [năm sinh] tọa cung phụ mẫu, hiếu thuận với cha mẹ, rất quan tâm chăm sóc cha mẹ, nhưng không hợp tính với cha mẹ; cha mẹ vất vả nhiều, hưởng thụ ít, làm nhân viên công vụ thăng tiến không dễ mà còn vất vả.

Hóa Kị hậu thiên là can cung phi Hóa Kị nhập vào cung nào đó. Ví dụ như cung mệnh của nguyên cục phi Hóa Kị, vì thuộc hậu thiên, cho nên cung mệnh phi Hóa Kị bất luận nhập cung nào cũng chủ về có hành vi và cách suy nghĩ rất chấp trước. Vì vậy đại sư Phương Ngoại Nhân (người sáng lập Tử Vi Đẩu Sô Hà Lạc phái) gọi cung mệnh phi Hóa Kị là “Si tình Kị".

Vận dụng Hóa Kị trong Khâm Thiên môn, Hóa Kị [năm sinh] là biểu thị “cách cục", cần phải xem nó tọa ở cung “Tứ Sinh”, “Tứ Bại”, hay “Tứ Mộ”, sẽ có ý nghĩa rất khác nhau, hoặc Hóa Kị do sao nào hành hóa, ý tượng của nó cũng sẽ khác nhau.

Liên quan đến "Hóa Kị hậu thiên", lúc đoán mệnh cần phải tham chiếu các cung thể dụng hoán vị; xem trong hành hạn tứ hóa "tam dịch” biến động nhập xuất thế nào, cùng loại hay khác loại, ở “ngã cung” hay ở “tha cung”, gặp tứ hóa [năm sinh] hay gặp tự hóa... trong đoán mệnh đều có cách giải thích khác nhau, vì vậy lúc luận đoán, trước tiên phải xem Hóa Kị hậu thiên ở cung nào? Kế đến, xem tam cát hóa hậu thiên nhập các cung nào? Cho nên một sao Hóa Kị hậu thiên nhưng biển hóa đa đoan, không được xem thường. (Điều cần chú ý là, lúc xem xét Hóa Kị cũng cần phải xem kèm Hóa Lộc, vì Hóa Kị và Hóa Lộc là quả và nhân của nhau.)

Nếu nhân (Lộc) của Kị (quả) vốn chủ về không thuận lợi,thương tổn, trở ngại, biển hóa, vậy truy tìm tông tích theo hướng của sao Hóa Kị có thể biết được sẽ xảy ra sự tình nguy hại gì. Đây cũng là một thủ pháp vận dụng phi tinh tứ hóa để quan sát hành hạn khí vận lưu chuyển, bạn đọc nên tham khảo.

Ví dụ thực tế: Sinh năm Tân Tị (Xem hình 1)

Hình 1

Luận đoán tóm tắt:

- Cung mệnh phi Hóa Kị nhập cung thiên di, biểu thị ra bên ngoài, ra đi.

- Kết quả của câu 1, lấy nguyên tắc cung trùng điệp để xem, lúc hành hạn vào đại vận Đinh Dậu thì: sự nghiệp trong đại vận này sẽ “ra đi”. Nói cách khác, trong đại vận này sự nghiệp sẽ có biến động thay đổi.

- Lưu niên đến cung Sửu sẽ tạo thành phản ứng 1, 2 theo kiểu dây chuyền, mà câu 2 là năm sự tình ứng nghiệm, tức năm Ất Sửu (45 tuổi) sự nghiệp “ra đi”, cũng là nói, năm Ất Sửu (45 tuổi) sự nghiệp hoặc công việc có biến động thay đổi.

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số

Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)


Đã sao chép!!!
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ
Hotline: 083-790-1987
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ Chat FB với chúng tôi
Khóa Học Tử Vi Chân Cơ